Trong những năm gần đây, Servant Leadership đã được áp dụng rộng rãi, dần trở thành một xu hướng lãnh đạo mới, mang lại nhiều giá trị cho cá nhân và tổ chức. Vậy Servant Leadership là gì? Servant Leadership mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ cung cấp thông tin giải đáp chi tiết cho những băn khoăn trên.
Servant Leadership là gì? Servant Leadership ra đời như thế nào? Đây vốn là những câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe tới khái niệm này. Cụ thể, Servant Leadership là một triết lý lãnh đạo đề cao việc phục vụ nhu cầu của người khác hơn là quyền lực. Trong triết lý này, người lãnh đạo không chỉ là người đưa ra mệnh lệnh mà còn là người giúp đỡ, hỗ trợ cấp dưới phát triển bản thân và thực hiện tốt công việc.
Servant Leadership, một phong cách lãnh đạo nhấn mạnh vào việc phục vụ người khác, được Robert K Greenleaf, giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T, khởi xướng vào năm 1970. Khái niệm về Servant Leadership của Greenleaf bắt nguồn từ những năm 1960, khi ông đọc cuốn tiểu thuyết "Hành trình về phương Đông" của Hermann Hesse.
Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình của một nhóm người hướng tới phương Đông để tìm kiếm sự thật tối thượng. Trong chuyến hành trình, Leo, nhân vật chính của câu chuyện, đi theo đoàn với tư cách một người phục vụ. Tuy nhiên, Leo cũng là người đã mang lại niềm vui và động lực cho cả đoàn bằng tinh thần lạc quan và giọng hát của mình.
Trước khi Leo biến mất, cuộc hành trình của đoàn người diễn ra vô cùng suôn sẻ. Dẫu vậy, sau khi Leo rời đi, đoàn người dần phân tán, bỏ cuộc, và cuộc hành trình trở nên dang dở. Chính lúc này, họ mới nhận ra rằng Leo, người mà trước đây họ chỉ xem như là một người phục vụ, lại chính là một thủ lĩnh tài ba, dẫn đường cho cả đội nhóm.
Từ câu chuyện này, Greenleaf rút ra rằng một nhà lãnh đạo đích thực không chỉ là người nắm giữ quyền lực, mà còn là người phục vụ, quan tâm đến sự phát triển của người khác.
Một ví dụ về lãnh đạo phục vụ là một bác sĩ y khoa luôn cố gắng làm việc và hỗ trợ đồng nghiệp để cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất cho bệnh nhân. Vị bác sĩ có thể làm điều này bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp hoặc bằng cách giúp đồng nghiệp giải quyết các vấn đề trong công việc.
>>> ĐỌC NGAY: Quản trị sự thay đổi: Nguyên tắc, quy trình triển khai hiệu quả
Về bản chất, Servant Leadership là một triết lý lãnh đạo tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của người khác, bao gồm cả cấp dưới và các bên liên quan khác. Triết lý này dựa trên bốn nguyên tắc chính:
Servant Leadership là một phong cách lãnh đạo lấy con người làm trung tâm, tập trung vào việc phục vụ và phát triển nhân viên. Theo phong cách này, người lãnh đạo không chỉ là người ra quyết định, mà còn là người hỗ trợ, đồng hành và giúp đỡ nhân viên phát triển. Vậy Servant Leadership mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Đây là một trong những giá trị cốt lõi của Servant Leadership. Theo đó, tầm nhìn dự án cần được xác định rõ ràng và được chia sẻ với tất cả các bên liên quan, bao gồm khách hàng, các bên đối tác và các thành viên trong dự án.
Xác định tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp các bên liên quan hiểu được về mục tiêu và định hướng của dự án. Điều này sẽ tạo động lực và cam kết cao hơn cho các thành viên trong việc thực hiện. Đồng thời, các bên liên quan cũng có thể đưa ra những đóng góp và hỗ trợ cần thiết để dự án đạt được thành công.
Servant Leadership là một triết lý lãnh đạo lấy việc phục vụ nhu cầu của người khác làm trọng tâm. Trong đó, các nhà lãnh đạo Servant Leadership luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi, không bị gián đoạn bởi những vấn đề không cần thiết.
Để đạt được mục tiêu này, Servant Leadership đưa ra một số tiêu chí cụ thể, chẳng hạn như:
Triết lý Servant Leadership đề cao việc phục vụ nhu cầu của nhân viên. Do đó, nhà quản trị sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình, bao gồm cả việc ra quyết định, xây dựng và đóng góp giá trị cho một mục tiêu chung. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng, từ đó tự nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong tổ chức, lâu dài sẽ hình thành ý thức trung thành mạnh mẽ hơn.
Nhà lãnh đạo theo phong cách phục vụ chú trọng xây dựng một môi trường làm việc thoải mái, văn minh, nơi mọi người được tôn trọng và lắng nghe. Tương tác tại nơi làm việc cũng thường có xu hướng mang tính xây dựng hơn khi nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo phục vụ. Một môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp như vậy sẽ thúc đẩy sự hợp tác, gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, từ đó tạo ra những kết quả tốt đẹp hơn.
Lãnh đạo theo phong cách Servant Leadership luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Họ sẵn sàng từ bỏ quyền lực, không lạm dụng quyền hành, chuyên quyền. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian làm việc chuyên nghiệp, tránh tạo sự khó chịu, áp lực cho người lao động.
Trong triết lý lãnh đạo Servant Leadership, người lãnh đạo không chỉ ra lệnh mà còn đào tạo, huấn luyện và trao quyền cho cấp dưới. Điều này giúp cấp dưới phát triển năng lực, sử dụng quyền lực đúng đắn và tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Nhà quản trị Servant Leadership luôn đặt nhân viên lên hàng đầu. Họ tạo mọi điều kiện để nhân viên được tự do làm việc, phát huy hết khả năng của mình. Nhờ vậy, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, tích cực khi được giao phó những nhiệm vụ ngoài phạm vi công việc.
>>> TÌM HIỂU THÊM: 5M là gì? Phân tích mô hình 5M được sử dụng trong doanh nghiệp
Robert K. Greenleaf, người sáng lập ra phong cách lãnh đạo phục vụ, đã xác định 10 phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo theo phong cách này. Cựu chủ tịch của Trung tâm Lãnh đạo Đầy tớ Robert K. Greenleaf, Larry C. Spears, đã tóm tắt 10 phẩm chất này như sau:
Servant Leadership và lãnh đạo truyền thống là hai phong cách lãnh đạo hoàn toàn khác nhau. Servant Leadership tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của cấp dưới và tạo môi trường làm việc tích cực, trong khi lãnh đạo truyền thống tập trung vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức và thực thi quyền lực.
Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa Servant Leadership và lãnh đạo truyền thống:
Traditional Leaders (Lãnh đạo truyền thống) |
Servant Leaders (Lãnh đạo phục vụ) |
Lãnh đạo được coi là một cấp bậc và mục tiêu cần đạt được. | Lãnh đạo không chỉ là quyền lực, mà còn là trách nhiệm phục vụ, hỗ trợ người khác. |
Sử dụng quyền hành để thúc đẩy hiệu suất. | Thúc đẩy tương tác bằng cách trao quyền cho cấp dưới. |
Kết quả là thước đo thành công. | Phát triển là thước đo thành công. |
Diễn thuyết và ra lệnh là những hoạt động chủ yếu | Lắng nghe là yếu tố quan trọng nhất. |
Bản thân lãnh đạo được coi là yếu tố quyết định thành công. | Thành công đến từ sự đoàn kết, chung sức của mọi người. |
Trên cơ sở hiểu rõ Servant Leadership là gì, trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng thành công triết lý này và đạt được những thành tựu đáng kể. Dưới đây là top 3 đơn vị nổi bật:
FedEx là một trong những tập đoàn vận tải lớn nhất thế giới. Ông Fred Smith, nhà sáng lập và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của FedEx, là một người theo triết lý Servant Leadership.
Ông tin rằng khi nhân viên được phát triển và hài lòng, họ sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, FedEx luôn chú trọng vào việc đầu tư cho nhân viên, bao gồm các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng, cân bằng giữa công việc và cuộc sống,...
Google cũng là một doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng Servant Leadership. Tại Google, nhân viên được khuyến khích tự do sáng tạo và phát triển. Họ được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, cũng như được hưởng nhiều chế độ phúc lợi hấp dẫn, như ăn uống miễn phí, dịch vụ vận chuyển, cắt tóc,... Nhờ đó, Google đã trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
>>> THAM KHẢO: 5 whys là gì? Cách ứng dụng 5 whys tìm ra gốc rẽ vấn đề
Starbucks là một ví dụ khác về việc áp dụng Servant Leadership hiệu quả. Giám đốc điều hành Howard Schultz tin rằng bằng cách liên kết giá trị của cổ đông và nhân viên, công ty sẽ trở nên vĩ đại và phồn thịnh hơn. Starbucks đã áp dụng nhiều chính sách nhân sự ưu đãi, như chăm sóc sức khỏe, hoàn trả phí đại học, mua cổ phiếu, tham gia các diễn đàn nêu ý kiến,... Thông qua những chính sách này, Starbucks đã tạo dựng được một đội ngũ nhân viên gắn bó và nhiệt huyết.
Như vậy, bài viết trên đã giải thích Servant Leadership là gì. Để hỗ trợ cho việc triển khai Servant Leadership hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng các phần mềm tiên tiến như 1C:Company Management. Đây là giải pháp hỗ trợ quản lý doanh nghiệp một cách tự động hóa, kết nối các phòng ban lại với nhau, trao quyền và kiểm soát, đánh giá nhân sự liên tục, thường xuyên. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về phần mềm này, vui lòng liên hệ số hotline (+84)247 108 8887 để được tư vấn.
>>> TIN TỨC CHUYÊN NGÀNH: