Kiến thức quản trị
Home Products news Ma trận BCG là gì? Quy trình phân tích và cách ứng dụng hiệu quả
1C Việt Nam
(13.04.2024)

Ma trận BCG là gì? Quy trình phân tích và cách ứng dụng hiệu quả

Ma trận BCG được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong việc đánh giá tiềm năng phát triển và tính cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết về ma trận BCG, tầm quan trọng và quy trình phân tích trong bài viết dưới đây nhé.

1. Ma trận BCG là gì?

Ma trận BCG là mô hình kinh doanh được phát triển vào năm 1970 bởi Bruce Henderson (doanh nhân và chuyên gia quản lý người Mỹ). 

Ma trận BCG còn được gọi là ma trận danh mục sản phẩm để phân tích, đánh giá mô hình kinh doanh, vị thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của danh mục sản phẩm trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đề ra các chiến lược đầu tư hay rút lui khỏi thị trường phù hợp.

Mô hình này được xây dựng dựa trên hai yếu tố là: Thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng. Dựa vào cơ sở đó, ma trận BCG phân chia danh mục sản phẩm của doanh nghiệp thành 4 nhóm nhỏ bao gồm: Con chó, con bò, ngôi sao, dấu hỏi chấm. 

Ngoài ra, ma trận này còn bao gồm 2 trục chính: Trục X đại diện cho thị phần, trục Y đại diện cho tốc độ tăng trưởng của thị phần. Ma trận sẽ hoạt động theo nguyên lý: Nếu thị phần một sản phẩm càng lớn hoặc tăng trưởng sản phẩm càng nhanh thì doanh nghiệp càng phát triển theo hướng có lợi và ngược lại. 

 

ma trận BCG
Ma trận BCG là mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định chiến lược tăng trưởng thị phần  

2. Thành phần chính trong ma trận BCG

2.1 SBU con chó (Dog)

Sản phẩm hoặc dịch vụ ở phần Dog chiếm thị phần nhỏ và hoạt động trên thị trường với tốc độ tăng trưởng thấp, bất lợi về giá thành. Tuy doanh nghiệp có rót vốn vào đầu tư nhưng chất lượng không tốt, hoạt động marketing không hiệu quả, thị trường cạnh tranh khốc liệt. 

Do đó, thành phần này không được nhiều doanh nghiệp đầu tư vì không tạo ra doanh thu hoặc thậm chí còn khiến doanh nghiệp bù lỗ. Khi sản phẩm, dịch vụ xếp vào nhóm con chó thì lời khuyên hữu ích nhất là doanh nghiệp nên chấm dứt đầu tư, tập chung vào sản phẩm có lợi nhuận cao. 

Chiến lược: Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm để giảm thiểu rủi ro.  

ma trận BCG
Ma trận “Con chó” không được đánh giá cao vì tốc độ tăng trưởng không đáng kể

2.2 SBU con bò (Cash Cow)

Các sản phẩm/dịch vụ thuộc ma trận “Con bò” có mức tăng trưởng thấp nhưng lại có thị phần tương đối cao, do đó được đánh giá là thị trường tăng trưởng ổn định mang lại lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp và không cần đầu tư nhiều. 

Trên thực tế, những sản phẩm thuộc nhóm con bò trong ma trận BCG sẽ đóng vai trò chủ đạo, là lĩnh vực kinh doanh chính giúp cung cấp nguồn tài chính ổn định. Từ đó, doanh nghiệp có thể rót khoản đầu tư vào nhóm “Ngôi sao” và “Dấu hỏi” giúp mang lại sự cân bằng, ổn định các danh mục đầu tư. Do đó, doanh nghiệp cần duy trì và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ thị phần này để thu lại lợi nhuận tối đa.

Chiến lược: Tìm hiểu thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và thoái vốn. 

ma trận BCG
Các sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm ma trận này đều có thị phần cao

2.3 SBU ngôi sao (Star)

Ở ma trận BCG, thành phần “Ngôi sao” đại diện cho nhóm có thị phần lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Đây là mô hình kinh doanh đầu tư vào những sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng phát triển trên thị trường và tính cạnh tranh cao hơn so với đối thủ, vì vậy mà “Ngôi sao” luôn mang lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Mặc dù được đánh giá cao về khả năng sinh lời nhưng doanh nghiệp vẫn phải đầu tư với nguồn vốn khá lớn để duy trì vị trí độc quyền. Khi thị trường bão hòa và “Ngôi sao” được phát triển thành công, danh mục này sẽ trở thành “Bò sữa”. Lúc này, “Ngôi sao” sẽ được tận dụng làm nguồn tài trợ để tạo ra nhiều sản phẩm nhằm phát triển thành “Ngôi sao mới” cho doanh nghiệp.  

Chiến lược: Nên tích hợp chiều dọc và chiều ngang của ma trận BCG, thâm nhập thị trường, đồng thời phát triển thị trường và chất lượng sản phẩm. 

ma trận BCG
Thành phần “Ngôi sao” đại diện cho nhóm có thị phần lớn và tốc độ tăng trưởng cao

2.4 SBU dấu hỏi chấm (Question Marks)

Danh mục này là những sản phẩm/dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhưng thị phần thấp. Đồng nghĩa với việc những sản phẩm có tiềm năng về tăng trưởng lớn sẽ cần nhiều đầu tư để có thể cạnh tranh hiệu quả và trở thành những “Con chó”, “Con bò”, “Ngôi sao”. 

Doanh nghiệp cần đánh giá và đầu tư kỹ lưỡng cho danh mục này vì nếu không, “Dấu hỏi chấm” sẽ trở thành “Con chó” ngay khi mức tăng trưởng giảm xuống. Vì vậy, các sản phẩm/dịch vụ nằm trong danh mục “Dấu hỏi chấm” vẫn chưa được xác định sẽ tiếp tục phát triển hay loại bỏ cho đến khi có dấu hiệu về kết quả cụ thể. 

Chiến lược: Thoái vốn và thanh lý.

 

ma trận BCG
Ma trận “Dấu hỏi chấm” đòi hỏi doanh nghiệp tập trung đầu tư để tăng yếu tố cạnh tranh 

3. Tầm quan trọng ma trận BCG để lên chiến lược kinh doanh

3.1 Phân bổ nguồn lực hiệu quả

Ma trận BCG có thể giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm/dịch vụ hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư, duy trì hoặc loại bỏ các sản phẩm hoặc dịch vụ không phù hợp. 

 

ma trận BCG
Khả năng phân bổ hiệu quả nguồn lực của ma trận BCG giúp tập trung phát triển các sản phẩm/dịch vụ tiềm năng 

3.2 Xác định chiến lược phát triển phù hợp

Ma trận BCG được xem là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh như: Phân tích, đánh giá yếu tố cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ và đưa ra các chiến lược phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. 

ma trận BCG
Doanh nghiệp sẽ đề ra các chiến lược rút lui hay đầu tư nhờ ma trận BCG

3.3 Theo dõi đánh giá hiệu quả chiến lược

Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận BCG để theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh đã được triển khai. Cụ thể:

  • Nếu sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm “Ngôi sao” và “Dấu hỏi chấm” thì tăng trưởng thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng đang ở mức tốt, chứng tỏ chiến lược kinh doanh hiệu quả. 
  • Nếu sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm “Bò sữa” thì lợi nhuận đang đạt ngưỡng ổn định, cho thấy chiến lược kinh doanh đang phù hợp. 
  • Nếu sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm “Con chó” thì thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của thị trường đang bị giảm sút, đây là lúc doanh nghiệp cần điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình. 
ma trận BCG
Với ma trận BCG, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh 

4. Quy trình phân tích Ma trận BCG đúng chuẩn

4.1 Bước 1: Chọn đối tượng cần phân tích

Lựa chọn đối tượng kinh doanh là bước đầu quan trọng trong quy trình phân tích ma trận BCG. Đối tượng cần phân tích có thể là một đơn vị kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ hoặc một thương hiệu nào đó. 

ma trận BCG
Xác định đối tượng cần phân tích là điều quan trọng đầu tiên khi phân tích ma trận BCG

 

4.2 Bước 2: Xác định và phân tích nhu cầu thị trường

Phân tích nhu cầu thị trường là việc doanh nghiệp cần làm để xác định sản phẩm đang kinh doanh thuộc phân khúc thị trường nào. Ví dụ, mặt hàng Iphone khi xét trong thị trường điện thoại cao cấp thì sẽ được xếp vào nhóm “Bò sữa”. Nếu đặt trong thị trường điện thoại phổ biến thì sẽ nằm trong nhóm “Con chó”.

ma trận BCG
Nhu cầu thị trường là đại diện cho lượng sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng có thể mua  

4.3 Bước 3: Xác định thị phần tương đối của đối tượng

Thị phần tương đối là phần trăm thị trường tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp có được. Ma trận BCG sử dụng thị phần tương đối để so sánh và đối chiếu doanh số của doanh nghiệp với đối thủ đầu ngành khi tiêu thụ cùng một sản phẩm/dịch vụ. 

 Để xác định thị phần tương đối, doanh nghiệp thực hiện theo công thức sau: 

Thị phần tương đối = Doanh số sản phẩm/dịch vụ trong năm/ Doanh số sản phẩm/dịch vụ của đối thủ đầu ngành trong cùng năm

 

ma trận BCG
Thị phần là chỉ số quan trọng để doanh nghiệp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ

4.4 Bước 4: Xác định tốc độ tăng trưởng của thị trường

Tốc độ tăng trưởng của thị trường chính là tốc độ thay đổi quy mô thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, doanh nghiệp cần thu thập những thông tin về tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng, lượng sản phẩm mới phải tiêu thụ,… để tính toán tốc độ tăng trưởng của thị trường. 

Công thức tính tốc độ tăng trưởng của thị trường được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng thị trường = (Doanh thu sản phẩm/dịch vụ trong năm nay – Doanh số sản phẩm/dịch vụ trong năm trước)/Doanh số sản phẩm/dịch vụ trong năm trước

 

ma trận BCG
Tốc độ tăng trưởng của thị trường quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 

4.5 Bước 5: Vẽ các vòng tròn trên ma trận

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp cần tiến hành vẽ các thương hiệu có mặt trong thị trường vào ma trận BCG theo quy tắc sau: 

  • Trục X biểu diễn thị phần tương đối.
  • Trục Y biểu diễn tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh. 
  • Hình tròn đại diện cho mỗi đơn vị/thương hiệu/sản phẩm (Kích thước của hình tròn tương ứng với tỷ lệ doanh thu). 
ma trận BCG
Kích thước của vòng tròn ma trận phải tương thích với tỷ lệ doanh thu   

5. Ứng dụng ma trận BCG vào doanh nghiệp hiệu quả

Ma trận BCG được sử dụng trong việc đánh giá hiệu suất và tiềm năng phát triển của sản phẩm/dịch vụ trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả chiến lược, phân bổ nguồn lực và đưa ra các chiến lược tương lai. 

ma trận BCG
Ma trận BCG giúp doanh nghiệp nhận ra các cơ hội tăng trưởng và vị thế cạnh tranh của mình 

6. Hạn chế của ma trận BCG trong quản lý chiến lược

6.1 Không phản ánh chính xác tiềm năng phát triển

Ma trận BCG chỉ xác định sản phẩm/dịch vụ dựa trên thị phần và tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, ma trận BCG sẽ không xem xét các yếu tố bên ngoài như biến động thị trường, phát triển công nghệ mới, thay đổi hành vi người tiêu dùng,… Do đó, ma trận BCG sẽ không thể phản ánh chính xác tiềm năng phát triển trong tương lai của một sản phẩm/dịch vụ. 

ma trận BCG
Mọi nhận định của ma trận BCG đều mang tính tương đối 

6.2 Kinh doanh sản phẩm thị phần thấp

Ma trận BCG có tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng lại không cung cấp chi tiết về các sản phẩm có thị phần thấp. Những sản phẩm này có thể đang trong giai đoạn khởi đầu và có khả năng phát triển, tuy nhiên sẽ không xuất hiện một cách đầy đủ trong ma trận BCG. 

ma trận BCG
Ma trận BCG không phản ánh đầy đủ các sản phẩm/dịch vụ có thị phần thấp 

6.3 Sản phẩm thị phần cao chưa chắc đem lại lợi nhuận cao

Tuy được xem là “Bò sữa” trong ma trận BCG nhưng các sản phẩm có thị phần cao sẽ không hoàn toàn đảm bảo sẽ đem lại lợi nhuận cao. Điều này có nghĩa rằng, những sản phẩm đó có thể gặp phải áp lực cạnh tranh hoặc chi phí quảng cáo lớn, lợi nhuận giảm sút. 

ma trận BCG
Trong ma trận BCG, không phải sản phẩm nào có thị phần cao cũng đem lại lợi nhuận cao

 6.4 Không có giá trị dự báo tương lai

Thực tế, ma trận BCG chỉ chú trọng vào hiện tại và dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp mà không phản ánh được xu hướng hoặc biến động của thị trường ở tương lai. Chính vì vậy mà ma trận BCG sẽ gần như không cung cấp các dự báo hay rủi ro trong quản lý chiến lược. 

 

ma trận BCG
Mọi dự báo về tương lai đều không nằm trong ma trận BCG 

6.5 Ma trận BCG tiềm ẩn những sai sót

Vì ma trận BCG đơn giản và dễ thực hiện nên nhiều doanh nghiệp có thể sẽ bỏ qua các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh như: Môi trường kinh doanh bên ngoài, xu hướng ngành công nghiệp và yếu tố cạnh tranh. 

Đồng thời, ma trận BCG không tính đến các yếu tố khác như chi phí, lợi nhuận, tính cạnh tranh,…Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố này để đưa ra các chiến lược đúng đắn. 

ma trận BCG
Đôi lúc ma trận BCG vẫn tồn đọng nhiều sai sót 

Trong nội dung bài viết trên đây, 1C Việt Nam đã giới thiệu đến đọc giả khái niệm về ma trận BCG và một số thông tin liên quan. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích, giúp nhà quản trị có thể ứng dụng ma trận BCG vào doanh nghiệp hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết. 
 

Deploy a digital transformation solution for your business today