Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Downtime trong sản xuất là gì? 6 cách giải quyết downtime
1C Việt Nam
(01.11.2023)

Downtime trong sản xuất là gì? 6 cách giải quyết downtime

Trong lĩnh vực sản xuất, không ai muốn phải đối mặt với vấn đề downtime vì các nguyên nhân khác nhau. Downtime không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mà còn làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về downtime trong sản xuất là gì và cách giải quyết downtime để hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và trơn tru.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Downtime trong sản xuất là gì?

Downtime là thời gian ngừng sản xuất, hiểu đơn giản hơn là khoảng thời gian mà các hoạt động sản xuất trong nhà máy bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân như lỗi thiết bị, bảo trì tài sản theo lịch trình, vấn đề lao động hoặc nguồn cung cấp. Thông thường, thời gian ngừng trong sản xuất tiêu tốn khoảng từ 5% đến 20% công suất sản xuất của nhà máy.

Downtime là khoảng thời gian ngừng trong quá trình sản xuất
Downtime là khoảng thời gian ngừng trong quá trình sản xuất

>>>> THAM KHẢO: TOP 6 phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hiệu quả 2023

2. Các loại downtime trong sản xuất và nguyên nhân xảy ra

Sau khi hiểu được định nghĩa downtime trong sản xuất là gì, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các loại downtime và nguyên nhân xảy ra tình trạng này để có thể lên kế hoạch điều độ sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

2.1. Downtime có kế hoạch

Downtime theo kế hoạch là khi nhà máy dừng hoạt động để tiến hành các hoạt động bảo trì, nâng cấp giữa quá trình sản xuất. Các nguyên nhân dẫn đến downtime có kế hoạch bao gồm:

  • Bảo trì máy móc: Trong một nhà máy sản xuất sẽ có quy định về thời gian dành cho hoạt động bảo trì, nâng cấp nhằm đảm bảo rằng công suất của máy móc được duy trì ổn định. 
  • Thay đổi sản phẩm: Trong quá trình sản xuất, nếu muốn chuyển sang sản phẩm mới, nhà máy phải điều chỉnh quy trình và sửa đổi máy móc để phù hợp với yêu cầu của sản phẩm đó. Điều này sẽ dẫn đến một khoảng thời gian dừng tạm thời trong sản xuất.
Downtime có kế hoạch bao gồm bảo trì máy móc hay thay đổi sản phẩm sản xuất
Downtime có kế hoạch bao gồm bảo trì máy móc hay thay đổi sản phẩm sản xuất

2.2. Downtime không có kế hoạch

Bất kỳ thời gian ngừng sản xuất mà không được lên kế hoạch trước đó được gọi là downtime không có kế hoạch. Nguyên nhân thường thấy của downtime không có kế hoạch bao gồm:

  • Sự cố về máy móc: Nếu máy móc gặp các trục trặc thường xuyên sẽ dẫn đến thời gian chết và mất hiệu suất trong quá trình sản xuất. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ sản xuất.
  • Sự cố về mạng: Hiện nay, gần như tất cả các hệ thống máy móc được thiết kế kết nối mạng để quản lý thuận tiện hơn. Vì vậy, nếu xảy ra sự cố như mất kết nối hay đường truyền, hoạt động của hệ thống sẽ bị gián đoạn, dẫn đến downtime.
  • Hoạt động bảo trì không được thực hiện đầy đủ: Nếu không bảo trì đúng kế hoạch cho máy móc, điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng liên tục. Ngoài ra, việc máy móc hoạt động không ổn định có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn cho người lao động.
Những sự cố xảy ra bất ngờ trong sản xuất dẫn đến phải dừng hoạt động là downtime không có kế hoạch
Những sự cố xảy ra bất ngờ trong sản xuất dẫn đến phải dừng hoạt động là downtime không có kế hoạch

3. Cách giảm thiểu downtime hiệu quả 

Như vậy, doanh nghiệp đã vừa tìm hiểu downtime trong sản xuất là gì cũng như sự ảnh hưởng của downtime. Vậy có cách nào để giảm thiểu tình trạng trên không? Câu trả lời là có. Doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc sau để hạn chế downtime trong quá trình sản xuất của mình:

3.1. Xây dựng kế hoạch bảo trì hiệu quả

Thiết lập một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị hiệu quả là cách đơn giản và dễ tiếp cận nhất nhằm giảm thiểu downtime. Kế hoạch này bao gồm các hoạt động thực tế, hướng dẫn, lịch trình, công nhân, phụ tùng và nguồn lực, giúp đảm bảo việc bảo trì được thực hiện một cách hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch bảo trì là giữ cho thiết bị luôn hoạt động tốt và kịp thời khắc phục các sự cố bất ngờ.

Cần lên kế hoạch bảo trì hệ thống sản xuất định kỳ
Cần lên kế hoạch bảo trì hệ thống sản xuất định kỳ

>>>> XEM THÊM: Kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch hiệu quả

3.2. Đào tạo nhân viên

Nhân viên sẽ được đào tạo kỹ năng về xử lý sự cố thiết bị, giúp giảm thiểu thời gian ngừng sản xuất đáng kể trong trường hợp bất ngờ xảy ra. Nhân viên trong tổ chức có thể tự tiến hành khắc phục hoặc xử lý ngay lập tức, thay vì phải phụ thuộc vào kỹ thuật viên bên ngoài để sửa chữa dây chuyền sản xuất khi sự cố xảy ra.

Việc đào tạo nhân viên kỹ năng bảo trì giúp tận dụng tối đa nguồn lực
Việc đào tạo nhân viên kỹ năng bảo trì giúp tận dụng tối đa nguồn lực

3.3. Tuân thủ chặt chẽ quy trình bảo dưỡng

Để giảm thiểu downtime trong quá trình vận hành, các tổ chức cần tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ quy trình bảo trì, bảo dưỡng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả đó là toàn bộ nhân viên trong nhà máy cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ các nhiệm vụ bảo trì để nâng cao hiệu quả của các kế hoạch đã được thiết lập.

Khi đã có kế hoạch cần tuân thủ chặt chẽ quy định bảo trì 
Khi đã có kế hoạch cần tuân thủ chặt chẽ quy định bảo trì

3.4. Triển khai IoT

IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật. Đây là một công nghệ cho phép các thiết bị và máy móc được kết nối với hệ thống quản lý. Việc sử dụng IoT giúp cho người quản lý có thể biết được hiện trạng của nhà máy và theo dõi các sự cố có khả năng xảy ra để đưa ra phương án vận hành và quản lý hiệu quả.

IoT cho phép máy móc thiết bị kết nối với hệ thống quản lý
IoT cho phép máy móc thiết bị kết nối với hệ thống quản lý

3.5. Áp dụng công nghệ và máy móc

Sử dụng các công cụ học máy để phân tích dữ liệu nhằm kích hoạt các cảnh báo phù hợp.

Hệ thống MES là viết tắt của Manufacturing Execution System - một hệ thống được triển khai trong các nhà máy thông minh. Với vai trò là nền tảng trung gian giữa SCADA và hệ thống ERP, MES giúp điều khiển, quản lý, giám sát tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Bên cạnh đó, MES còn đảm nhiệm vai trò kiểm soát chặt tình trạng hoạt động của máy móc, xây dựng kế hoạch bảo trì và giúp doanh nghiệp chủ động quản lý nguồn lực sản xuất.

Sử dụng công cụ máy móc để phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán về sự cố
Sử dụng công cụ máy móc để phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán về sự cố

3.6. Ứng dụng phần mềm

Cách tối ưu hóa thời gian downtime hiệu quả là sử dụng phần mềm theo dõi tiến độ sản xuất. Nhờ công nghệ hiện đại, độ bảo mật cao, các phần mềm này cho phép nhà quản lý kiểm soát, theo dõi, đánh giá hiện trạng sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án xử lý kịp thời trong trường hợp downtime xảy ra. 

Ứng dụng phần mềm công nghệ vào sản xuất giúp giảm thiểu thời gian chết hiệu quả
Ứng dụng phần mềm công nghệ vào sản xuất giúp giảm thiểu thời gian chết hiệu quả

Qua bài viết này, các doanh nghiệp đã có thể hiểu rõ hơn về khái niệm downtime trong sản xuất là gì và tìm ra cách thức hiệu quả để giảm thiểu thời gian dừng máy trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của phần mềm hiện đại như 1C:Company Management, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa tình trạng downtime. Giải pháp 1C:Company Management có các tính năng ưu việt, giúp quản lý các hoạt động sản xuất hiệu quả. Liên hệ 1C Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ về phần mềm.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay