Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng chỉ số đo lường KRI để nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh và kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, phòng ban trong tổ chức. Qua đó, chỉ số này mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp quản lý rủi ro và quyết định chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vậy, khái niệm chi tiết của KRI là gì? KRI và KPI có gì giống nhau? Trong bài viết này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!
KRI (Key Result Indicators) là thước đo kết quả trọng yếu của nhiều hoạt động được thực hiện bởi nhiều nhóm khác nhau. Điều đó mang đến một cái nhìn rõ ràng, Thông thường, KRI sẽ được dùng để xác định liệu phương hướng và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có đang phát triển theo đúng chiến lược ban đầu hay không, hoặc khi nhà quản trị muốn đo lường kết quả của doanh nghiệp và đưa ra chiến lược dài hạn. Cụ thể:
>>>> XEM THÊM: Key result là gì? Cách xây dựng OKRs chi tiết, hiệu quả
KRI giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được tình hình kinh doanh hiện tại và định hướng chiến lược phát triển trong tương lai. Thông qua đó, việc áp dụng KRI vào doanh nghiệp sẽ có những ưu và nhược điểm cụ thể sau đây:
KRI đo lường các hoạt động khác nhau trong tổ chức để giúp nhà quản trị có thể đánh giá tiến độ thực hiện dự án, mức độ hoàn thành cũng như tiến độ công việc so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, nhà quản trị cũng dễ dàng đánh giá được năng lực và hiệu suất của nhân viên trong một số khía cạnh nhất định.
Nhược điểm khá lớn mà KRI sở hữu là chỉ cung cấp cho nhà quản trị kết quả cuối cùng đạt hay không đạt, tình hình kinh doanh lỗ hay lãi. Trong đó, chỉ số kết quả trọng yếu lại không có tác dụng nhiều trong hoạt động quản lý chiến lược, đặc biệt ở xu hướng Performance and Feedback (Phản hồi chi tiết công việc), bởi KRI khó xác định chi tiết khu vực cần tập trung cải thiện để nâng cao kết quả chung của doanh nghiệp.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: OKR là gì? Tổng hợp mọi thông tin về mô hình OKR
KRI và KPI đều đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá kết quả công việc của tổ chức. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn giữa KRI và KPI, để hiểu rõ hơn về hai chỉ số đo lường này, 1C Việt Nam sẽ đưa ra một vài so sánh thông qua bảng dưới đây:
Tiêu chí |
KRI |
KPI |
Khái niệm |
Key Result Indicators là chỉ số kết quả trọng yếu |
Key Performance Indicators là chỉ số hoạt động trọng yếu |
Tính chất |
Mang tính tài chính hoặc phi tài chính |
Mang tính phi tài chính |
Chu kỳ |
Được tiến hành chủ yếu theo hàng tháng, quý |
Được tiến hành theo ngày, tuần |
Phạm vi |
Phản ánh kết quả của việc quản lý nhiều hoạt động thông qua nhiều thước đo mục tiêu khác nhau |
Tập trung quản lý từng hoạt động cụ thể |
Đối tượng |
|
|
Báo cáo, tổng kết |
Được báo cáo theo đồ thị xu hướng, bảng biểu tổng quan gồm tình hình và kết quả hoạt động trong chu kỳ lớn |
Được báo cáo theo hình thức mạng lưới nội bộ, phản ánh chi tiết hoạt động, người chịu trách nhiệm, chỉ tiêu… để có thể truy cứu và nhắc nhở tới từng cá nhân, phòng ban |
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì? Nên sử dụng chỉ tiêu nào?
Phương diện liên kết |
KPI |
KRI |
Tính chiến lược |
Mang tính chiến lược, liên kết với mục tiêu và hướng phát triển chung của tổ chức. |
Không mang tính chiến lược, tập trung vào hoạt động duy trì và phát sinh thường xuyên. |
Các hoạt động đo lường |
Đo lường các hoạt động tạo ra lợi nhuận chính trong chuỗi giá trị của tổ chức. |
Đo lường các hoạt động duy trì thường xuyên, không nhất thiết liên quan trực tiếp đến lợi |
Tính thay đổi |
Thường thay đổi theo từng tháng, quý, năm, phụ thuộc vào chiến lược và mục tiêu của tổ chức. |
Ổn định hơn và ít có sự thay đổi, tập trung vào việc duy trì và phát triển ổn định. |
>>>> XEM NGAY: Cách tính KPI cho sale và mẫu ứng dụng đơn giản, nhanh chóng
Giải pháp văn phòng số 1C:Document Management là phần mềm được phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, giúp doanh nghiệp chuyển đổi số và hỗ trợ quy trình quản trị nhanh chóng và dễ dàng. Một số tính năng chi tiết mà phần mềm này mang lại:
Qua bài viết này, 1C Việt Nam hi vọng các doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về chỉ số đo lường KRI và mối liên hệ giữa KPI và KRI để sử dụng và quản lý hai chỉ số này hiệu quả, từ đó đạt được những mục tiêu đặt ra, xây dựng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các nhà quản trị đừng quên theo dõi các thông tin về quản trị tại 1C Việt Nam nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: