Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chuyển đổi số trong Logistics: Thực trạng và công nghệ áp dụng
1C Việt Nam
(26.01.2024)

Chuyển đổi số trong Logistics: Thực trạng và công nghệ áp dụng

Chuyển đổi số là một phần tất yếu trong ngành Logistics, giúp cải thiện hiệu suất hoạt động và gia tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Hiện nay, công nghệ, kỹ thuật, và cách thức triển khai của Logistics đã đổi mới hoàn toàn do công cuộc chuyển đổi số trên khắp thế giới. Vậy chuyển đổi số trong Logistics là gì? Thực trạng chuyển đổi số Logistics tại Việt Nam ra sao? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> ĐỌC NGAY: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Cơ hội và thách thức

1. Chuyển đổi số trong Logistics là gì?

Chuyển đổi số trong ngành Logistics tên tiếng anh Digital Transformation in Logistics là quá trình tích hợp các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các hoạt động trong chuỗi cung cầu, nhằm cải tiến toàn bộ tư duy, tầm nhìn, giá trị, quy trình vận hành của một công ty Logistics. Quá trình này được thực hiện bằng cách ứng dụng các công nghệ 4.0 như: AI, IoT, Big ata, ... trong quá trình thu mua, phân phối, vận tải, dự trữ, kho bãi, thanh toán, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng,... với mục đích nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm thiểu chi phí và cải thiện trải các nghiệm khách hàng.

Chuyển đổi số trong ngành Logistics, hay còn gọi là Digital Transformation in Logistics, là quá trình tích hợp các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm cải tiến toàn bộ tư duy, tầm nhìn, giá trị và quy trình vận hành của các công ty Logistics.

Quá trình này bao gồm việc ứng dụng các công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), v.v., vào các hoạt động thu mua, phân phối, vận tải, dự trữ, kho bãi, thanh toán, xử lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng.

Mục tiêu chính của chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics là nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm thiểu chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng, tạo ra một hệ thống Logistics hiệu quả, linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.

chuyển đổi số trong logistics
Chuyển đổi số trong ngành Logistics là tích hợp công nghệ số vào hoạt động vận chuyển hàng hóa

>>> TÌM HIỂU NGAY:

2. Vai trò của chuyển đổi số trong ngành Logistics

Trước hệ quả mà dịch bệnh Covid để lại, việc ứng dụng công nghệ số hóa trong ngành Logistics là yêu cầu cần thiết để giảm chi phí và nâng cao hiệu suất. Dưới đây là một số vai trò của chuyển đổi số đối với ngành Logistics:

2.1 Tăng hiệu quả hoạt động

Bằng phương pháp áp dụng các công nghệ hiện đại như: hệ thống quản lý vận hành - vận chuyển, theo dõi và giám sát hàng hóa, hệ thống truy xuất thông tin, tự động hóa quy trình và trao đổi thông tin - dữ liệu, lĩnh vực Logistics có thể cải thiện về quá trình vận chuyển, quản lý, lưu trữ hàng hóa với các thông tin có độ chính xác và tốc độ nhanh hơn. Điều này giúp giảm đến mức thấp nhất các lỗi phát sinh, gia tăng tính linh hoạt và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường.

chuyển đổi số trong logistics
Chuyển đổi số giúp tăng tính linh hoạt và đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Chuyển đổi số trong ngành Logistics cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đơn giản hóa quy trình làm việc, giảm thiểu chi phí trong kinh doanh. Nhờ vào sự tích hợp giữa các công nghệ tự động hóa, ngành Logistics có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin thị trường, dự đoán được nhu cầu, rủi ro và có biện pháp tối ưu tài nguyên một cách hiệu quả.

2.2 Cắt giảm chi phí

Áp dụng công nghệ tự động hóa trong quy trình làm việc của ngành Logistics giúp loại bỏ các bước kém hiệu quả, tối ưu thời gian và chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Ngoài ra, công nghệ số còn cho phép giám sát và quản lý các tài nguyên như: kho hàng, xe vận chuyển và nhân lực, đảm bảo các tài nguyên được sử dụng đúng thời gian và mục đích.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Logictics giúp nâng cao khả năng giao tiếp nội bộ và bên ngoài, tăng cường sự hài lòng và giữ chân nhân viên. Đặc biệt, việt áp dụng công nghệ số giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng và theo dõi phản hồi để tăng trải nghiệm khách hàng.

chuyển đổi số trong logistics
Áp dụng công nghệ tự động hóa trong ngành Logistics giúp giảm thiểu thời gian, tiết kiệm sức lao động, tối ưu chi phí

2.3 Gia tăng chất lượng dịch vụ

Chuyển đổi công nghệ số giúp tăng tính chính xác cho quá trình quản lý và vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết từ việc ghi nhận thông tin hàng hóa, điểm đến, cập nhật và chia sẻ thông tin với các bên liên quan,... Chuyển đổi số trong ngành Logistics giúp giảm thiểu sai sót và làm tăng độ tin cậy trong quá trình cung cấp dịch vụ đến với khách hàng. 

chuyển đổi số trong logistics
Chuyển đổi số trong ngành Logistics giúp giảm sai sót và làm tăng độ tin cậy

2.4 Tăng tính minh bạch trong vận chuyển

Mục tiêu cho việc chuyển đổi số trong ngành Logistics là làm tăng tính minh bạch trong quy trình giao vận hàng hóa. Những nhà quản trị doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp IoT (Internet of Things) vào hoạt động vận hành Logistics giúp giám sát hiệu quả quá trình vận chuyển sản phẩm từ kho tới các điểm bán hàng.

Tính minh bạch này giúp doanh nghiệp nhận được sự tín nhiệm rất tích cực từ của khách hàng. Bên cạnh đó, sử dụng IoT cũng giúp tối ưu hóa thời gian cho các đại lý hỗ trợ bán hàng do khách hàng không cần yêu cầu cập nhật trạng thái giao hàng từ bộ phận chăm sóc khách hàng.

chuyển đổi số trong logistics
Ứng dụng IoT (Internet of Things) trong Logistics giúp giám sát hiệu quả quá trình vận chuyển sản phẩm

3. Thực trạng chuyển đổi số trong Logistics tại Việt Nam hiện nay

  • Thế giới

Dự kiến vào năm 2026, chi phí cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Logistics toàn cầu đạt mức 94.972,3 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 15,2% trong khoảng thời gian từ 2018 - 2026. Vào 2021, ước tính chi tiêu cho chuyển đổi số lĩnh vực Logistics tại Mỹ là 14 tỷ USD, chiếm 28,98% thị phần của toàn cầu.

chuyển đổi số trong logistics
Mức chi tiêu cho lĩnh vực Logistics trên toàn cầu đang không ngừng tăng mạnh trong tương lai

Tại Trung Quốc, thị trường kinh tế lớn thứ 2 thế giới, dự kiến sẽ đạt mức chi tiêu cho lĩnh vực Logistics là 13,7 tỷ USD vào 2026, tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính khoảng 10%. Tại Nhật Bản và Canada dự báo sẽ có mức  tăng trưởng là 7,7% và 8,5%. Thị trường châu Âu, Đức dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ khoảng 7,8%, trong khi thị trường ngành Logistics tại châu Âu được dự báo đạt mức 15,1 tỷ USD vào năm 2027.

chuyển đổi số trong logistics
Biểu đồ so sánh chi phí Logistics các nước trên thế giới năm 2020

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vào năm 2026 thị trường ngành Logistics dự kiến sẽ đạt khoảng 2,5 tỷ USD, với sự dẫn đầu của các quốc gia như Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ.

  • Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Business Association - VLA), những năm gần đây tốc độ phát triển của Logistics tại nước ta đã đạt được tỷ suất tăng trưởng ấn tượng, tốc độ phát triển khoảng 14% - 16%. Quy mô toàn ngành đạt khoảng từ 40 - 42 tỷ USD mỗi năm.

Đặc biệt, dịch COVID-19 đã gây ra những biến đổi lớn trong ngành tiêu dùng, làm thay đổi phương thức hoạt động và thương mại, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của loại hình hậu cần trực tuyến (e-Logistics). Theo kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, trước đây phải mất khoảng 5 năm thì tiến trình chuyển đổi số mới được áp dụng thành công vào doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch COVID-19, quá trình này đã được thực hiện đẩy nhanh trong chỉ vòng 8 tuần.

chuyển đổi số trong logistics
Kết quả báo báo Logistics Việt Nam năm 2018

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ và sự phân bổ nguồn vốn khác nhau đang tham gia vào thị trường Logistics. Trong số doanh nghiệp này, chiếm khoảng 89% các công ty Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ,, 10% là các công ty liên doanh và chỉ có 1% là công ty với 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp lớn như DHL, FedEx, Viettel Post Vietnam Post là có thể đáp ứng yêu cầu và điều kiện của quá trình chuyển đổi số trong ngành Logistics. Một số công ty vận chuyển logistics khác chưa đáp ứng được điều kiện.

chuyển đổi số trong logistics
Thị trường chuyển đổi số ngành Logistics vô cùng sôi động với nhiều con số ấn tượng

4. Các công nghệ trong chuyển đổi số ngành Logistics 

4.1. e-AWB

E-AWB (hay còn gọi với tên đầy đủ Electronic Air Waybill) là phiên bản số hóa của vận đơn hàng không điện tử. Công nghệ hiện đại này được xem là một trong những phương pháp hiệu quả để chuyển đổi số trong ngành Logistics. E-AWB tiêu chuẩn hóa và giúp thay thế vận đơn hàng không bằng giấy truyền thống bằng việc sử dụng công nghệ thông minh.

chuyển đổi số trong logistics
E-AWB hay thế vận đơn hàng không bằng giấy truyền thống

Với công nghệ E-AWB, việc giám sát và xử lý dữ liệu hàng hóa trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. E-AWB giúp cải thiện tính minh bạch, bảo mật thông tin, tối ưu chi phí và thời gian trong quá trình giao hàng. Đây là một biện pháp được rất nhiều doanh nghiệp Logistic áp dụng thành công trong quá trình chuyển đổi số.

