Phân tích khách hàng mục tiêu là một trong những nghiệp vụ quan trọng mà bất kỳ marketer nào cũng phải thực hiện. Kết quả phân tích khách hàng là nền tảng chính xác nhất để đưa ra các chiến lược marketing cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vậy làm thế nào để phân tích khách hàng mục tiêu chính xác, hiệu quả? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Để phân tích hành vi khách hàng một cách chính xác, doanh nghiệp cần hiểu khách hàng mục tiêu là gì. Khách hàng mục tiêu, hay còn gọi là Target Customer, là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến để tập trung nguồn lực cho hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh, đồng thời có khả năng chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đó.
Việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể tập trung tài nguyên vào việc tiếp cận nhóm người mua tiềm năng. Bằng cách phân tích khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phát triển chiến lược Marketing hiệu quả, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ. Từ đó, lợi nhuận được tối đa hóa và thị phần của công ty cũng mở rộng nhanh chóng.
Phân tích khách hàng mục tiêu là nền tảng của mọi hoạt động Marketing. Quy trình này bao gồm các kỹ thuật như dự đoán, trực quan hóa dữ liệu, quản lý dữ liệu khách hàng bằng Excel và phân loại khách hàng. Đây là hoạt động nghiên cứu và đánh giá khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hoặc tổ chức muốn tiếp cận, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và gia tăng lợi nhuận kinh doanh.
Để phân tích khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần thu thập thông tin về các đặc điểm, hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Một số dữ liệu có giá trị thường được sử dụng bao gồm độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sở thích, lối sống, trình độ giáo dục và các yếu tố tâm lý.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: TOP 7 phần mềm CRM quản lý khách hàng hiệu quả hiện nay
Mỗi doanh nghiệp hoặc phòng Marketing đều có quy trình phân tích khách hàng mục tiêu riêng biệt. Dưới đây là quy trình chung với các bước cơ bản để doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế.
Chân dung khách hàng mục tiêu (Customer Persona) là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp có hình dung rõ nét về tệp khách hàng mục tiêu đang hướng tới. Dưới đây là các bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu:
Lưu ý: Việc vẽ chân dung khách hàng là một quá trình lặp lại và doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin, thay đổi, điều chỉnh để kết quả chính xác và phù hợp với thực tế.
Phân tích trải nghiệm khách hàng là phương pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt từng bước trên hành trình mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Bản đồ hành trình sẽ được tạo nên bởi các điểm chạm tương tác từ khi khách hàng bắt đầu có nhu cầu đến giai đoạn mua hàng, đánh giá sau mua.
Để xây dựng được hành trình mua của khách hàng doanh nghiệp cần xác định các yếu tố dưới đây:
Phân tích khách hàng mục tiêu thông qua phân tích insight là yếu tố cốt lõi dẫn đến một chiến lược Marketing thành công. Customer Insight được coi như “trái tim” của chiến lược Marketing, là sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng mà doanh nghiệp cần nắm bắt để tiếp cận họ một cách chính xác, hiệu quả.
Insight cho phép doanh nghiệp đi sâu vào tâm trí khách hàng, khám phá những nhu cầu tiềm ẩn và mong muốn mà họ chưa thể trực tiếp bày tỏ. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối đa.
Vậy làm thế nào để phân tích Insight khách hàng chính xác?
>>>> XEM THÊM: 12 cách thuyết phục khách hàng khó tính nhất mua sản phẩm
Vậy vì sao doanh nghiệp cần phân tích khách hàng mục tiêu? Hoạt động này có thể đem lại những lợi ích gì cho công ty? Dưới đây là tầm quan trọng của hoạt động phân tích khách hàng mục tiêu trong doanh nghiệp.
Khi xác định rõ đối tượng khách hàng, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này giúp tránh lãng phí nguồn lực vào những dự án, chiến lược không phù hợp hoặc có nhu cầu thấp trên thị trường.
Việc xác định khách hàng mục tiêu cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và hiểu rõ hơn về họ. Điều này giúp nhận biết nhu cầu, mong muốn và các thách thức mà khách hàng đang gặp phải, làm nền tảng cho quá trình phát triển sản phẩm và sáng tạo các thông điệp truyền thông hiệu quả hơn
Khi phân tích khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ nắm được các kênh tiếp cận mà họ thường xuyên sử dụng. Từ đó, các marketer có thể lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, đồng thời xây dựng thông điệp marketing đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Phân tích khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp hiểu rõ mong muốn của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu này. Doanh nghiệp cũng có thể phát triển thêm các sản phẩm mới dựa trên insight tìm được để gia tăng khả năng cạnh tranh.
Khi tập trung vào đúng đối tượng khách hàng, khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên cùng một hạn mức chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với tệp khách hàng mục tiêu, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy họ mua sắm nhiều hơn.
Tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là một lợi thế cạnh tranh, tạo rào cản cho các đối thủ trong cùng phân khúc thị trường. Bằng cách cung cấp những sản phẩm và dịch vụ khác biệt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng họ cũng như thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
Một trong những khái niệm thường bị nhầm lẫn với khách hàng mục tiêu là khách hàng tiềm năng. Cả hai khái niệm này đều đề cập đến những đối tượng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, có thể phân biệt hai nhóm này thông qua bảng thông tin dưới đây:
Phân biệt |
Khách hàng mục tiêu |
Khách hàng tiềm năng |
Khái niệm |
Là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp tập trung nguồn lực để bán sản phẩm, dịch vụ. |
Là nhóm người có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp trong tương lai. |
Mức độ sẵn sàng mua hàng |
Sẵn sàng mua hàng |
Chưa sẵn sàng mua hàng |
Mức độ hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ |
Có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ |
Có hiểu biết ít hoặc chưa có hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ |
Tìm kiếm thông tin |
Chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ |
Bị động trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ |
Quyết định mua hàng |
Có khả năng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng |
Cần sự tác động từ doanh nghiệp và thời gian để đưa ra quyết định mua |
Việc phân tích khách hàng mục tiêu là nền tảng cho việc phát triển các chiến lược kinh doanh nói chung và hoạt động Marketing nói chung trong doanh nghiệp. Trước sự biến động nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để phân tích dữ liệu và quản trị quan hệ khách hàng như 1C:Company Management. Với các tính năng quản trị dữ liệu chuyên biệt, đây chắc chắn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm insight cũng như duy trì mối quan hệ lâu dài với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với 1C Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về sản phẩm.