Just in time là gì? Nguyên tắc cơ bản và cách áp dụng hiệu quả
Trong bối cảnh hiện nay, khả năng tổ chức thông tin và tài nguyên một cách hiệu quả trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lúc này, phương pháp Just in time đã nổi lên như một cách tiếp cận quản lý giúp tối ưu hóa sản xuất và cung ứng. Trong nội dung dưới đây, 1C Việt Nam sẽ phân tích cách hiểu đúng Just in time là gì cũng như lợi ích và điều kiện áp dụng JIT.
Just-in-time (JIT) là một phương pháp quản lý sản xuất và cung ứng hàng hóa dựa trên việc sản xuất đúng sản phẩm, đúng số lượng và đúng thời điểm cần thiết. Just in time hướng tới mục tiêu là giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa tồn kho và tăng cường hiệu suất.
JIT đề cập đến việc các luồng nguyên liệu, hàng hóa và sản phẩm trong quá trình sản xuất, phân phối được lập kế hoạch chi tiết theo từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể được bắt đầu ngay sau khi quy trình hiện tại kết thúc. Điều này đảm bảo rằng trong quá trình sản xuất, không có bất kỳ giai đoạn nào bị trì trệ, chờ xử lý hoặc yêu cầu nhân công và thiết bị phải đợi để vận hành. Hệ thống JIT giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tránh lãng phí.
Đặc biệt trước tình hình kinh tế bất ổn như khủng khoảng kinh tế, cạnh tranh khốc liệt bởi nhiều đối thủ trên thị trường, chi phí sản xuất tăng cao do giá thành phẩm tăng, hay những biến động về văn hóa thói quen, lối sống giúp phương pháp Just in time càng trở nên quan trọng và áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay.
Bên cạnh tìm hiểu Just in time là gì, việc nắm được những lợi ích của JIT cho phép doanh nghiệp ứng dụng và triển khai phương pháp này một cách có hiệu quả hơn. Những lợi ích chính của Just in time có thể mang lại đối với hoạt động sản xuất bao gồm:
Giảm thiểu lãng phí: JIT giúp giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách đảm bảo rằng chỉ sản xuất các thành phần và sản phẩm với số lượng cần thiết. Điều này tránh việc phải dự trữ quá lớn và nguy cơ thất thoát do hỏng hóc hoặc lỗi sản phẩm.
Tăng hiệu quả sản xuất: Thay vì chờ đợi hàng tồn kho tích tụ, Just in time tập trung vào sản xuất dựa trên nhu cầu thực sự. Điều này dẫn đến quy trình sản xuất linh hoạt hơn, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tăng hiệu suất tổng thể.
Kiểm soát số lượng sản phẩm chất lượng: Nhà sản xuất có toàn quyền kiểm soát quá trình sản xuất, hoạt động theo nguyên tắc đáp ứng nhu cầu và giảm sản xuất cho các mặt hàng diễn ra chậm. Điều này giúp mô hình JIT có thể thay đổi linh hoạt và đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi liên tục.
Giảm thiểu lượng hàng tồn kho: Trong mô hình JIT, chỉ những lượng hàng tồn kho cần thiết được giữ lại. Do lượng tồn kho giảm, chi phí bỏ ra thấp hơn cho phép doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận từ việc bán sản phẩm.
Giảm chi phí lưu trữ: Bằng cách duy trì hàng tồn kho ở mức thấp, doanh nghiệp sẽ không cần đầu tư không gian lớn để lưu trữ hàng tồn kho. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí lưu trữ cho hàng hóa.
Giảm chi phí đầu tư: Mô hình JIT thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất và giảm thiểu lãng phí, từ đó giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Để áp dụng Just-in-time (JIT) phù hợp và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp nên có đặc điểm sản xuất lặp đi lặp lại.
Sản xuất lô hàng nhỏ với quy mô gần như nhau và tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất thay vì sản xuất những lô hàng lớn để tồn kho, ứ đọng vốn.
Quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa được tổ chức một cách chi tiết, đảm bảo rằng bước tiếp theo trong quy trình có thể được thực hiện ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành, không để tình trạng chờ đợi sản phẩm đầu vào của bất kỳ lao động hay thiết bị nào.
Mỗi giai đoạn sản xuất chỉ tạo ra một số lượng sản phẩm/thành phẩm chính xác bằng số lượng mà giai đoạn sản xuất tiếp theo yêu cầu.
Các công nhân trong quy trình tiếp theo được coi là khách hàng của quy trình trước đó, họ cần kiểm tra và nghiệm thu các sản phẩm đã được gửi đến trước khi tiến hành công việc. Nếu các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu, các sản phẩm này sẽ được loại bỏ khỏi quy trình sản xuất và thông báo cho toàn bộ hệ thống để điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp.
>>>> TÌM HIỂU NGAY:Năng lực sản xuất là gì? Các phương pháp nâng cao hiệu quả
4. Một số nguyên tắc cơ bản mà Just in time tuân theo
Mô hình Just-in-time (JIT) tuân thủ theo một số nguyên tắc quan trọng dưới đây.
Chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng từ khách hàng.
JIT cần tối ưu hóa yêu cầu của khách hàng giúp mọi nguồn lực ổn định trong toàn bộ hệ thống nhà máy.
Mọi công đoạn đều phải được kết nối với nhau bằng một công cụ quản lý trực quan đơn giản.
JIT cần tối đa tính linh hoạt về nguồn lực và máy móc sản xuất.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Lead Time là gì? Tất tần tật thông tin về Lead Time mới nhất
5. Cách áp dụng Just In Time hiệu quả vào doanh nghiệp hiện nay
Dưới đây là những cách áp dụng Just-in-time hiệu quả giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường:
Đa dạng lựa chọn cho Khách hàng: Khách hàng được cung cấp sản phẩm, dịch vụ tùy chọn thể hiện đặc trưng cá nhân riêng biệt.
Làm chủ bí bí quyết công nghệ, ý tưởng mới: Giữ bí quyết công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới với tính năng nổi bật, và nắm giữ công nghệ độc quyền.
Tạo thị trường mới: Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm độc đáo, tìm kiếm thị trường mới mà không đơn thuần là mở rộng địa lý kinh doanh.
Trách nhiệm với xã hội: Just In Time hướng đến hài lòng khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm và đảm bảo an toàn và phát triển của cộng đồng xã hội.
Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ cách hiểu đúng về Just in time là gì cũng như lợi ích của JIT cho doanh nghiệp. Để áp dụng mô hình JIT, doanh nghiệp cũng cần nắm được các điều kiện và nguyên tắc Just in time. Ngoài ra, nếu muốn quản lý sản xuất thông minh, nhanh chóng, phần mềm 1C:Company Management sẽ là một giải pháp toàn diện dành cho doanh nghiệp. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ.