Trong kinh doanh, hai khái niệm doanh số và doanh thu thường gây nhầm lẫn khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Vậy doanh số là gì? Doanh số và doanh thu khác nhau như thế nào? Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ tìm hiểu chi tiết về các khái niệm này và tầm quan trọng của mỗi chỉ số trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp.
>>>> XEM THÊM:
Doanh số là tổng số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định (tuần, tháng, quý, năm). Doanh số bao gồm cả các khoản đã thu và chưa thu như đơn hàng giao trước trả tiền sau cũng như đại lý ký gửi. Doanh số phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: doanh số càng cao, hoạt động kinh doanh càng hiệu quả và có khả năng tạo ra lợi nhuận cao.
Từ khái niệm doanh số là gì, có thể rút ra công thức tính doanh số như sau:
Doanh số = Giá bán x Số lượng sản phẩm, dịch vụ đã bán
Trong đó:
Ví dụ: Một cửa hàng bán 100 chiếc áo phông với giá 200.000 đồng/chiếc trong tháng 8 thì doanh số bán hàng của cửa hàng đó trong tháng 8 là:
Doanh số = 100 x 200.000 = 20.000.000 đồng
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Upsell và Cross sell là gì? Nguyên tắc và chiến lược thực hiện
Doanh thu và doanh số khác nhau thế nào? Dưới đây là là những gợi ý của 1C Việt Nam:
Doanh thu |
Doanh số |
Lợi nhuận ròng sau khi đã trừ đi chi phí và thuế. |
Tổng thu nhập trong một kỳ kinh doanh. |
Thu nhập có thể đến từ các nguồn như tiền lãi, doanh thu bán hàng, hoặc thu nhập từ bán tài sản. |
Thu nhập chỉ từ bán hàng cơ bản và vốn chính. |
Lợi nhuận ròng sau khi trừ mọi chi phí, bao gồm thu nhập từ bán tài sản. |
Đo lường trong một khoảng thời gian nhất định từ việc bán hàng. |
Có thể đến từ nhiều hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp khác nhau. |
Thường chỉ thu nhập từ một hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty. |
Bao gồm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, không có tính định kỳ như hoạt động bán tài sản. |
Chỉ bao gồm thu nhập định kỳ từ hoạt động bán hàng. |
Điểm cuối trong báo cáo lỗ lãi sau khi khấu trừ từ tổng doanh thu. |
Điểm khởi đầu cho các báo cáo tài khoản và phân tích, dựa trên tổng doanh số. |
Có thể gồm các nguồn thu nhập khác |
Luôn liên quan đến việc bán sản phẩm của doanh nghiệp |
Ví dụ sau đây sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt hai khái niệm này rõ hơn: Nếu doanh nghiệp X bán được 3000 sản phẩm với giá 100.000 đồng mỗi sản phẩm, tổng doanh số là 300.000.000 đồng. Tổng chi phí của doanh nghiệp X, bao gồm chi phí hoạt động, khấu hao và vốn là 150.000.000 đồng. Do đó, tổng thu nhập hoặc doanh thu sẽ là 150.000.000 đồng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.
Bằng cách theo dõi và phân tích doanh số, các doanh nghiệp có thể nhận diện xu hướng tiêu dùng, xác định những sản phẩm bán chạy nhất và phát hiện kịp thời những vấn đề tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh. Trong phần này, hãy cùng 1C Việt Nam khám phá vai trò quan trọng của doanh số trong việc thúc đẩy tăng trưởng và duy trì sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh số là tổng giá trị các sản phẩm/dịch vụ bán ra trong một thời gian nhất định, phản ánh sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo dõi doanh số giúp đánh giá khả năng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên thị trường. Việc tăng doanh số thể hiện hiệu quả và năng lực sức hút khách hàng, trong khi doanh số giảm có thể chỉ ra các vấn đề cần giải quyết.
Doanh số cao cung cấp nguồn vốn để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và mở rộng thị trường. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp tăng lợi nhuận và giá trị thương hiệu, thu hút khách hàng mới.
Doanh số giúp doanh nghiệp xác định vị thế và đánh giá hiệu quả so với đối thủ. Nếu doanh số vượt trội, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Doanh số cao đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển dòng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này có khả năng hỗ trợ mua sắm thiết bị, chiến dịch Marketing, thanh toán chi phí nguyên vật liệu, nhân công và quản lý. Đồng thời, doanh số cao tạo ra lợi nhuận để mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như đối tác kinh doanh, cung cấp cơ hội cho vay vốn và hợp tác phát triển.
Rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng quy chế thưởng khi nhân viên khi đạt được mục tiêu doanh số. Việc này sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng và tự hào, tạo động lực khuyến khích làm việc chăm chỉ để đạt thành tích cao hơn. Tăng thu nhập cá nhân từ doanh số cao cũng giúp nhân viên có thêm mục tiêu làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.
>>>> ĐỌC THÊM: 6 bước xây dựng quy trình bán hàng cá nhân hiệu quả, chi tiết
Từ việc hiểu doanh số là gì, nhà quản trị có thể dễ dàng đề xuất các phương án tăng doanh số. Dưới đây là một số phương án do 1C Việt Nam đề xuất:
>>>> XEM NGAY: 6 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả nhất 2024
1C:ERP là giải pháp quản lý nguồn lực toàn diện dành cho các doanh nghiệp, được thiết kế để tích hợp hoàn hảo vào mô hình hoạt động của từng tổ chức. Với sự phát triển toàn diện và kinh nghiệm triển khai từ hàng trăm đối tác trên toàn quốc, 1C:ERP cam kết tối ưu hóa trải nghiệm cho mỗi khách hàng, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tăng doanh số bán nói riêng và phát triển doanh nghiệp nói chung.
Hệ thống cung cấp các công cụ giúp quản lý và lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đồng thời phân tích, báo cáo chỉ số để nhà quản trị có thể thiết lập phương án tăng doanh số bán hàng. Các tính năng nổi bật của phân hệ quản lý kinh doanh trong hệ thống 1C:ERP bao gồm:
Hiểu rõ về khái niệm doanh số là gì tạo nên tảng cơ bản để các doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quản lý và tối ưu hóa doanh số không chỉ giúp tăng trưởng doanh thu mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích để áp dụng vào thực tiễn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về giải pháp 1C:ERP, hãy liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: