Quy trình làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và quản lý công việc một cách khoa học. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, tăng cường chất lượng công việc và tạo điều kiện cho sự phối hợp làm việc tốt hơn. Trong bài viết này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về 6 bước quan trọng để xây dựng quy trình làm việc hiệu quả nhé.
Quy trình làm việc là một chuỗi các bước lặp lại dựa trên một tiêu chuẩn nhất định cho việc hoàn thành các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quy trình này có thể thay đổi, tối ưu hóa để phù hợp với các yêu cầu và công việc mới. Hiện nay, các doanh nghiệp thường có 4 nhóm quy trình công việc: Quy trình quản lý khách hàng, quy trình quản lý vận hành, quy trình quản lý đổi mới và quy trình quản lý xã hội/điều tiết cơ quan quản lý nhà nước.
Quy trình làm việc giúp người lao động có thể xác định mục tiêu và các bước cần thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất. Một quy trình chính xác và chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm:
>>>> THAM KHẢO NGAY: Top 10+ phần mềm vẽ quy trình làm việc hiệu quả hiện nay
Thiết lập quy trình làm việc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng để tăng năng suất và mức độ hiệu quả của các công việc. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên thực hiện các bước như sau:
Đầu tiên, xác định nhu cầu, mục đích của công việc bao gồm cập nhật hệ thống, áp dụng tiêu chuẩn mới, tái cấu trúc doanh nghiệp. Tiếp theo, xác định mục đích, phạm vi để định rõ các bước thực hiện, phương pháp kiểm soát, thời gian và tần suất công việc. Cuối cùng, khoanh vùng đối tượng cần thực hiện quy trình, có thể là cá nhân, phòng ban hay lĩnh vực cụ thể.
Quy trình làm việc không có một con số "chuẩn" về số bước, tùy thuộc vào tính chất công việc. Một công thức phổ biến để phân tích số bước trong một quy trình là 5W-1H-5M.
5W-1H gồm:
5M đại diện cho:
>>>> ĐỌC THÊM: Flowchart là gì? Các bước vẽ Flowchart chuẩn cho doanh nghiệp
Mô hình lý thuyết không đảm bảo quy trình làm việc vận hành hiệu quả. Do đó, khi xây dựng hệ thống quy trình làm việc, quản lý cần áp dụng các phương pháp kiểm tra và kiểm soát để đảm bảo hiệu suất tối ưu và cải tiến.
Các yếu tố kiểm soát bao gồm:
Các yếu tố kiểm tra bao gồm:
Quy trình thử nghiệm có mục đích xác định các công việc có được thực hiện theo tiêu chuẩn đề ra hay không? Giai đoạn Pre-test là quan trọng trong phương pháp thử nghiệm, bao gồm việc làm thử và sản xuất thử. Test được diễn ra trong quá trình thực hiện để đo lường tính khả thi của quy trình.
Bảng kiểm tra thử nghiệm bao gồm các nội dung như: Công đoạn, tài liệu hướng dẫn, điểm kiểm soát, người kiểm tra, thiết bị sử dụng, tần suất và hồ sơ.
Doanh nghiệp cần đưa ra mô tả cụ thể về từng bước để nhân viên có thể thực hiện công việc một cách chính xác và hiệu quả như:
Trong quá trình xây dựng, quản lý quy trình làm việc, định nghĩa các thuật ngữ và sử dụng các biểu mẫu hỗ trợ là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp đảm bảo sự rõ ràng, hiệu quả trong thực hiện công việc của doanh nghiệp.
Ngày nay, doanh nghiệp có thể tận dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng, quản lý quy trình làm việc hiệu quả hơn. Các phần mềm được trang bị nhiều tính năng giúp nâng cao hiệu quả quản lý công việc, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí phục vụ cho công việc. Đồng thời, sử dụng các phần mềm hỗ trợ còn giúp tăng tính minh bạch, khả năng theo dõi, đánh giá quy trình làm việc, từ đó nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc trong doanh nghiệp.
Như vậy, quy trình làm việc đóng vai trò quan trọng đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện khoa học, tránh chồng chéo, thiếu hiệu quả. Với sự phát triển của các nền tảng công nghệ, doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai phần mềm hỗ trợ quản lý, theo dõi và tự động hóa quy trình làm việc uy tín như giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management. Liên hệ 1C Việt Nam ngay để được hỗ trợ triển khai và ứng dụng phần mềm trong các hoạt động của doanh nghiệp nhé!
>>>> THAM KHẢO NGAY: 5 giai đoạn xây dựng quy trình vận hành dành cho doanh nghiệp