Dự kiến ở tương lai, sẽ có 80% doanh nghiệp ngành Logistic sử dụng công nghệ E-AWB. Việc này cho phép thúc đẩy chuyển đổi số của ngành logistic sang việc sử dụng vận đơn điện tử, giúp tăng nhanh hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động kinh doanh Logistics.

4.2. AI và máy học

Đối với chuyển đổi số trong ngành Logistics, AI và máy học (Machine Learning) chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Công nghệ này hỗ trợ các doanh nghiệp hậu cần trong việc phân tích và sử dụng dữ liệu liên quan một cách chính xác, từ đó xác định được và giải quyết các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra, giúp cải thiện hiệu suất hoạt động.

chuyển đổi số trong logistics
Ứng dụng AI và máy học trong Logistics là phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất hoạt động

AI có nhiệm vụ thu thập dữ liệu, trong khi máy học đóng vai trò phát hiện các mẫu dữ liệu bất thường và nguy cơ gây lỗi. Ngoài ra, máy học còn có khả năng thu thập các mẫu thông tin liên quan đến lượng tồn kho, chất lượng của nhà cung cấp, kế hoạch sản xuất, dự báo nhu cầu, quản lý vận chuyển,... Ứng dụng AI và máy học trong kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa.

>>> THAM KHẢO THÊM: Công nghệ AR là gì? Nguyên lý hoạt động và lợi ích mang lại 

4.3. Triển khai Blockchain

Blockchain là công nghệ hiện đại vượt trội mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình chuyển đổi số trong ngành Logistic, sở hữu tính năng minh bạch, bảo mật an toàn cao và khả năng phân quyền đặc biệt.

Với tính minh bạch, Blockchain tự động tải và điền thông tin dữ liệu chính xác, nhanh chóng cho mọi tài liệu, từ danh sách đến giấy gửi hàng hóa và đơn vận. Tính năng này cho phép khách hàng theo dõi chi tiết toàn bộ quá trình giao hàng, thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín. Công nghệ Blockchain cũng giúp kiểm toán viên theo dõi và giám sát được quá trình phân phối hàng hóa hoặc tìm ra các biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

chuyển đổi số trong logistics
Một số lợi ích mà Blockchain mang lại cho ngành Logistics

Với tính năng ghi lại mọi thay đổi trong tài liệu và tự động lưu trữ trên hệ thống, Blockchain cho phép phân cấp thông tin và cấp quyền truy cập cho mỗi thành viên, hỗ trợ hiệu quả quá trình giám sát vận chuyển hàng hóa. Đồng thời đảm bảo không làm thất thoát, hỏng hoặc thay đổi tài liệu một cách bất hợp lý.

4.4. Công nghệ đám mây

Việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây là một biện pháp hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số trong Logistic. Công nghệ hiện đại này giúp doanh nghiệp Logistic tăng hiệu suất hoạt động và tối ưu được quá trình vận hành. Sử dụng công nghệ đám mây, doanh nghiệp có thể quản trị chặt chẽ được các quy trình vận hành chi tiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

chuyển đổi số trong logistics
Sử dụng công nghệ đám mây giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả các quy trình hoạt động sản xuất

Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép các doanh nghiệp theo dõi vị trí của xe vận chuyển hàng hóa trong thời gian thực tế, quy hoạch không gian trong khâu hậu cần, quản lý, theo dõi các đơn hàng đã được chuyển đi. Xe tự lái và xe nâng tự động hóa cũng đang dần phổ biến trong ngành Logistic. 

Việc sử dụng hệ thống băng chuyền tự động cùng xe tự động dưới sự trợ giúp của các cánh tay robot, giúp tăng hiệu quả cao trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển và trữ kho hàng hóa. Rất nhiều doanh nghiệp đang dần đầu tư vào những loại xe và thiết bị tự động tiên tiến này nhằm tối ưu chi phí thuê nhân sự và tài xế, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu suất làm việc ở mức tốt nhất.

Logistics đang là ngành dịch vụ “mũi nhọn” của nền kinh tế nước ta và là nền móng quan trọng cho quá trình phát triển thương mại. Chuyển đổi số trong Logistics là quá trình tất yếu mà các doanh nghiệp Logistics cần nắm bắt để cạnh tranh được trong thời đại mới. Trong quá trình đó, 1C Việt Nam có thể đồng hành cùng doanh nghiệp với việc cung cấp các công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số cốt lõi trong logistics, giúp giảm chi phí vận hành, gia tăng năng suất làm việc. Để được hỗ trợ tư vấn giải pháp chuyển đổi số phù hợp, vui lòng liên hệ tới 1C Việt Nam ngay hôm nay.

>>> ĐỌC THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay