Việc tuân thủ các nguyên tắc lập kế hoạch sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc tạo ra chiến lược hiệu quả và có tính logic. Việc lập kế hoạch là một việc quen thuộc đối với mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các nguyên tắc để cho ra đời một bản kế hoạch hiệu quả. Cùng 1C Việt Nam đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về các nguyên tắc này cũng như cách áp dụng vào thực tế.
>>> BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Lỗi thường gặp nhất trong các bản kế hoạch là việc đặt ra mục tiêu quá xa vời, đây cũng chính là nguyên nhân khiến kế hoạch thường thất bại. Các mục tiêu không rõ ràng và “ngoài tầm với” thường khiến nhân viên dễ bị nản lòng hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Để khắc phục vấn đề này, nhà quản trị có thể áp dụng phương pháp 5W2H để xác định các yếu tố cơ bản của kế hoạch một cách rõ ràng, giúp người thực hiện dễ dàng làm theo để đạt được mục tiêu tốt hơn.
Đây là phương pháp đặt các câu hỏi nghiên cứu bắt nguồn từ quy tắc "Wh- questions" trong tiếng anh, cụ thể:
>>>> XEM THÊM:
Một trong những yếu tố cũng rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch là xác định phạm vi công việc. Theo đó, phương pháp 5W1H2C5M được nhiều doanh nghiệp sử dụng và được coi là “xương sống” giúp định hình bản kế hoạch hoàn chỉnh. Cụ thể 5W1H2C5M giúp nhà quản trị lên một kế hoạch chi tiết thông qua việc trả lời các nhóm câu hỏi sau:
>>>> XEM THÊM:
Dù doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào để lập kế hoạch thì cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định để đảm bảo kế hoạch có đủ điều kiện đưa vào thực tế cũng như có thể đạt được hiệu quả. Dưới đây là các nguyên tắc lập kế hoạch chi tiết:
Tập trung vào mục tiêu là nguyên tắc lập kế hoạch cần tuân thủ đầu tiên. Theo nguyên tắc này, mọi bản kế hoạch cần được xây dựng để đóng góp tích cực để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Để xác định mục tiêu chính xác và rõ ràng, nhà quản trị có thể tham khảo phương pháp 5W1H2C5M, 5W2H ở nội dung phía trên hoặc ứng dụng SMART giúp lên mục tiêu hiệu quả:
>>>> TÌM HIỂU NGAY:
Trong các nguyên tắc lập kế hoạch thì ưu tiên công việc là một trong những nguyên tắc khó tuân thủ nhất. Việc này yêu cầu người quản lý cần có sự cập nhật thường xuyên tiến độ kế hoạch thực hiện cũng như phân tích đánh giá mức độ quan trọng từ cao xuống thấp để ưu tiên giải quyết các công việc quan trọng trước. Để làm việc này dễ hơn, nhà quản trị có thể tham khảo ma trận quản lý thời gian Eisenhower để phân loại các nhiệm vụ theo 4 cấp độ. Cụ thể:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Data là gì? Vai trò, ứng dụng của Data trong doanh nghiệp
Trước sự biến động nhanh chóng của thị trường như hiện nay, các bản kế hoạch của doanh nghiệp đều cần có tính linh hoạt, có thể thay đổi phù hợp để thích nghi nhanh chóng. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro cũng như giảm thiểu các tổn thất không đáng có. Ví dụ trong giai đoạn cách ly do dịch bệnh, kế hoạch tiếp cận khách hàng online cần ưu tiên và đẩy mạnh.
Dựa theo nguyên tắc SMART, mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể trong bản kế hoạch ngay từ đầu. Dựa trên mốc thời gian chung, nhà quản trị sẽ tiến hành đặt từng mốc deadline nhỏ cho các nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ kịp thời, tránh tình trạng “cháy” kế hoạch.
Khi lập kế hoạch nhà quản trị cần lưu ý đến những yếu tố về nguồn lực, nội tại cũng như giới hạn khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc xem tổ chức có đủ tài nguyên để đáp ứng các nhiệm vụ đề ra hay không? Nhà quản trị cần dự đoán được những hạn chế gây cản trở, những khó khăn cũng như có phương án thay thế để tránh các rủi ro về thiếu nguồn lực.
Một bản kế hoạch có hoàn hảo tới đâu cũng không thể thành công nếu không có nhân sự chung sức đồng lòng. Vì vậy, trong quá trình triển khai kế hoạch, doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách khuyến khích, động viên, quản lý chặt chẽ sao cho các cá nhân cam kết thực hiện đúng nhiệm vụ và mục tiêu đã nêu ra trong kế hoạch.
Tuân thủ các nguyên tắc lập kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp có một bản kế hoạch hiệu quả hơn, tăng khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Mong rằng các nguyên tắc này sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành công ty. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 4 chức năng quản trị trong doanh nghiệp và vai trò của từng chức năng