WACC là gì? Hiện nay, WACC được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rãi như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Với nội dung bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về WACC, cách tính và ý nghĩa của WACC đối với doanh nghiệp từ đó xác định được các dự án đầu tư tiềm năng.
WACC (Weighted Average Cost of Capital) nghĩa là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền. Đây là chi phí sử dụng vốn trung bình sau thuế của một doanh nghiệp, được tính trên tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và các hình thức vay nợ khác.
WACC có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định vay vốn và lựa chọn các nguồn tài chính hiệu quả nhất, đồng thời là thước đo hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp vượt qua WACC, điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư.
Chỉ số WACC cũng được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá giá trị của các khoản đầu tư và trong phân tích dòng tiền chiết khấu. Qua đó giúp doanh nghiệp xác định giá trị hiện tại ròng của công ty, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa cấu trúc vốn và đưa ra quyết định tài chính phù hợp.
Ví dụ, giả sử một doanh nghiệp có tỷ lệ vốn tự có là 60%, chi phí vốn tự có là 12%, tỷ lệ nợ là 40%, chi phí vốn vay là 6%, và thuế suất là 20%. Dựa vào công thức WACC, ta có thể tính được tỷ lệ WACC là 9.6%, giúp doanh nghiệp đánh giá được liệu dự án đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn chi phí sử dụng vốn hay không.
Tuy nhiên, WACC không phải là một chỉ số hoàn hảo và có những hạn chế nhất định. Việc tính toán WACC đòi hỏi thông tin chính xác và đầy đủ, và không phải lúc nào cũng dễ dàng thu thập đủ thông tin cần thiết để thực hiện tính toán một cách chính xác. Bên cạnh đó, WACC cũng có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào điều kiện thị trường.
>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất
Sau khi tìm hiểu WACC là gì, doanh nghiệp cần tính toán, theo dõi WACC thường xuyên để đảm bảo đang sử dụng vốn một cách hiệu quả và có thể đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là một số ý nghĩa của WACC đối với doanh nghiệp:
WACC là chỉ số đo lường chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp, được tính dựa trên tỷ trọng vốn chủ sở hữu và vốn vay. Ban lãnh đạo có thể sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân WACC để:
Ví dụ, một doanh nghiệp muốn giảm WACC có thể phát hành nhiều trái phiếu hơn là cổ phiếu. Điều này làm tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nhưng chi phí vốn vay thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu, dẫn đến WACC giảm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến rủi ro tài chính gia tăng khi sử dụng nhiều vốn vay.
>>>> XEM THÊM: Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
WACC là một công cụ hữu ích giúp ban giám đốc đưa ra quyết định về việc tài trợ cho các khoản đầu tư mới. Bằng cách so sánh chi phí của vốn vay và vốn chủ sở hữu, ban giám đốc có thể xác định phương án tài trợ tối ưu, vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa không làm tăng chi phí vốn bình quân.
Việc tài trợ cho các khoản đầu tư mới bằng nợ hoặc vốn chủ sở hữu có thể tác động đáng kể đến lợi nhuận và giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Vì vậy, ban giám đốc cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này trước khi đưa ra quyết định.
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của các vụ sáp nhập. Một vụ sáp nhập được coi là hợp lý khi tỷ suất sinh lợi cao hơn WACC của toàn doanh nghiệp.
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên khi khả năng tạo ra lợi nhuận thấp hơn chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC giúp doanh nghiệp đánh giá mức chi phí sử dụng vốn của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Một doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn bình quân WACC thấp hơn bình quân các doanh nghiệp cùng ngành có nghĩa là doanh nghiệp đó có thể tạo ra nhiều giá trị hơn cho những bên liên quan và rủi ro không đạt được lợi nhuận yêu cầu thấp hơn. Do đó, WACC càng thấp thì doanh nghiệp càng có giá trị và dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư tiếp theo.
>>>> XEM NGAY: Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay
WACC là chỉ số được sử dụng bởi các nhà đầu tư và chủ nợ để đánh giá mức độ hấp dẫn của một doanh nghiệp. WACC cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có chi phí vốn cao, khiến việc đầu tư hoặc cho vay trở nên kém hấp dẫn hơn. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư và chủ nợ tìm kiếm những cơ hội tiềm năng khác. Do đó, các doanh nghiệp cần theo dõi chi phí sử dụng vốn bình quân WACC một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng chỉ số này ở mức hợp lý, từ đó làm hài lòng được nhiều nhà đầu tư và chủ nợ hơn.
Bên cạnh câu hỏi WACC là gì thì cách tính chỉ số này cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Công thức tính WACC như sau:
Lưu ý:
>>>> XEM THÊM:
Một công ty cổ phần có tổng số vốn là 8 tỷ đồng, được hình thành từ ba nguồn chính: vốn vay, cổ phần ưu đãi và vốn chủ sở hữu.
Vốn vay chiếm 45%, tương đương 3.6 tỷ đồng. Cổ phần ưu đãi chiếm 2%, tương đương 160 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu chiếm 53%, tương đương 4.24 tỷ đồng. Kết cấu nguồn vốn trên được xem là tối ưu.
Trong năm tới, công ty dự kiến huy động thêm 2 tỷ đồng vốn cho đầu tư. Việc huy động vốn sẽ được thực hiện theo kết cấu nguồn vốn tối ưu hiện tại, trong đó số lợi nhuận dự kiến để lại tái đầu tư là 1.06 tỷ đồng.
Theo tính toán, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm, chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi là 10,3%/năm, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là 13,4%.
Do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% nên chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là 10% x (1 - 25%) = 7,5%.
Chi phí sử dụng vốn bình quân cho đầu tư của công ty được tính như sau:
WACC = (45% x 7,5%) + (2% x 10,3%) +(53% x 13,4%) = 10,55%
Kết luận: Chi phí sử dụng vốn bình quân cho đầu tư của công ty là 10,55%
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi WACC là gì. Đây là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, tài chính hiệu quả, vì vậy, các công ty cần thường xuyên tính toán, cập nhật WACC nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn được tối ưu, giúp đạt được lợi nhuận và giá trị cao nhất. Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website 1C Việt Nam.
>>>> XEM NGAY: