Lịch trình sản xuất cho phép doanh nghiệp thực hiện các công việc một cách có kế hoạch, đảm bảo yêu cầu đề ra. Để nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các bước lập lịch trình sản xuất hiệu quả, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lịch trình sản xuất là một kế hoạch chi tiết điều phối, phân công công việc cho từng bộ phận và cá nhân trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo rằng dự án sẽ được hoàn thành đúng tiến độ theo khả năng của nhà máy. Ngoài ra, lịch trình sản xuất cũng xác định thời gian và số lượng sản phẩm cần hoàn thành cho từng bộ phận trong dự án.
>>>> XEM THÊM: Tìm hiểu quy trình sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay
Trong quá trình điều hành nhà máy, việc xác định thời điểm và số lượng cần sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp chuẩn bị các nguồn lực sản xuất đúng thời gian với mức chi phí thấp nhất mà còn đảm bảo có hàng dự trữ sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, mục tiêu của lập lịch trình sản xuất nhằm:
Khi lập lịch trình sản xuất, người phụ trách phải đảm bảo sự cân đối giữa kế hoạch và thực tế của các yếu tố quan trọng trong dự án. Một số yếu tố đáng chú ý bao gồm công suất hoạt động của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ và nguồn nhân lực. Nhiệm vụ cụ thể của việc lập lịch sản xuất là:
Sau khi tìm hiểu về lịch trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tự lập bản lịch trình và kế hoạch sản xuất cho dự án của mình theo các bước sau:
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tiến trình và thời gian thực hiện. Ghi chép chi tiết, rõ ràng các công việc trong lịch trình đảm bảo sự dễ dàng và linh hoạt trong việc thực hiện.
Sau khi đã lập danh sách công việc, bước tiếp theo là thiết lập các mục tiêu phù hợp với từng nhiệm vụ. Mục tiêu có thể liên quan đến thời gian hoàn thành hay kết quả cần đạt được. Quan trọng nhất là đảm bảo mục tiêu đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với khả năng của công ty.
Ở bước này, doanh nghiệp cần sắp xếp công việc đã được lập danh sách theo thứ tự ưu tiên phù hợp. Doanh nghiệp nên ưu tiên công việc cấp bách, quan trọng hoặc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về mặt thời gian hay đối tượng thực hiện. Điều này sẽ giúp loại bỏ những công việc không cần thiết, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.
Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định và sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên và quan trọng. Điều này giúp thực hiện kế hoạch ban đầu một cách thuận lợi và tránh gặp khó khăn trong quy trình sản xuất.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi và so sánh giữa những kết quả đạt được với mục tiêu đề ra. Điều này giúp doanh nghiệp biết được những công việc còn chưa hoàn thành và theo dõi tiến trình sản xuất đến đâu. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hoàn thành của dự án.
Nếu doanh nghiệp vẫn đang loay hoay trong việc xây dựng lịch trình sản xuất, phần mềm 1C:Company Management. Giải pháp tập trung vào việc giám sát các hoạt động sản xuất, kiểm soát quy trình, theo dõi lịch sử và quản lý chất lượng sản phẩm theo thời gian thực. Điều này giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phần mềm cho phép lập lệnh sản xuất tạo ra các tài liệu thông tin về sản xuất bao gồm các thông tin khai báo như đơn hàng cần sản xuất, số lượng hàng hóa được sản xuất, máy móc sử dụng, các công đoạn sản xuất cần thực hiện, tổ đội hoặc người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc sản xuất. Ngoài ra, phần mềm cho phép theo dõi quản lý toàn bộ quá trình sản xuất.
Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ thông tin chi tiết về lịch trình sản xuất và cách lập lịch trình sản xuất hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management nhằm hỗ trợ lên lịch trình sản xuất dễ dàng, đơn giản hơn nhiều. Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp, vui lòng liên hệ tới 1C Việt Nam ngay.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: MPS là gì? Các bước lên kế hoạch sản xuất MPS doanh nghiệp