Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức MPS là gì? Các bước lên kế hoạch sản xuất MPS cho doanh nghiệp
1C Việt Nam
(28.08.2024)

MPS là gì? Các bước lên kế hoạch sản xuất MPS cho doanh nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất, MPS được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giải thích chi tiết về MPS là gì và các bước lên kế hoạch sản xuất MPS trong doanh nghiệp.

1. MPS là gì?

MPS (hay Lịch trình sản xuất tổng thể) là bản kế hoạch chi tiết mô tả những sản phẩm nào sẽ được sản xuất với số lượng bao nhiêu trong một khoảng thời gian cụ thể. Một MPS sẽ giúp liên kết nhu cầu bán hàng với năng lực sản xuất. Mục đích của lịch trình sản xuất tổng thể là tạo ra một kế hoạch thực tế giúp giảm thiểu tình trạng thừa/thiếu hàng trong khi vẫn tối đa hóa việc giao hàng đúng hạn. 

MPS
MPS là lịch trình sản xuất tổng thể của doanh nghiệp

2. Phân biệt MPS, MRP và BOM giúp tối ưu hóa quy trình lập kế hoạch 

Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, nhà quản lý thường nghe đến 3 khái niệm MPS, MRP và BOM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và quản lý chuỗi cung ứng. Dưới đây là bảng phân biệt MPS: 

Yếu Tố MPS (Master Production Scheduling) MRP (Materials Requirements Planning) BOM (Bill of Materials)
Định nghĩa Lập kế hoạch chi tiết về sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Quá trình tính toán và quản lý nhu cầu nguyên vật liệu dựa trên MPS. Danh sách chi tiết về các thành phần, linh kiện và vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm.
Chức năng Quản lý việc sản xuất, lên kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho. Xác định và quản lý vật liệu, nguyên liệu, linh kiện cần cho quá trình sản xuất. Xác định số lượng vật liệu cần và lên kế hoạch đặt hàng và sản xuất dựa trên chi tiết sản phẩm.
Mục tiêu Đảm bảo sản phẩm sẵn sàng và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Cân bằng cung và cầu sản xuất, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và đảm bảo nguyên liệu sẵn sàng. Đảm bảo thông tin chi tiết và chính xác về các thành phần cần thiết để sản xuất sản phẩm.
Mối quan hệ    MPS là nền tảng, dựa trên đó MRP được thực hiện để quản lý nhu cầu nguyên vật liệu. MRP sử dụng thông tin từ MPS để tính toán và quản lý nhu cầu vật liệu. BOM cung cấp thông tin chi tiết cho cả MPS và MRP để xác định các vật liệu và linh kiện cần thiết.

3. Lợi ích của MPS đối với doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu MPS là gì, có thể thấy đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và xác định nguyên liệu. Một bản lịch trình sản xuất (MPS) sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và thay đổi các công đoạn dựa trên nhu cầu thị trường và năng lực thực tế của doanh nghiệp. Ngoài ra, MPS còn cung cấp nhiều tiện ích trong quá trình bảo vệ và đối phó với các sự cố bất ngờ, giúp tối ưu hóa quá trình phân bổ nguồn nhân lực. Một số lợi ích cụ thể của MPS có thể kể tới như: 

  • Xây dựng, tối ưu hoá và theo dõi kế hoạch đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất của mình.
  • Các bộ phận liên quan đều có thể được cung cấp thông tin về các yêu cầu sản xuất.
  • Tối ưu hóa khả năng lưu trữ nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu hụt trong quá trình sản xuất.
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực thiết yếu cho các hoạt động sản xuất sắp tới.
  • Xác định khối lượng sản xuất dựa trên nhu cầu, đồng thời đưa ra kế hoạch bảo trì cho dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
  • Tính toán lượng hàng tồn kho hợp lý và an toàn, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình nhập nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí dư thừa.
MPS
Việc lập MPS giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt trong quy trình sản xuất

>>>> ĐỌC THÊM: TOP 6 phần mềm quản lý sản xuất và bán hàng hiệu quả 2024

4. Các yếu tố chính giúp xây dựng MPS hiệu quả

Để xây dựng một bản lịch trình sản xuất chi tiết, hiệu quả không thể thiếu được các dữ liệu bao gồm bản dự toán nhu cầu khách hàng, bảng thống kê hàng tồn kho an toàn,...Đây là những dữ liệu quan trọng giúp lên một bản MPS sát với nhu cầu thị trường và năng lực thực tế của doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các yếu tố ngay dưới đây.

4.1 Bản dự đoán nhu cầu của khách hàng

Bản dự đoán nhu cầu của khách hàng cho phép tính toán được số lượng sản phẩm cần sản xuất, từ đó có thể lên một bản lịch trình sản xuất phù hợp. Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu lịch sử bán hàng từ các bộ phận như Marketing và Sale để đo lường và dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai. 

4.2 Bảng thống kê hàng tồn kho an toàn

Bảng thống kê hàng tồn kho an toàn là dữ liệu quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng một lịch trình sản xuất. Nó cho biết số lượng hàng hóa dự trữ cần thiết trong những trường hợp nhận được đơn hàng lớn đột xuất. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra căn cứ phù hợp để lên một MPS khoa học nhằm sản xuất sản lượng hợp lý để cung ứng cho thị trường.

4.3 Các yếu tố khác

Các yếu tố khác cần được xem xét bởi các doanh nghiệp sản xuất khi lập lịch trình sản xuất tổng thể MPS bao gồm:

  • Danh mục sản phẩm: Để lên lịch trình sản xuất, doanh nghiệp cần có danh mục sản phẩm bao gồm tất cả các mẫu mã sản phẩm sản xuất. Sau khi phân tích, doanh nghiệp cần sắp xếp danh mục sản phẩm theo mức độ phổ biến, đặc biệt là các mặt hàng sản xuất nhiều nhất sẽ được ưu tiên đặt ở đầu danh mục. 
  • Danh sách biến thể cho mỗi sản phẩm: Đối với mỗi sản phẩm, doanh nghiệp cần tạo ra danh sách biến thể cụ thể như kích cỡ, màu sắc và các yếu tố khác tùy theo từng loại sản phẩm.
  • Thời gian cụ thể: Doanh nghiệp cần phân bổ thời gian theo ngày, tuần, tháng và năm để lên lịch trình cụ thể nhất cho quá trình sản xuất. Mục tiêu cần được xác định theo năm, còn lịch trình sản xuất cần được xác định theo tháng/tuần và các công việc cụ thể cần được xác định theo ngày. Mục đích của việc này là giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất nếu cần thiết.
  • Số lượng sản xuất: Doanh nghiệp cần xác định số lượng sản phẩm sẽ được sản xuất trong một khoảng thời gian định kỳ như theo tuần, tháng hoặc năm.
MPS
Doanh nghiệp cũng cần xem xét đến các yếu tố khác như danh mục sản phẩm, số lượng sản xuất,...

>>>> XEM THÊM: Phần mềm quản lý tiến độ sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp

5. Các bước lập một lịch trình sản xuất MPS hiệu quả

Việc xây dựng một lịch trình sản xuất hiệu quả cùng kế hoạch cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và ước lượng chính xác nguồn lực. Để lập được một lịch trình sản xuất MPS hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: 

5.1 Xác định thời gian sản xuất hoàn thành

Khi xây dựng một lịch trình sản xuất, doanh nghiệp cần định rõ khoảng thời gian để hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Sau khi đặt hàng, mất bao lâu để nhập và tổng hợp các nguyên liệu sản xuất?
  • Cần bao lâu để đưa nguyên liệu vào dây chuyền sản xuất và tạo ra sản phẩm?
  • Quá trình đóng gói và kiểm soát chất lượng mất bao lâu?
  • Thời gian cần thiết để đóng gói sản phẩm và chuẩn bị giao hàng cho khách hàng là bao lâu?

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kết hợp kinh nghiệm và dữ liệu sản xuất trong quá khứ để xác định các khoảng thời gian này một cách chính xác, có cơ sở hơn.

MPS
Khi lập kế hoạch cần xác định được thời gian hoàn thành sản xuất để đảm bảo hiệu quả tốt hơn

>>>> ĐỌC NGAY: Tìm hiểu quy trình sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay

5.2 Đánh giá nhu cầu thị trường

Để tính toán chính xác về khối lượng sản xuất, doanh nghiệp cần đánh giá nhu cầu của khách hàng để xác định xu hướng thị trường đối với sản phẩm của mình. Đối với những sản phẩm có nhu cầu cao, doanh nghiệp cần đảm bảo khối lượng sản xuất đủ lớn để không gặp tình trạng thiếu hàng. Ngược lại, với những sản phẩm có nhu cầu thấp, doanh nghiệp cần cân đối khối lượng sản xuất để tránh sản xuất dư thừa, gây lãng phí nguồn lực và kinh tế. 

MPS
Nghiên cứu nhu cầu thị trường giúp việc lập lịch trình sản xuất được chính xác hơn

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch hiệu quả

5.3 Xác định các nguồn lực cần thiết

Sau khi tính toán khối lượng sản xuất cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp cần sắp xếp các nguồn lực cần thiết để thực hiện quy trình đó. Các nguồn lực đó bao gồm lực lượng lao động, máy móc và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Trong việc phân bổ số lượng lao động cho sản xuất, doanh nghiệp cần có một bản lịch trình dựa trên khối lượng và tính chất công việc, đồng thời đảm bảo trình độ tay nghề của lao động để đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

MPS
Dựa trên khối lượng sản xuất để phân bổ số lượng lao động phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

Các trang thiết bị máy móc phục vụ mục đích sản xuất là một yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Các mẫu máy móc, thiết bị đi kèm, các thông số kỹ thuật và diện tích nhà xưởng đều ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Vì vậy, việc liệt kê chi tiết và chính xác các yếu tố này trong bản lịch trình sản xuất là rất cần thiết để tránh ảnh hưởng tới các nguồn lực khác liên quan đến sản xuất.

MPS
Cần thống kê chính xác số lượng trang thiết bị, máy móc cần thiết cho sản xuất

Để đảm bảo quy trình sản xuất được suôn sẻ, doanh nghiệp cần chú ý đến danh sách nguyên vật liệu bao gồm cả chất lượng và số lượng cần sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị kế hoạch dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như hư hỏng hoặc hết hạn.

MPS
Doanh nghiệp cần chú ý đến các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

Bài viết trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ chi tiết về MPS cũng như các bước lập lịch trình sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật thông tin hữu ích về quản lý sản xuất cũng như quản lý doanh nghiệp nhé!

>>>> TÌM HIỂU NGAY:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay