Customer Acquisition là một quá trình nhằm đem lại các chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp thu hút và kêu gọi khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Customer Acquisition cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp từ doanh số đến thị phần. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết này nhé!
Customer Acquisition là quá trình thu hút và kêu gọi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của công ty thông qua chiến dịch marketing. Mục tiêu chính của customer acquisition là tăng doanh số bán hàng, doanh thu và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Customer Acquisition Cost (CAC) là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để thu hút một khách hàng mới. Đây được xem là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của các chiến dịch và kênh tiếp thị đầu tư.
Customer Acquisition Cost (CAC) và Cost per Acquisition (CPA) là hai chỉ số khác biệt nhưng đều quan trọng trong việc đo lường hiệu quả marketing. Sau đây là bảng so sánh 2 loại chi phí với các tiêu chí tương ứng:
Tiêu chí |
Customer Acquisition Cost |
Cost per Acquisition |
Khách hàng hướng đến |
Khách hàng từ danh sách đăng ký hoặc từ người đã mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp |
Khách hàng tiềm năng, những người có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mặc dù chưa có kinh nghiệm sử dụng hoặc chưa trả phí để trải nghiệm |
Mục tiêu |
Đo lường chi phí mà một doanh nghiệp cần chi trả để tìm cách tiếp cận khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng mới vào hệ thống |
Đo lường chi phí của việc thu hút và chuyển đổi khách hàng, bao gồm các hành động như đăng ký form, tải ebook,... |
Công thức tính |
Tổng chi phí marketing / số lượng khách hàng mới thu hút trong một khoảng thời gian nhất định |
Tổng chi phí marketing / số lượng hành động chuyển đổ (số lượt tải ebook, đăng ký form,... |
Ví dụ |
Chi phí phải chi cho các chiến dịch quảng cáo, sự kiện,... |
Chi phí sản xuất, lương nhân viên, chi phí phần mềm phục vụ về Marketing,... |
Customer Acquisition mang lại nhiều hữu ích cần thiết cho doanh nghiệp, việc thu hút khách hàng giúp đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing cùng những lợi ích khác. Cụ thể:
Thông qua việc tính toán Customer Acquisition Cost và so sánh với chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Dựa trên dữ liệu về Customer Acquisition Cost, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định chặt chẽ hơn về việc tiếp tục hoặc dừng các chiến dịch marketing, từ đó tối ưu hóa chi phí và đem về nhiều data khách hàng hơn với chi phí thấp.
Việc tối ưu kiểm soát chiến lược marketing là yếu tố quan trọng trong bài toán tăng cường chiến lược thu hút khách hàng . Việc thu hút nhiều khách hàng sẽ tăng cường doanh số bán hàng và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần. Sự gia tăng này cũng chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc giữ chân khách hàng hiện tại và liên tục tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là thông qua chiến lược Customer Acquisition. Bằng cách thâm nhập vào các phân khúc thị trường mới, nhà quản trị có cơ hội tạo ra những điểm tiếp xúc mới và tăng sự nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Trong quản lý chiến lược marketing, việc theo dõi và đánh giá Customer Acquisition Cost (CAC) rất quan trọng. Nếu chi phí CAC cao, nhà quản lý cần xem xét điều chỉnh kịp thời để hạn chế lãng phí tài nguyên. Ngược lại, nếu chi phí CAC thấp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chiến dịch đang hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao với mức đầu tư thấp.
Mặc dù chi phí ban đầu để thu hút và giữ chân khách hàng mới là điều quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng với một chiến lược tiếp thị hiệu quả, ROI vẫn có thể được tối ưu hóa. Ở một phương diện nào đó nhà quản trị sẽ thấy mối quan hệ giữa Customer acquisition và ROI.
Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục đánh giá hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị để xác định những kênh nào mang lại ROI cao nhất và thực hiện điều chỉnh nguồn lực để đạt được kết quả tốt nhất.
>>>> XEM NGAY: Gợi ý mẫu file quản lý dữ liệu khách hàng bằng Excel
Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho nhóm người mà các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp được hướng đến. Để tìm kiếm phân khúc thị trường mục tiêu, các kênh dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả:
Content marketing và việc sở hữu một blog riêng truyền thông cho doanh nghiệp là một cách hiệu quả để tạo ra, chia sẻ nội dung giá trị với khách hàng. Việc viết bài blog không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng mới mà còn cung cấp thông tin hữu ích cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng, từ đó xây dựng lòng tin đồng thời tăng cơ hội chuyển đổi.
Video Marketing, đặc biệt là short video, đang trở thành một kênh truyền thông quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Việc tạo ra video chất lượng, thu hút giúp doanh nghiệp kết nối tốt hơn với khách hàng, tăng sự tương tác với đối tượng mục tiêu.
Mặc dù đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực, nhưng hiệu quả của video marketing có thể làm thay đổi đáng kể cho sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
Social Media Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị, cho phép doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả thông qua các nền tảng mạng xã hội. Bằng cách chia sẻ nội dung thú vị cũng như tương tác tích cực với khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn, tăng khả năng tiếp cận và tạo ra sự lan tỏa cho thương hiệu của mình.
Email Marketing là một hình thức tiếp cận khác nhưng cũng không kém phần quan trọng so với những kênh khác bởi vì tính hiệu quả khi tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Việc gửi email quảng cáo có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để thành công trong Email Marketing, doanh nghiệp cần chăm sóc nhóm khách hàng này thường xuyên, cung cấp nội dung giá trị và đảm bảo tính tương tác của email.
Việc tìm kiếm qua các kênh giúp thu hút khách hàng mới và mở rộng mạng lưới khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, việc áp dụng chiến lược tối ưu hóa Customer Acquisition là không thể thiếu. Những chiến dịch này giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân khách hàng và mang lại hiệu suất hoạt động cao. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn ba chiến lược tối ưu hóa Customer Acquisition dưới đây.
Đầu tiên, việc xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường là bước cần thiết trong việc thiết lập chiến lược marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp nhận biết rõ đối tượng khách hàng mà họ muốn hướng đến. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng tập trung nguồn lực vào việc thu hút và giữ chân khách hàng có khả năng chi trả cao nhất. Do đó, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp tối ưu hóa chi phí tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.
Giá trị vòng đời khách hàng (CLV) là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá những gì mà một khách hàng mang lại trong suốt quãng đời của mình. Việc tăng giá trị CLV giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận từ mỗi khách hàng, từ đó giảm thiểu chi phí sở hữu khách hàng và tăng khả năng sinh lời.
Điều này có thể đạt được thông qua việc cung cấp dịch vụ chất lượng, tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, thường xuyên tương tác và tạo mối quan hệ lâu dài với họ.
Phát triển Inbound Marketing và tối ưu hóa email marketing là những cách hiệu quả để giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo, giảm chi phí sở hữu khách hàng. Thay vì chi tiêu lớn cho các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể sử dụng email marketing để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Chiến lược này giúp tối ưu hóa chi phí và tăng cơ hội tạo ra giá trị từ mỗi khách hàng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Customer Acquisition với những chi tiết như định nghĩa, tầm quan trọng, các kênh tìm kiếm khách hàng cùng các chiến lược để tối ưu hóa Customer Acquisition mà 1C Việt Nam đã trình bày. Hãy liên hệ đến 1C Việt Nam để biết thêm thông tin cho tiết và giải đáp các thắc mắc nhé!
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: