TOP 10 cách gọi vốn đầu tư dành cho người khởi nghiệp
Trong hành trình khởi nghiệp, việc kêu gọi vốn đầu tư là một phần quan trọng và là thách thức không nhỏ đối với các doanh nhân mới. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ chia sẻ đến các doanh nghiệp 10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả nhất hiện nay. Tham khảo ngay!
Phần lớn các hoạt động kinh doanh hiện nay đều cần phải sử dụng nguồn vốn tự thân. Đây có thể là từ tiền tiết kiệm cá nhân, tài sản riêng hoặc lợi nhuận thu được từ các công việc kinh doanh trước đó.
Ưu điểm:
Không cần chia sẻ cổ phần hoặc quyền kiểm soát với các nhà đầu tư khác.
Tạo ra sự độc lập, tự chủ trong quản lý kinh doanh.
Nhược điểm:
Nguồn vốn tự thân là có hạn, không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Thời gian để tích lũy và tiết kiệm đủ lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh thường khá lâu.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Nguồn vốn là gì? Tổng hợp kiến thức về nguồn vốn cần biết
2. Vay vốn ngân hàng
Khi kêu gọi vốn đầu tư, vay vốn từ ngân hàng là một trong những phương pháp phổ biến và có hiệu quả, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn có hoạt động kinh doanh đáng tin cậy.
Ưu điểm:
Tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng và linh hoạt.
Thường có lãi suất thấp hơn so với các phương pháp kêu gọi vốn khác.
Nhược điểm:
Cần phải có lịch sử hoạt động và tài sản thế chấp đảm bảo việc trả nợ đúng quy định của ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, việc vay vốn từ ngân hàng thường gặp khó khăn do thiếu lịch sử hoạt động và tín dụng.
3. Kêu gọi gia đình, bạn bè góp vốn kinh doanh
Kêu gọi vốn đầu tư startup từ gia đình, bạn bè góp vốn kinh doanh được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng. Mặc dù cũng có những ưu, nhược điểm riêng, nhưng cách kêu gọi vốn từ gia đình và bạn bè góp vốn vẫn là một phương thức hữu ích để khởi đầu kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn và sự động viên từ những người thân yêu.
Ưu điểm:
Khoản tiền vay và thời gian trả nợ cho người thân, bạn bè thường khá linh hoạt.
Nhược điểm:
Việc kinh doanh không thành công có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, bạn bè.
Việc vay vốn từ người thân có thể tạo ra áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ.
4. Kêu gọi vốn từ khách hàng và đối tác
Ngoài nguồn vốn từ người thân, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng dụng mối quan hệ với các đối tác, khách hàng để vay vốn đầu tư.
Ưu điểm:
Cách kêu gọi nhà đầu tư từ khách hàng và đối tác giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tạo ra các mối quan hệ chiến lược mới.
So với việc tìm kiếm vốn từ các nguồn khác, kêu gọi vốn từ khách hàng và đối tác có thể giảm thiểu chi phí, thủ tục pháp lý.
Nhược điểm:
Quá trình kêu gọi vốn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh nếu không được quản lý cẩn thận.
Doanh nghiệp có khả năng bị phụ thuộc vào các khách hàng và đối tác để duy trì hoạt động kinh doanh, gây ra rủi ro trong trường hợp họ rút lui hoặc thay đổi chiến lược.
5. Gọi vốn qua các chương trình dành cho người khởi nghiệp
Nếu tự tin với kỹ năng thuyết trình và giao tiếp của mình, nhà quản trị có thể tham gia các chương trình gọi vốn. Nhà quản trị cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về các chương trình kêu gọi vốn để tăng khả năng thành công.
Hiện nay, có nhiều chương trình kêu gọi vốn dành cho các Startup, chẳng hạn như Shark Tank Việt Nam, TechCrunch Disrupt, Startup Viet Challenge, Startup World Cup và Google for Startups.
Ưu điểm:
Các chương trình có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, công nghệ, giúp doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ và tư vấn từ những người có kinh nghiệm.
Tham gia các chương trình kêu gọi vốn đầu tư giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
Nhược điểm:
Các chương trình thường có sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, năng lực để nổi bật.
Doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực khi trình bày trước các nhà đầu tư và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cách kêu gọi vốn đầu tư startup từ cộng đồng thông qua crowdfunding là một phương thức hấp dẫn. Trong đó, kênh kêu gọi vốn đầu tư, trang web và ứng dụng như Kickstarter, Indiegogo, hay GoFundMe chính là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Ưu điểm:
Crowdfunding cho phép doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn người ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới.
Ai cũng có thể tham gia ủng hộ, từ cá nhân đến các tổ chức và cả các nhà đầu tư tiềm năng.
Nhược điểm:
Sự cạnh tranh trong việc thu hút sự chú ý và tài trợ từ cộng đồng có thể rất cao, đặc biệt trên các nền tảng phổ biến như Kickstarter hay Indiegogo.
Quản lý mối quan hệ với một lượng lớn nhà đầu tư từ cộng đồng có thể đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.
7. Gọi vốn qua các tổ chức, cơ quan chính phủ
Kêu gọi vốn qua các tổ chức và cơ quan chính phủ là một phương thức quan trọng để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn cần thiết để phát triển. Cơ quan chính phủ thường cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính, bao gồm vốn vay ưu đãi hoặc đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Cơ quan chính phủ thường cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, vay không lãi suất hoặc có thời hạn trả nợ linh hoạt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn.
Các chương trình hỗ trợ đầu tư giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác, mở ra cơ hội phát triển lớn hơn.
Nhược điểm:
Một số chương trình hỗ trợ tài chính từ cơ quan chính phủ có thể yêu cầu các thủ tục phức tạp, thời gian xử lý dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự kiên nhẫn và kiên trì.
Sự cạnh tranh trong việc thu hút sự chú ý, hỗ trợ từ cơ quan chính phủ có thể rất cao, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp cùng xin hỗ trợ từ những nguồn tài nguyên hạn chế.
8. Kêu gọi vốn góp kinh doanh bằng cách phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu cũng là một cách tiềm năng để doanh nghiệp kêu gọi vốn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể và chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ trước khi thực hiện.
Ưu điểm:
Phát hành cổ phiếu giúp doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Khác với việc vay vốn, doanh nghiệp không cần phải trả lãi suất hoặc trả nợ cho nhà đầu tư.
Nhược điểm:
Phát hành cổ phiếu đồng nghĩa với việc chia sẻ phần sở hữu của doanh nghiệp với các cổ đông, có thể làm giảm quyền kiểm soát của ban lãnh đạo.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp lý và chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:WACC là gì? Cách tính và ý nghĩa của WACC với doanh nghiệp
9. Gọi vốn qua các quỹ đầu tư mạo hiểm
Các quỹ đầu tư mạo hiểm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là nơi kêu gọi vốn tiềm năng trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tìm kiếm các quỹ đầu tư mạo hiểm uy tín như CyberAgent Ventures (CAV), Golden Gate Venture, Mekong Capital, Vina Capital Venture, IDG Venture để kêu gọi vốn và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Ưu điểm:
Quỹ đầu tư mạo hiểm cung cấp nguồn vốn đáng kể cho các startup.
Các quỹ đầu tư thường có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, có thể hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, tiếp thị, phát triển sản phẩm/dịch vụ.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp cần chấp nhận chia sẻ cổ phần hoặc quyền sở hữu với quỹ đầu tư mạo hiểm.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường đặt ra các yêu cầu cao về tiềm năng tăng trưởng và đồng thời mang theo rủi ro cao.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Vốn lưu động là gì?Cách tính và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
10. Kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần
Kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cá nhân là một phương thức quan trọng để các doanh nghiệp khởi nghiệp thu hút nguồn vốn cần thiết. Đây là những nhà đầu tư cá nhân hoặc các công ty đầu tư cá nhân quan tâm đến lĩnh vực của bạn, thường có nguồn vốn nhàn rỗi và mong muốn đầu tư vào các doanh nghiệp tiềm năng.
Ưu điểm:
Những nhà đầu tư cá nhân thường có quyết định đầu tư nhanh chóng và linh hoạt, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn trong thời gian ngắn.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân là những doanh nhân thành đạt, có kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc trong lĩnh vực kinh doanh, có thể mang lại giá trị tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Do nhà đầu tư thường đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, nên mức độ rủi ro là rất cao.
Kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cá nhân đòi hỏi xây dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân, đôi khi có thể làm phức tạp quá trình quản lý.
11. Quy trình kêu gọi vốn đầu tư startup thành công 100%
Dưới đây là các bước kêu gọi vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đảm bảo thành công trong việc thu hút vốn đầu tư kinh doanh:
Bước 1: Lập kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư: Xác định mục tiêu, số tiền cần kêu gọi và cách sử dụng vốn. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết chiến lược tài chính.
Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp: Nghiên cứu và xác định các nhà đầu tư tiềm năng, sau đó tiến hành tiếp cận thông qua các kênh mạng xã hội, sự kiện Networking hoặc các nền tảng trực tuyến.
Bước 3: Chuẩn bị bài thuyết trình chu đáo cho dự án: Tạo bài thuyết trình thuyết phục với thông tin chi tiết về dự án và giá trị của doanh nghiệp, sử dụng hình ảnh, dữ liệu cụ thể để minh họa.
Bước 4: Đề xuất mức vốn mong muốn và định giá dự án: Xác định mức vốn cần và định giá dự án dựa trên tiềm năng phát triển,các yếu tố thị trường, cân nhắc cấu trúc vốn phù hợp.
Bước 5: Đầu tư vào dự án bằng vốn của chính mình: Thể hiện cam kết và hiểu biết đầy đủ về dự án bằng việc đầu tư vốn của riêng mình, làm tăng độ tin cậy, sự cam kết từ phía nhà đầu tư.
Như vậy, 1C Việt Nam đã chia sẻ 10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả dành cho người khởi nghiệp. Hy vọng rằng thông qua các phương pháp này, các doanh nhân có thể tìm ra nguồn vốn phù hợp và phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững.