Lương là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh mức lương theo thỏa thuận ban đầu thì phụ cấp lương cũng là một chính sách mà các doanh nghiệp sử dụng để gia tăng quyền lợi cho nhân viên. Vậy phụ cấp lương là gì, có những khoản chi tiết nào? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>>> XEM THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất
Phụ cấp lương là một phần quan trọng trong thu nhập của người lao động. Căn cứ vào Điều 3, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, đây là một khoản tiền doanh nghiệp dùng để bù đắp cho người lao động khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, độc hại; công việc có tính chất phức tạp; điều kiện sinh hoạt chưa được tính theo mức lương theo chức danh hoặc chưa được tính đầy đủ.
Phụ cấp lương bao gồm nhiều loại khác nhau như: Phụ cấp thu hút, phụ cấp theo khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp theo chức vụ, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp làm ban đêm, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp cho lãnh đạo, phụ cấp làm việc trong môi trường nguy hiểm và độc hại,...Trong phần tiếp theo của bài viết, 1C Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ hơn về các loại phụ cấp này.
>>>> XEM THÊM: 10+ phần mềm tính lương được yêu thích nhất hiện nay
Bên cạnh vấn đề không hiểu rõ phụ cấp lương là gì, nhiều người còn nhầm lẫn và không phân biệt được các loại phụ cấp hiện có. Dưới đây là thông tin chi tiết về các khoản phụ cấp lương dành cho người lao động hiện nay:
Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định cụ thể như sau:
Bên cạnh phụ cạnh độc hại, nguy hiểm thì phụ cấp chức vụ, chức danh cũng khá phổ biến. Đây được coi là một trong những khoản thưởng thêm khi người lao động thăng tiến tới vị trí cao hơn hoặc giữ những vai trò đặc biệt.
Phụ cấp thâm niên là khoản tiền được trả cho nhân viên có thời gian làm lâu dài tại công ty. Khoản tiền này như một cách thể hiện sự công nhận và động viên đối với sự cống hiến của nhân viên đó. Cách tính phụ cấp thâm niên dựa trên thời gian làm việc trong công ty của nhân viên. Thông thường số tiền này sẽ tăng theo thời gian làm việc của nhân viên. Ví dụ, sau 1 năm mức phụ cấp là 5%, tăng lên 7% sau 2 năm và có thể lên 10% sau 5 năm làm việc.
Người lao động thường được hưởng khoản phụ cấp này khi học làm những công việc có chức trách cao hoặc vị trí quản lý quan trọng như trưởng ca, giám đốc, trưởng/phó bộ phận, trưởng/phó nhóm,...Bên cạnh đó cũng có một số công việc có nhiều trách nhiệm khác như thủ quỹ, kiểm toán, kiểm ngân,...
Phụ cấp khu vực là khoản tiền cộng thêm cho người lao động khi làm việc tại các địa bàn, khu vực được quy định trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
>>>> XEM THÊM: Hệ thống quản lý nhân sự tiền lương: Tất tần tật thông tin từ A-Z
Phụ cấp lưu động không quá phổ biến như các loại phụ cấp phía trên. Cụ thể:
Đối với một số công việc có điều kiện làm việc ở những nơi có xa xôi, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì người lao động sẽ được hưởng thêm phụ cấp thu hút.
Theo Điều 10 của Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp có thể đề xuất thêm các khoản phụ cấp khác để khuyến khích nhân viên làm việc cũng như giữ chân được nhân sự làm lâu dài. Các phụ cấp khác sẽ được thiết kế dựa trên yêu cầu thực tế và kỹ năng thực hiện của công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải báo cáo sở hữu để thống nhất các khoản phụ cấp trước khi đưa vào triển khai.
Bên cạnh vấn đề phụ cấp lương là gì, rất nhiều người lao động có thắc mắc về việc doanh nghiệp có bắt buộc phải trả khoản tiền này hay không. Theo Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, phụ cấp lương là điều khoản cần có trong hợp đồng lao động. Khoản tiền này được thiết kế để bù đắp các yếu tố như điều kiện lao động khó khăn, điều kiện sinh hoạt, tính phức tạp của công việc và mức độ thu hút lao động.
Tuy nhiên, việc trả phụ cấp không phải bắt buộc đối với tất cả nhân viên mà phụ thuộc vào điều kiện công việc của từng người. Khi được trả phụ cấp lương, người sử dụng lao động cần kiểm tra, đánh giá kỹ càng các yếu tố để đảm bảo rằng mức lương được thỏa thuận đã bao gồm các khoản phụ cấp và được quy định rõ ràng.
Để hiểu rõ hơn về phụ cấp lương là gì, các quy định mới nhất về vấn đề này ra sao, hãy cùng 1C Việt Nam giải đáp các thắc mắc thường gặp dưới đây.
Theo Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội đã bao gồm mức lương chính thức và các khoản phụ cấp lương. Những khoản phụ cấp này sẽ được quyết định dựa trên sự kiểm tra, đánh giá của doanh nghiệp về điều kiện lao động, mức độ phức tạp, trách nhiệm của công việc và mức độ thu hút lao động.
Tất cả các loại phụ cấp lương kể trên phải gắn liền với quá trình làm việc và kết của công việc của người lao động. Dưới đây là các khoản phụ cấp lương phải đóng Bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra cũng có các khoản phụ cấp lương không cần đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Từ ngày 01/01/2018, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương chính, phụ cấp lương và khoản bổ sung đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được chi trả đều đặn theo kỳ lương mỗi tháng. Những khoản này giúp xác định vụ thể số tiền cần đóng BHXH của người lao động.
Qua bài viết trên, mong rằng người lao động cũng như doanh nghiệp đã hiểu hơn về phụ cấp lương là gì cũng như các vấn đề khác xung quanh khoản tiền này. Việc chi trả phụ cấp lương là khác nhau tùy theo điều kiện lao động, tính chất phức tạp cũng như mức độ thu hút lao động. Để tự động hóa quá trình tính lương và phụ cấp lương, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm 1C:Company Management - phần mềm hàng đầu về quản trị doanh nghiệp. Liên hệ ngay với 1C Việt Nam để biết thêm thông tin về phần mềm này!
>>>> TÌM HIỂU THÊM: