Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình lập kế hoạch chuyên nghiệp
1C Việt Nam
(02.07.2024)

Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình lập kế hoạch chuyên nghiệp

Hoạch định chiến lược là bước quan trọng, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một bản hoạch định chiến lược chi tiết và hiệu quả giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng đắn, nắm bắt cơ hội trong kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giúp nhà quản trị tìm hiểu về khái niệm, vai trò cũng như các bước hoạch định chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp nhé!   

1. Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Khái niệm này được sử dụng một cách phổ biến vào những năm 1990 và duy trì cho đến hiện nay. 

Hoạch định chiến lược yêu cầu một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu,...từ đó vạch ra các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược đảm bảo đội ngũ nhân viên cùng đạt sự thống nhất về mục tiêu chung, giúp nhà quản trị đánh giá và đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp, kịp thời. 

Một bản hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm: Quyết định về sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối, phân khúc khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược cạnh tranh,...

Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp hoàn thành phương án đề ra một cách tốt nhất  

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 6 phương pháp và nguyên tắc lập kế hoạch hiệu quả

2. Vai trò lập kế hoạch chiến lược đối với tổ chức doanh nghiệp

2.1 Xác định mục tiêu rõ ràng

Hoạch định chiến lược giúp tái hiện toàn cảnh quy trình hoạt động của doanh nghiệp và những ý tưởng một cách trực quan, rõ ràng. Bản chiến lược thể hiện định hướng phát triển cụ thể giúp doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện những mục tiêu đề ra, khai thác và kiểm soát chặt chẽ nguồn nhân lực. Ngoài ra, việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp quản lý rủi ro, khó khăn trong tương lai và đề ra các kế hoạch dự phòng phù hợp.

Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và quản lý các rủi ro 

2.2 Xác định cơ hội thách thức

Hoạch định chiến lược giúp đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó xác định được cơ hội hoặc thách thức, giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và đạt được kết quả mong muốn một cách nhanh chóng.

Hoạch định chiến lược
Doanh nghiệp dễ dàng đánh giá tình hình kinh doanh từ việc lập kế hoạch chiến lược 

2.3 Xây dựng tầm nhìn dài hạn

Dưới sự biến động không ngừng của thị trường kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều thay đổi liên quan đến chính sách, quy định pháp luật, kỳ vọng của khách hàng, đội ngũ nhân sự, công nghệ đổi mới, tình trạng lạm phát… 

Nhờ có hoạch định chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được những thông tin vĩ mô này một cách thực tế, rõ ràng. Từ đó, thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn dài hạn thay vì tập trung vào mục tiêu ngắn hạn như trước đây.

Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn dài hạn 

2.4 Nâng cao tinh thần đội ngũ

Quá trình hoạch định chiến lược giúp truyền đạt những tuyên ngôn, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi đến với nhân sự, đối tác, khách hàng, nhà đầu tư… Từ đó đảm bảo mọi người nắm được toàn bộ thông tin, xây dựng mối quan hệ gắn kết, đồng lòng hướng về mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược giúp nâng cao tinh thần đội nhóm

 3. Quy trình hoạch định chiến lược doanh nghiệp 

Bước 1. Phân tích SWOT doanh nghiệp 

SWOT là mô hình được sử dụng phổ biến trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Mô hình này gồm 4 thành phần: S - Strengths (Điểm mạnh); W - Weaknesses (Điểm yếu); O - Opportunities (Cơ hội); T - Threats (Thách thức). 

Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá tiềm năng ở hiện tại và tương lai. Để thực hiện điều đó, các nhà quản trị cần trả lời một số câu hỏi sau:

Điểm mạnh của doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp hiện đang làm tốt điều gì?
  • Điều gì giúp cho doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
  • Nguồn lực nội bộ có giá trị nhất của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp có những tài sản hữu hình nào?
  • Doanh nghiệp sở hữu những điểm mạnh gì?

Điểm yếu:

  • Doanh nghiệp vẫn còn tồn đọng những vấn đề gì?
  • Hiện tại doanh nghiệp đang thiếu gì? (Sản phẩm/dịch vụ, nguồn lực hay quy trình)
  • Đối thủ cạnh tranh đang có những hoạt động gì nổi trội hơn?
  • Dự đoán những rủi ro đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp
  • Cần cải tiến quy trình hoặc sản phẩm/dịch vụ nào?

Cơ hội:

  • Cơ hội của doanh nghiệp là gì?
  • Làm thế nào để tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp trong kinh doanh?
  • Tận dụng các xu hướng kinh doanh trong khả năng của doanh nghiệp
  • Tận dụng các cơ hội quảng bá hoặc báo chí
  • Có nhu cầu đổi mới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không?

Thách thức:

  • Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh mới nổi?
  • Xác định điểm yếu khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro
  • Doanh nghiệp có thể gặp các thông tin tiêu cực khiến thị phần giảm sút không?
  • Có cơ hội thay đổi thái độ của khách hàng đối với doanh nghiệp không?
Hoạch định chiến lược
Phân tích SWOT là bước đầu để xác định cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt

Bước 2. Phân tích môi trường và đối thủ cạnh tranh 

Việc xác định môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi biết được điểm mạnh yếu của đối thủ, doanh nghiệp mới có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt nhất. Mọi hoạt động từ kế hoạch quảng bá, chiến lược marketing hay nhân sự công ty đều cần được xem xét dựa trên tầm nhìn xa trông rộng và được xét duyệt với một góc độ khách quan nhất.

Hoạch định chiến lược
Tìm hiểu đối thủ kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách quảng bá phù hợp

Bước 3. Hoạch định chiến lược kinh doanh

Khi hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị cần xác định các yếu tố sau:  

  • Các mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong 3-5 năm tới dựa trên chiến lược phân tích SWOT.
  • Xác định mục tiêu trong năm đầu tiên.
  • Các kết quả chính và KPI liên quan có thể đo lường và thực hiện được. KPI sẽ giúp theo dõi tiến độ và đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng. 
  • Ngân sách cho một hoặc nhiều năm tới, điều này dựa vào báo cáo tài chính hoặc định hướng của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy làm rõ những ý tưởng quan trọng và cách thức dự trù chi phí cho những ý tưởng đó. 
  • Lộ trình dự án cấp cao. Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp hình dung về thời gian hoàn thành của một dự án, phác thảo một cách dễ hiểu những kế hoạch trong những quý hoặc năm tiếp theo.
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược kinh doanh cần dựa trên nhiều yếu tố quan trọng

Bước 4. Giám sát, đo lường hiệu suất

Đây là bước giúp doanh nghiệp biết được vì sao chiến lược kinh doanh thành công hay bị thất bại và rút ra bài học cho những dự án tiếp theo. Vì vậy, các nhà quản trị cần liên tục theo dõi và đánh giá môi trường bên trong lẫn bên ngoài để xác định kịp thời các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. 

Khi có vấn đề phát sinh, nhà quản trị cần kịp thời triển khai các hành động khắc phục, đo lường hiệu quả chiến lược nhằm so sánh kết quả thực tế so với ước tính có sự chênh lệch là bao nhiêu, từ đó nhà quản trị sẽ đưa ra những đánh giá về chiến lược một cách chính xác.

Hoạch định chiến lược
Doanh nghiệp rút ra được nhiều kinh nghiệm từ việc hoạch định chiến lược

>>>> XEM THÊM: OKR là gì? Tổng hợp mọi thông tin về mô hình OKR

4. Ví dụ về hoạch định chiến lược doanh nghiệp 

4.1 Hoạch định chiến lược Marketing

Đây là quá trình xác định và đề ra các kế hoạch chiến lược nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh dựa trên việc tiếp cận và trao đổi với khách hàng. Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng cụ thể, giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ, chọn lựa phương tiện truyền thông và thực hiện chiến lược Marketing phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Phân tích thị trường: Nghiên cứu về khách hàng (nhu cầu và mong muốn), sự cạnh tranh, xu hướng và các yếu tố kinh doanh khác. 
  • Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được sau khi phân tích thị trường. Mục tiêu ở đây có thể liên quan đến tăng trưởng doanh số, tạo dựng thương hiệu, mối quan hệ khách hàng hoặc tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. 
  • Xác định điểm mạnh và giá trị cốt lõi: Xác định rõ những lợi ích và giá trị đặc biệt mà sản phẩm/dịch vụ đem đến cho khách hàng, giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. 
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông: Lựa chọn và sử dụng các kênh truyền thông như quảng cáo, truyền thông xã hội, PR, Email Marketing…, giúp tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu hiệu quả. 
  • Thực hiện và đánh giá: Bao gồm triển khai các kế hoạch giám sát và đo lường kết quả của hoạt động tiếp thị. Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả chiến lược và có thể điều chỉnh khi cần thiết.
Hoạch định chiến lược
Xác định được mục tiêu dài hạn cụ thể có lợi trong việc cạnh tranh

4.2 Hoạch định chiến lược PR

Hoạch định chiến lược quan hệ công chúng, tên viết tắt là hoạch định chiến lược PR, là kế hoạch tổ chức và quản lý thông tin để xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp và công chúng. Mục tiêu chính là xây dựng và bảo vệ sự tín nhiệm của doanh nghiệp trong mắt công chúng cũng như với các bên liên quan như khách hàng, đối tác và các nhóm lợi ích khác. 

Các hoạch định chiến lược PR có thể bao gồm:

  • Xây dựng và bảo vệ hình ảnh: Phân tích và hiểu đúng mục tiêu công chúng, hiểu rõ thông điệp và xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp để tạo sự tin cậy với khách hàng. 
  • Quản lý thông tin và giải quyết khủng bố truyền thông: Xác định những thông điệp phù hợp để truyền tải đến công chúng. Đồng thời xử lý các tình huống xấu như khủng bố truyền thông, sự cố khẩn cấp…
  • Tạo dựng mối quan hệ: Tương tác và xây dựng mối quan hệ tốt với công chúng và các bên liên quan như lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, tạo môi trường giao tiếp mở,…
  • Quảng bá và tiếp thị: Sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, tăng độ nhận diện và củng cố lòng tin từ công chúng. 
  • Đối tác với truyền thông: Cởi mở và duy trì mối quan hệ với nhà báo, trao đổi phát hành thông cáo báo chí và cung cấp một số thông tin hữu ích để đưa tin tích cực về doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược PR giúp doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng

>>>> THAM KHẢO THÊM: 5 mô hình ra quyết định hỗ trợ doanh nghiệp hiểu quả nhất

5. Kinh nghiệm hoạch định chiến lược chuyên nghiệp

5.1 Sử dụng các phần mềm quản lý công việc

Việc sử dụng các phần mềm quản lý công việc và công cụ hỗ trợ giúp phân tích và sắp xếp công việc một cách bài bản. Khi có các hoạt động phù hợp với nhiều nguồn tư vấn, việc tham chiếu sẽ trở nên tốt hơn. 

Một gợi ý tuyệt vời dành cho doanh nghiệp là phần mềm 1C:Company Management - giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện và thông minh. Phần mềm kết nối mọi phòng ban trong doanh nghiệp lại với nhau, quản lý Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM. Phần mềm lưu trữ thông tin tập trung, hỗ trợ phân tích và xuất báo cáo nhanh chóng, từ đó giúp tối ưu quy trình hoạch định chiến lược cho các nhà quản trị.

Hoạch định chiến lược
1C:Company Management là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định chiến lược hiệu quả 

5.2 Có phương án dự phòng

Thiết lập phương án và nguồn vốn dự phòng cho bản hoạch định chiến lược kinh doanh giúp kế hoạch được điều chỉnh và thay đổi kịp thời khi xảy ra sự cố bất ngờ.

Hoạch định chiến lược
Thiết lập phương án dự phòng cho những rủi ro trong tương lai

5.3 Hoạch định chiến lược phù hợp thị trường

Doanh nghiệp phải luôn quan sát, tìm hiểu về thực trạng và xu hướng của thị trường, đảm bảo bản hoạch định chiến lược có thể thay đổi linh hoạt để thích nghi.

Hoạch định chiến lược
Nhà quản trị cần nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường

6. Phân biệt hoạch định chiến lược và khái niệm kinh doanh

6.1 Hoạch định chiến lược và sứ mệnh, tầm nhìn 

Hoạch định chiến lược, sứ mệnh và tầm nhìn đều có mối tương quan đặc biệt với nhau. Trong quá trình hoạch định chiến lược, nhà quản trị sẽ lấy cảm hứng từ sứ mệnh và tầm nhìn để tạo nên kế hoạch chiến lược cho riêng mình. 

Nhà quản trị chỉ cần: 

  • Tuyên bố sứ mệnh, tóm tắt mục đích của doanh nghiệp.
  • Tuyên bố về tầm nhìn và giải thích bao quát cách đạt được mục tiêu đề ra. 
  • Lấy cảm hứng từ sứ mệnh và tầm nhìn để tạo nên một kế hoạch chiến lược hoàn hảo, đồng thời vạch ra những hành động cần thực hiện để đi đúng hướng. 

Ví dụ: Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất thiết bị an toàn cho thú cưng, nhà quản trị có thể thực hiện theo những cách sau để xác định sứ mệnh, tầm nhìn và hoạch định chiến lược: 

  • Sứ mệnh: “Cam kết đảm bảo an toàn cho động vật nuôi trên thế giới”.
  • Tầm nhìn: “Nhằm tạo ra các sản phẩm theo dõi, an toàn cho thú cưng". 
  • Kế hoạch chiến lược sẽ phát thảo các bước cần thực hiện trong những năm tiếp theo để giúp doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh và tầm nhìn đã đặt ra (Ví dụ: Phát triển vòng cổ thông minh để theo dõi thú cưng).
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược sẽ làm rõ nên tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

6.2 Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh 

Kế hoạch kinh doanh giúp nhà quản trị ghi lại và chia sẻ các chiến lược của mình với những nhà đầu tư hoặc các bên liên quan. Việc lập kế hoạch kinh doanh cần được thực hiện khi doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh và tái cơ cấu doanh nghiệp. 

Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong một thời gian dài, nhà quản trị nên lập hoạch định chiến lược thay vì kế hoạch kinh doanh. Trong quá trình hoạch định, nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.

Hoạch định chiến lược
Kế hoạch kinh doanh chỉ tương đối phù hợp với những tổ chức mới bắt đầu kinh doanh 

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu với các nhà quản trị một cách chi tiết về khái niệm, vai trò cũng như quy trình hoạch định chiến lược chính xác. Đây được xem là một trong những bước quan trọng, giúp hoàn thành thực hiện mục tiêu chung, xác định được cơ hội và thách thức, nâng cao mục tiêu dài hạn và thúc đẩy tinh thần đội ngũ trong tổ chức. Nếu muốn sở hữu những bản hoạch định chiến lược hiệu quả, đừng quên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phần mềm 1C:Company Management. Liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết.

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay