Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang hướng tới mô hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) bởi các lợi ích to lớn mà hệ thống này mang lại. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu mô hình Lean Manufacturing là gì cũng như lợi ích và nguyên tắc áp dụng mô hình này nhé.
Sản xuất tinh gọn hay Lean Manufacturing là một tổ hợp các phương pháp quản trị đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Mô hình này được tạo ra nhằm loại bỏ sự lãng phí và các vấn đề bất hợp lý trong quá trình sản xuất. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sản xuất tinh gọn bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của Toyota (TPS) và được triển khai trong suốt các hoạt động của hãng này từ năm 1950. Trước 1980, Toyota được nhiều người biết đến vì triển khai có hiệu quả hệ thống Just-In-Time (JIT) và ngày nay hãng được xem là một trong các công ty điển hình về việc áp dụng thành công phương pháp Lean Manufacturing.
>>>> XEM THÊM: TOP 6 phần mềm quản lý sản xuất và bán hàng hiệu quả
Như đã nhắc đến ở phần trên, phương pháp sản xuất tinh gọn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực và tài nguyên trong quá trình sản xuất. Mục tiêu chính của mô hình Lean Manufacturing bao gồm:
>>>> ĐỌC THÊM: 4M trong sản xuất là gì? Bật mí phương pháp cải tiến 4M hiệu quả
Sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp tiến hành những cải tiến nhỏ để loại bỏ sự hao phí, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Chiến lược này chủ yếu tập trung cải thiện nhu cầu khách hàng về thời gian giao và chất lượng sản phẩm. Dưới đây là những lợi ích của mô hình sản xuất tinh gọn, bao gồm:
Khi áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn, doanh nghiệp cần nắm được 6 nguyên tắc chính sau:
Trong sản xuất tinh gọn, doanh nghiệp nên có nhận thức về những việc nên và không nên làm nhằm tăng giá trị sản xuất dưới góc nhìn của khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp cần chú ý loại bỏ bất cứ nguyên vật liệu và tính năng không còn phù hợp theo nhu cầu của khách hàng.
Chuẩn hóa quy trình sản xuất bằng việc triển khai đầy đủ những hướng dẫn chi tiết trong hoạt động sản xuất bao gồm trình tự, nội dung, thời gian, nhân lực và cả kết quả cho tất cả các hoạt động sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đồng nhất cách thức tiến hành công việc của công nhân.
Tối ưu hóa hiệu suất chính là tiến hành một quy trình liên tục, không tắc nghẽn, đi vòng hoặc phải chờ đợi, giúp giảm tới 90% thời gian của chu kỳ sản xuất.
Nguyên tắc Just in time chủ trương chỉ sản xuất những gì cần thiết. Quá trình sản xuất luôn phải chịu sự chi phối của các công đoạn sau nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của các công đoạn trước. Khi một đơn hàng được nhận từ khách hàng và thông tin cho xưởng sản xuất, lệnh sản xuất trước tiên được đưa đến công đoạn ở cuối quy trình sản xuất.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Just in time là gì? Định nghĩa, lợi ích và điều kiện áp dụng
Quản lý chất lượng tại nguồn tập trung vào việc theo dõi, giám sát chất lượng ở từng giai đoạn, ngay từ nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Điều này nhằm tránh lãng phí tài nguyên và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
Việc cải tiến quy trình liên tục cho phép phát hiện các nút thắt lãng phí và loại bỏ chúng một cách kịp thời, hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được sự lạc hậu trong quy trình sản xuất, đồng thời tinh gọn những khâu làm việc, tránh lãng phí nguồn nhân lực và tài nguyên công ty.
Có thể thấy việc áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn vào trong quy trình sản xuất đang mang lại rất nhiều hiệu quả thực tế. Doanh nghiệp áp dụng mô hình này có thể gia tăng năng suất lao động, tối ưu chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật các thông tin hữu ích về sản xuất và quản trị doanh nghiệp.
>>>> THAM KHẢO NGAY: