Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Kế hoạch sản xuất là gì? Quy trình lập kế hoạch sản xuất
1C Việt Nam
(13.11.2024)

Kế hoạch sản xuất là gì? Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Một bản kế hoạch sản xuất chi tiết và đầy đủ giúp các doanh nghiệp có được chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh có thể phát triển nhanh chóng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vậy để hiểu rõ hơn về kế hoạch sản xuất cũng như các bước lập kế hoạch hiệu quả hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Kế hoạch sản xuất là gì?

Kế hoạch sản xuất là một tài liệu hoặc hệ thống quản lý giúp định hướng và tổ chức các hoạt động sản xuất trong một doanh nghiệp. Mục tiêu chính của kế hoạch này là đảm bảo rằng các nguồn lực như nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc, và thời gian được sử dụng một cách hiệu quả để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời hạn.

Các yếu tố chính trong một kế hoạch sản xuất thường bao gồm:

  • Dự báo nhu cầu: Xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu thị trường.
  • Quản lý nguồn lực: Lập kế hoạch cho việc sử dụng nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu.
  • Lịch trình sản xuất: Xác định thời gian sản xuất cụ thể cho từng giai đoạn hoặc sản phẩm.
  • Quản lý tồn kho: Điều chỉnh mức độ nguyên vật liệu và sản phẩm tồn kho để tránh thiếu hụt hoặc dư thừa.
  • Chất lượng và kiểm tra: Đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng thông qua quá trình kiểm tra và điều chỉnh.
  • Chi phí sản xuất: Tính toán và kiểm soát chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, và chi phí vận hành.
kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch là việc lên kế hoạch chi tiết mọi hoạt động trong quá trình sản xuất

2. Các bước lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Cách lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp bao gồm 5 bước cơ bản sau: 

2.1 Dự báo về nhu cầu sản phẩm

Để quyết định phương pháp lập kế hoạch sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp cần hoạch định được nhu cầu của sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn ước lượng các tài nguyên cần thiết và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.

kế hoạch sản xuất
Dự đoán nhu cầu của sản phẩm để đưa ra kế hoạch hiệu quả

>>>> XEM THÊM: Hoạch định năng lực sản xuất: 4 giải pháp nâng cao hiệu quả

2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hàng tồn kho

Bạn cần tạo một kế hoạch quản lý hàng tồn kho để tránh tình trạng thiếu hụt, lãng phí hoặc dự trữ quá nhiều. Trong giai đoạn này, hãy tập trung vào các kỹ thuật quản lý và giám sát hàng tồn kho còn có thể sử dụng được để xử lý một cách hiệu quả nhất. 

kế hoạch sản xuất
Cần lên kế hoạch hàng tồn kho để đưa ra giải pháp xử hiệu quả và kịp thời

2.3. Lên kế hoạch quản trị nhân sự

Để thành công trong quy trình lập kế hoạch sản xuất, bạn cần nắm rõ chi tiết về nguồn nhân lực, bao gồm cả số lượng người cần thiết và các yêu cầu về nguyên liệu để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các máy móc và hệ thống cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất của mình.

kế hoạch sản xuất
Việc quản lý nhân sự là yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất

>>>> XEM NGAY: Tìm hiểu quy trình sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay

2.4. Giám sát sản xuất

Trong quá trình sản xuất, cần liên tục theo dõi và so sánh kết quả với hoạch định lịch trình sản xuất và nguồn lực dự kiến để đảm bảo tiến trình diễn ra suôn sẻ. Hành động này cần được ghi lại trong suốt quá trình sản xuất.

kế hoạch sản xuất
Cần theo dõi và giám sát quá trình sản xuất thường xuyên để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ

2.5. Tùy chỉnh kế hoạch sản xuất theo thực tế

Để hoàn tất quy trình lập kế hoạch sản xuất, bước cuối cùng là phản ánh lại thông tin thu được trong bước bốn và đề xuất chiến lược để đảm bảo sản xuất được diễn ra suôn sẻ trong tương lai. Ngoài việc xây dựng những kế hoạch sản xuất hiệu quả, việc rút ra kinh nghiệm cũng là cần thiết để cải thiện và nâng cao chất lượng kế hoạch cho các sản phẩm trong những lần sau.

kế hoạch sản xuất
Tùy chỉnh kế hoạch sản xuất là bước quan trọng để doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và độ hiệu quả

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

  • BOM là gì? Các tính năng của từng loại BOM hiện nay
  • IIoT là gì? Lợi ích và ứng dụng của IIoT trong sản xuất

3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch sản xuất

Việc lập kế hoạch sản xuất là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó giúp đưa ra một kế hoạch chi tiết về các hoạt động sản xuất và các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của việc áp dụng các cách lập bảng kế hoạch sản xuất:

  • Đảm bảo hiệu suất sản xuất: Việc lập kế hoạch sản xuất giúp định rõ số lượng sản phẩm cần sản xuất và hoạch định lịch trình sản xuất phù hợp, từ đó tăng hiệu suất sản xuất, giảm thời gian chờ đợi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Quản lý các nguồn lực: Kế hoạch sản xuất bao gồm việc xác định sử dụng nguồn lực như máy móc, vật liệu, nhân lực một cách hợp lý giúp quy trình sản xuất sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. 
  • Tiết kiệm tài nguyên: Việc lên kế hoạch cụ thể giúp việc phân bổ tài nguyên hợp lý hạn chế lãng phí tài nguyên.
  • Tối ưu chi phí sản xuất: Kế hoạch sản xuất giúp đánh giá chi phí sản xuất trước để có thể điều chỉnh kế hoạch phù hợp và tối ưu hóa các chi phí sản xuất.
  • Đánh giá hiệu quả sản xuất: Kế hoạch sản xuất giúp đo lường hiệu quả sản xuất bằng cách so sánh kế hoạch với thực tế và đưa ra các kế hoạch cải tiến cho các hoạt động sản xuất tiếp theo. 

Việc lập kế hoạch sản xuất là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự liên tục và tối ưu hóa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất tốt hơn

4. Những sai lầm dễ mắc khi lập kế hoạch 

Dưới đây là các sai lầm thường gặp trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. Hãy chú ý để tránh mắc phải sai lầm và rút kinh nghiệm cho cả bản thân và doanh nghiệp.

4.1. Hoạch định chính sách tài chính không chính xác

Việc thiếu khả năng đánh giá và ước lượng các chi phí trong kế hoạch tài chính sẽ dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết vấn đề về tài chính. Nếu không tính toán kỹ càng, doanh nghiệp có thể đối mặt với tình trạng thiếu vốn hoặc nợ nần khi lâm vào khó khăn.

kế hoạch sản xuất
Việc ước lượng chi phí không chính xác sẽ gây ảnh hưởng về vấn đề tài chính của doanh nghiệp

>>>> THAM KHẢO THÊM: Lead Time là gì? Tất tần tật thông tin về Lead Time mới nhất

4.2. Không nắm bắt được mục tiêu trong kế hoạch

Nếu không nắm rõ mục tiêu trong kế hoạch, các nhà quản lý sẽ khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và thành công của kế hoạch, và dẫn đến việc không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.

kế hoạch sản xuất
Không nắm rõ được mục tiêu là một trong những sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch

4.3. Không nắm rõ nguyên lý hoạt động phân phối trong kế hoạch sản xuất

Việc không nắm rõ nguyên lý hoạt động phân phối khi lập kế hoạch sản xuất sẽ dẫn đến lãng phí, mất mát và chi phí cao trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

kế hoạch sản xuất
Khi lập kế hoạch sản xuất cần nắm rõ nguyên lý hoạt động và phân phối sản phẩm

4.4. Chủ quan

Việc đánh giá quá cao về khả năng và tầm nhìn dẫn đến việc không phát hiện các nguy cơ tiềm tàng trong việc lập kế hoạch. Điều này cũng dẫn đến việc không dự báo được các tình huống khó khăn trong tương lai.

kế hoạch sản xuất
Không nên quá chủ quan về cách nhìn nhận của bản thân trong lập kế hoạch sản xuất

4.5. Thiếu lộ trình thực tế

Nếu không có lộ trình thực tế, doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt được mục tiêu trong thời gian định trước và dễ gặp phải khó khăn trong quá trình sản xuất. 

kế hoạch sản xuất
Từ những sai lầm trong việc lập kế hoạch có thể rút ra được kinh nghiệm quý báu

5. Những lưu ý khi lập kế hoạch sản xuất

5.1. Dự báo chính xác nhu cầu

Nếu bạn không xác định đúng nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, sẽ không thể lập kế hoạch sản xuất chi tiết được. Bạn cần xem xét xu hướng mua hàng trong quá khứ, các thay đổi về nhân khẩu học, nguồn lực có sẵn và nhiều yếu tố khác. Dự báo và kế hoạch nhu cầu chính là nền tảng để có được một kế hoạch sản xuất hiệu quả.

kế hoạch sản xuất
Để lập kế hoạch hiệu quả cần nắm xác định được nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ

5.2. Nắm rõ năng lực sản xuất tối đa

Có thể dự đoán số lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất một lượng sản phẩm cụ thể bằng cách tính toán công suất tối đa mà hoạt động của bạn có thể quản lý trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp bạn dự đoán được cần bao nhiêu tài nguyên để sản xuất ra một lượng sản phẩm.

kế hoạch sản xuất
Năng lực sản xuất tối đa là yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch sản xuất

Trên đây 1C Việt Nam đã chia sẻ về kế hoạch sản xuất là gì, các bước để lập một kế hoạch sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như những sai lầm thường gặp phải. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn rút ra được những kinh nghiệm để có thể lập kế hoạch tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. 

>>>> XEM THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay