Với những startup đang có mong muốn khởi nghiệp hoặc những nhà quản trị đang trong giai đoạn đầu của quá trình vận hành doanh nghiệp thì kiến thức về cách tính vốn điều lệ rất quan trọng. Đây là một khái niệm không thể thiếu trong quá trình quản lý các hoạt động kế toán tài chính cũng như đánh giá quy mô kinh doanh của công ty. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Vốn điều lệ là nguồn vốn mà các thành viên hoặc cổ đông đóng góp và cam kết đóng góp khi thành lập công ty. Vốn điều lệ có thể là giấy tờ có giá trị và quyền sở hữu tài sản hoặc tiền mặt được kê khai chi tiết trong biên bản tỷ lệ góp vốn, có thời điểm và nghĩa vụ đóng góp. Nguồn vốn này giữ vai trò trong việc duy trì các hoạt động kinh doanh của công ty.
Căn cứ Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị cổ phần các loại đã bán, được hiểu là tổng giá trị vốn mà các cổ đông đã đóng góp vào doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời, vốn điều lệ cũng chính là số cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, là tổng mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua và ghi trong Điều lệ công ty. Trong trường hợp không đáp ứng đủ số vốn đã cam kết đóng góp, doanh nghiệp phải điều chỉnh vốn điều lệ theo giá trị thực tế.
Vậy vì sao doanh nghiệp phải nắm được cách tính vốn điều lệ? Đây là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động xác định tỷ lệ góp vốn của các chủ sở hữu cũng như các thành viên công ty. Vốn điều lệ cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện quy trình phân chia lợi nhuận và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ số quan trọng phản ánh quy mô, vị trí và năng lực của công ty so với các đối thủ trong ngành. Dựa vào số vốn điều lệ, khách hàng và đối tác có thể tin tưởng hơn trong quá trình giao dịch với doanh nghiệp. Vốn điều lệ càng lớn thì vị thế của công ty càng cao và thu hút nhiều hợp đồng chất lượng.
>>> ĐỌC THÊM: Vốn lưu động là gì? Cách tính và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của các công ty mà cách tính vốn điều lệ cũng có sự khác biệt. Dưới đây là gợi ý chi tiết.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được thể hiện dưới dạng cổ phần mà công ty có quyền phát hành bán cho các nhà đầu tư. Mỗi cổ phần đều có mệnh giá riêng, là giá trị tối thiểu mà cổ đông phải trả để được sở hữu một cổ phần trong doanh nghiệp.
Vốn điều lệ trong công ty cổ phần là tổng giá trị của tất cả các cổ phần đã được bán ra cho nhà đầu tư. Tổng giá trị này sẽ được ghi rõ trong giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như Báo cáo vốn điều lệ hoặc Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, cách tính vốn điều lệ được xác định như sau:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị cổ phần các loại đã được bán |
Ví dụ công ty X bán ra thị trường 1.000 cổ phần với giá trị của mỗi cổ phần là 20.000 đồng thì vốn điều lệ của công ty X là: 1.000 (cổ phần) x 20.000 đồng = 20.000.000 đồng.
>>>> XEM THÊM: TOP 10 cách kêu gọi vốn đầu tư dành cho người khởi nghiệp
Theo điều 74 của Luật Doanh nghiệp (năm 2014), vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên được xác định là tổng giá trị tài sản chủ sở hữu cam kết đóng góp và ghi trong Điều lệ công ty tại thời điểm đăng ký. Đây là số tiền sẽ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Chủ sở hữu phải góp đúng và đủ các loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, vốn điều lệ được tính như sau:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị tài sản chủ sở hữu cam kết đóng góp |
Ví dụ: Anh A cam kết góp 3 tỷ tiền mặt và 2 tỷ là giá trị căn hộ do anh A đứng tên sở hữu để thành lập công ty X. Lúc này tổng vốn điều lệ của công ty X là 5 tỷ đồng.
>>>> XEM NGAY:
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được đầu tư bởi hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân cùng cam kết góp vốn để tham gia hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các thành viên cam kết đóng góp, được ghi cụ thể trong hợp đồng hợp danh.
Đối với công ty hợp danh, vốn điều lệ được tính bằng:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị tài sản do các hợp danh viên cam kết đóng góp |
Ví dụ: Anh A hợp tác với chị B để thành lập công ty X. Trong đó, anh A cam kết đóng góp 5 tỷ đồng tiền mặt, chị B cam kết góp 3 tỷ đồng tiền mặt. Khi đó công ty hợp danh X sẽ có vốn điều lệ là 8 tỷ đồng.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Tài sản lưu động là gì? Tất tần tật thông tin về tài sản lưu động
Điều 48 của Luật Doanh nghiệp (năm 2014) quy định vốn điều lệ của các công ty TNHH từ hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết đóng góp tại thời điểm đăng ký. Các thành viên phải góp đúng và đủ các loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi thành viên sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn.
Cách tính vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên như sau:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị phần vốn đóng góp của các thành viên |
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn X được thành lập bởi 3 thành viên là anh A, chị B và Anh C. Mỗi người cam kết đóng góp 3 tỷ đồng vào thời điểm đăng ký và đã nộp đủ số tiền theo đúng thời hạn. Khi đó tổng vốn điều lệ của công ty X là 9 tỷ đồng.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Nguồn vốn là gì? Tổng hợp kiến thức về nguồn vốn cần biết
Vốn điều lệ là một chỉ số quan trọng trong hoạt động tài chính kế toán, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Dưới đây là vai trò nổi bật của chỉ số vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là số tiền mà các cổ đông cam kết đóng góp để thể hiện trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc này giúp doanh nghiệp tính toán để đảm bảo các cổ đông sẽ chịu một phần trách nhiệm trong việc duy trì các chi phí vận hành cũng như thanh toán các khoản nợ của tổ chức.
Vốn điều lệ là số tiền tối thiểu cần có để công ty được thành lập và bước vào quá trình hoạt động chính thức. Số tiền này sẽ đảm bảo tính trung thực và minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, từ việc thành lập đến các giao dịch hàng ngày. Vốn điều lệ thể hiện rằng công ty có nền tảng tài chính vững chắc và không hoạt động dưới hình thức nợ nần, lừa đảo.
Vốn điều lệ phản ánh khả năng tài chính của công ty. Nếu vốn điều lệ mạnh, công ty có thể thực hiện các dự án lớn, mở rộng quy mô nhanh chóng và đáp ứng những nghĩa vụ tài chính. Ngược lại, nếu số vốn thấp, công ty có thể gặp khó khăn trong việc triển khai các chiến dịch lớn để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Trong bài viết trên, 1C Việt Nam đã tổng hợp các cách tính vốn điều lệ theo từng mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính kế toán của công ty cũng như thế hiện tính cam kết và trách nhiệm của các thành viên đối với hoạt động chung của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp đã có thêm được kiến thức bổ ích. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: