14 mẫu sơ đồ tổ chức công ty và cách xây dựng chi tiết 2024
Hiện nay, có rất nhiều mô hìnhsơ đồ tổ chức công ty khác nhau, mỗi loại đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn sơ đồ tổ chức phù hợp với đặc điểm, quy mô, lĩnh vực kinh doanh để đạt được hiệu quả mong muốn. Bài viết dưới đây của 1C Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết về 14 mẫu sơ đồ phổ biến chuyên nghiệp doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Lợi ích khi xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ tổ chức công ty là một biểu đồ trực quan mô tả cấu trúc của doanh nghiệp. Qua đó, các vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa cá nhân trong tổ chức được thể hiện rõ ràng. Cụ thể, vai trò quan trọng của sơ đồ tổ chức bao gồm:
Xác định được người chịu trách nhiệm, ra quyết định: Mô hình tổ chức cung cấp cái nhìn tổng quan về đội ngũ lãnh đạo của một công ty. Điều này giúp xác định được giám đốc điều hành và những người phụ trách trong từng bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.
Hỗ trợ toàn bộ tổ chức nắm được các quy trình: Mô hình tổ chức mô tả rõ các quy trình, luồng phê duyệt và những quyết định khác trong doanh nghiệp. Từ đó, sơ đồ công ty giúp toàn bộ nhân sự hiểu về cách các quy trình được tổ chức như thế nào để có thể thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình.
Giúp nhân viên nắm được những thay đổi trong công ty: Khi một tổ chức trải qua những thay đổi như thăng chức, chuyển bộ phận hoặc sáp nhập, sơ đồ tổ chức giúp nhân viên cập nhật những thay đổi đó. Qua đó, sơ đồ tổ chức giúp mọi người hiểu được những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào.
2. Hướng dẫn cách xây dựng sơ đồ quản trị tổ chức công ty
Muốn xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp trong tổ chức hiệu quả doanh nghiệp cần thực hiên quy trình 4 bước chi tiết dưới đây:
2.1. Bước 1: Xác định cơ cấu doanh nghiệp
Mục tiêu: Xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp để tạo nên một bức tranh tổng thể
Loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp Tư nhân.
Cấu trúc tổ chức chi tiết như Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc.
Liệt kê các phòng ban chính: Kế hoạch và Chiến lược, R&D, Sản xuất, Kinh doanh, Marketing, Kế toán, Nhân sự, Hành chính.
2.2. Bước 2: Thống kê các vị trí, vai trò công việc
Tại đây doanh nghiệp có thể xác định chi tiết về các vị trí công việc và vai trò tương ứng.
Chức vụ và cấp bậc công việc, ví dụ: Trưởng phòng, Giám đốc, Nhân viên, Chuyên viên.
Mô tả công việc: Xây dựng mô tả công việc chi tiết cho mỗi vị trí, bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm, kỹ năng cần thiết, quyền hạn và mối quan hệ công việc.
Quan hệ công việc: Mô tả sự liên kết giữa các vị trí, cụ thể về quan hệ cấp trên và cấp dưới, cũng như hỗ trợ và phối hợp trong các dự án chung.
2.3. Bước 3: Sắp xếp thứ bậc theo mục tiêu của sơ đồ tổ chức
Hiểu rõ về sự phân cấp và mối quan hệ giữa các vị trí trong tổ chức.
Phân chia quyền hạn và trách nhiệm: Rõ ràng về ai chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ nào, tránh chồng chéo và thiếu sót.
Tăng hiệu quả quản lý: Hỗ trợ quá trình ra quyết định, phân công nhiệm vụ, giám sát hoạt động hiệu quả hơn.
Thúc đẩy sự hợp tác: Thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau.
2.4. Bước 4: Vẽ sơ đồ tổ chức trên Drawio hoặc Microsoft Office
Vẽ sơ đồ phác thảo tay hoặc sử dụng phần mềm vẽ như Drawio hoặc Microsoft Office. Các công việc cần thực hiện bao gồm:
Bắt đầu vẽ từ cấu trúc tổng thể, sau đó tiến sâu vào chi tiết từng phòng ban và vị trí.
Sử dụng màu sắc:Kết hợp màu sắc để làm cho sơ đồ trở nên sinh động và dễ theo dõi.
Cập nhật thường xuyên: Đảm bảo sơ đồ được cập nhật thường xuyên để phản ánh sự thay đổi trong tổ chức và môi trường kinh doanh.
Lưu ý:
Quá trình xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp là một quá trình linh hoạt và liên tục để duy trì tính chính xác và phản ánh đúng bức tranh tổng thể của tổ chức.
Chọn font chữ chuyên nghiệp, dễ đọc: Ví dụ: Arial, Times New Roman, Calibri.
Sử dụng màu sắc phù hợp với ngành nghề, thương hiệu: Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc.
Bố cục khoa học, rõ ràng, dễ nhìn: Sử dụng các khung, bảng, hình ảnh minh họa để tăng tính thẩm mỹ và dễ hiểu.
2.5. Cập nhật sơ đồ tổ chức thường xuyên
Khi có thay đổi về cấu trúc tổ chức, chức danh, nhiệm vụ... hay thay đổi về nhân sự, bổ nhiệm, điều chuyển... cũng như chiến lược, mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp sẽ cần cập nhật sơ đồ tổ chức để nhân viên mới vào có thể nắm rõ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Quản lý là gì? Nhà quản lý đóng vai trò gì trong tổ chức?
Sơ đồ công ty theo phân cấp là loại hình phổ biến trong các doanh nghiệp, thể hiện rõ ràng hệ thống thứ bậc trong đơn vị, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trong loại sơ đồ tổ chức, các bộ phận và chức danh được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty theo chức năng
Đây là sơ đồ doanh nghiệp trong đó các bộ phận được tổ chức theo chức năng chính như sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự,... Mỗi bộ phận chức năng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong tổ chức.
Ưu điểm:
Mỗi bộ phận chức năng sẽ tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn nhất định, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí.
Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng giúp việc lập kế hoạch và giám sát hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn.
Sơ đồ tổ chức giúp tạo điều kiện cho nhân viên phát triển chuyên môn và kỹ năng của bản thân.
Hạn chế:
Do các bộ phận được tổ chức theo chức năng riêng biệt, nên việc phối hợp giữa các bộ phận có thể gặp khó khăn.
Thiếu sự linh hoạt trong việc đáp ứng với những thay đổi của môi trường.
Tạo ra các rào cản trong giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận.
3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty phân quyền
Sơ đồ doanh nghiệp phân quyền là mô hình truyền thống, trong đó quyền lực và trách nhiệm được phân rõ ràng theo từng cấp bậc. Các chỉ thị được ban hành từ cấp cao nhất, sau đó truyền đạt xuống cấp quản lý trung rồi đến cấp nhân viên.
Ưu điểm:
Trách nhiệm và thẩm quyền được phân định rõ ràng theo từng cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
Lộ trình thăng tiến được xác định, giúp nhân viên có động lực phấn đấu và phát triển bản thân.
Nhân viên được tập trung phát triển kỹ năng chuyên môn, giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Hạn chế:
Mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định, do phải thông qua nhiều cấp bậc lãnh đạo.
Giữa cấp dưới và cấp trên có sự cách biệt giao tiếp, do khoảng cách về vị trí, chức vụ.
Mục tiêu chung không được thống nhất, do mỗi bộ phận có mục tiêu riêng.
Các phòng ban có xu hướng cạnh tranh, thiếu sự phối hợp với nhau.
Tổ chức không thích ứng hiệu quả với áp lực môi trường và cạnh tranh, do thiếu sự linh hoạt trong điều hành.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Mô hình Canvas là gì? 8 bước lập kế hoạch Canvas hiệu quả
Sơ đồ công ty ma trận là hệ thống tổ chức trong đó mỗi cá nhân có hai nhà quản lý: một nhà quản lý chức năng và một nhà quản lý dự án. Nhà quản lý chức năng chịu trách nhiệm về chuyên môn của nhân viên, trong khi nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả của dự án.
Ưu điểm:
Khuyến khích giao tiếp và phối hợp giữa các cá nhân và các nhóm chức năng. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp.
Cho phép doanh nghiệp sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của nhân viên một cách hiệu quả nhất.
Thích ứng nhanh chóng, linh hoạt với những thay đổi của thị trường.
Hạn chế:
Nhân viên có thể cảm thấy khó chịu khi phải báo cáo cho hai nhà quản lý, có thể dẫn đến làm việc thiếu trách nhiệm.
Dễ xảy ra xung đột giữa các nhà quản lý chức năng và nhà quản lý dự án.
Khó đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong mô hình ma trận.
3.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty theo địa lý
Sơ đồ tổ chức công ty theo địa lý là loại mô hình phân chia nhân sự theo vị trí địa lý. Loại sơ đồ này phù hợp với các công ty có hoạt động tại nhiều vị trí khác nhau, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia.
Ưu điểm:
Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức theo địa lý giúp nhân sự hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của mình.
Quy hoạch rõ ràng cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm và quyền hạn hợp lý.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp và hợp tác giữa các bộ phận, chi nhánh, văn phòng ở các địa phương khác nhau.
Tăng cường tính thích ứng với các điều kiện địa phương.
Hạn chế:
Khó khăn trong việc giám sát và quản lý từ trung tâm.
Tăng chi phí quản lý.
Tốc độ truyền thông và ra quyết định có thể bị chậm trễ.
3.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty phẳng
Đây là một mô hình tổ chức có số lượng cấp bậc quản lý tối thiểu. Trong mô hình này, các vị trí làm việc thường không có chức danh, nhân viên đều bình đẳng và hoạt động theo hình thức tự quản lý. Sơ đồ tổ chức công ty phẳng chỉ có thể áp dụng với những doanh nghiệp ít nhân sự hoặc công ty có môi trường hợp tác mạnh mẽ giữa các nhân viên.
Ưu điểm:
Hỗ trợ tiết kiệm chi phí tiền lương, phúc lợi,... cho doanh nghiệp.
Nhân viên có thể tự quyết định công việc của mình, từ đó nâng cao trách nhiệm và chủ động trong công việc.
Có thể loại bỏ các cấp quản lý không cần thiết, giúp tinh gọn bộ máy tổ chức.
Nhân viên có thể dễ dàng trao đổi, thảo luận với nhau, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và hợp tác.
Các quyết định có thể được đưa ra nhanh chóng, kịp thời.
Hạn chế:
Công ty dễ bị mất kiểm soát, gặp khó khăn trong việc giám sát và kết nối nhân sự do không có các cấp quản lý trung gian.
Nhân viên có khả năng bị căng thẳng do phải đảm nhận nhiều công việc trong một lúc.
Các cấp quản lý có thể tranh giành quyền lực với nhau.
4. Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo ngành nghề
Mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng về quy trình sản xuất, kinh doanh, thị trường,... Do đó, sơ đồ công ty cũng cần được thiết kế phù hợp với đặc thù của ngành nghề để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Dưới đây là một số mẫu sơ đồ tổ chức công ty file World theo ngành nghề kinh doanh phổ biến:
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Logistics
Doanh nghiệp Logistics là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm vận chuyển, lưu kho và phân phối sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp Logistics thường chú trọng vào hệ thống quản lý kho bãi và bán hàng. Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Logistics bao gồm các yếu tố sau:
Cấp lãnh đạo: Chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc.
Các phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính: Đảm bảo công tác hành chính, văn phòng, nhân sự, đào tạo,...
Phòng khai thác: Thực hiện các hoạt động vận chuyển, kho bãi, giao nhận,...
Phòng vật tư: Quản lý nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa,...
Phòng kế toán: Quản lý tài chính, kế toán, thuế,...
Phòng vận tải: Quản lý các phương tiện vận tải,...
Việc sắp xếp các yếu tố trong sơ đồ nhánh của doanh nghiệp Logistics cần đảm bảo tính logic, khoa học, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
4.2. Sơ đồ bộ máy doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm, hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khách hàng. Hai loại hình công ty sản xuất thường gặp là gia công và thương mại. Mẫu sơ đồ tổ chức công ty file World của một công ty sản xuất bao gồm các yếu tố sau:
Hành chính - nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, quản lý và phát triển nhân sự.
Kế toán: Theo dõi, ghi chép và lập báo cáo tài chính.
Sales: Tìm kiếm, tiếp cận và tư vấn khách hàng.
Sản xuất: Thực hiện các quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm.
Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
Mua hàng: Mua sắm nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất.
Kế hoạch: chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Mỗi yếu tố trong sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty đều có vai trò và nhiệm vụ riêng, cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra hiệu quả.
4.3. Sơ đồ bộ máy công ty ngành xây dựng
Xây dựng là ngành chuyên về các hoạt động tư vấn, tổ chức thi công, thiết kế, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp xây dựng thường rất đa dạng, nhưng nhìn chung phụ thuộc vào hai yếu tố chính là quy mô sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Một số yếu tố xuất hiện trong mẫu sơ đồ tổ chức công ty file World của doanh nghiệp xây dựng:
Hành chính - nhân sự: Chịu trách nhiệm về các công tác hành chính, nhân sự, văn thư, lưu trữ,...
Kế toán: Phụ trách về các công tác kế toán, tài chính, kế toán thuế,...
Khảo sát - thiết kế: Đảm nhận công việc về các công tác khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, thiết kế kiến trúc,...
Sales - Marketing: Đảm bảo về các công tác kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo,...
Thi công: Nhận nhiệm vụ về các công tác thi công xây dựng, lắp đặt,...
Mua hàng: Phụ trách về các công tác mua sắm vật tư, thiết bị,...
Thí nghiệm - Kiểm định: Thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình,...
4.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty thương mại
Công ty thương mại là loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán hàng hóa, sản phẩm qua các kênh phân phối. Sơ đồ tổ chức của công ty thương mại thường chú trọng vào bộ phận liên quan đến hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường. Các bộ phận chính trong sơ đồ công ty thương mại bao gồm:
Ban giám đốc: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống kinh doanh: Bao gồm các bộ phận trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán, phân phối hàng hóa, sản phẩm bao gồm: Phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng bán hàng, phòng kho vận,...
Hệ thống kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về các hoạt động kỹ thuật, công nghệ của công ty bao gồm: Phòng IT, phòng kỹ thuật, phòng bảo trì,...
Các hệ thống chức năng khác: Bao gồm các bộ phận như: phòng nhân sự, phòng tài chính kế toán, phòng hành chính,...
5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty của các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những điểm khác biệt nhất định, cụ thể:
5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình tổ chức do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của tổ chức. Công ty tư nhân có quyền tự quyết định mô hình tổ chức, toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Sơ đồ nhánh công ty của doanh nghiệp tư nhân thường bao gồm các yếu tố sau:
Chủ doanh nghiệp: Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định mọi hoạt động.
Quản lý doanh nghiệp: Bao gồm Giám đốc/Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý khác, chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của chủ doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Kế toán: Chịu trách nhiệm ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, văn phòng phẩm và các vấn đề hành chính khác của doanh nghiệp.
5.2. Sơ đồ tổ chức của công ty hợp danh
Công ty hợp danh (CTHD) là loại hình doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng góp vốn và kinh doanh dưới một tên chung. Đặc thù của công ty hợp danh cụ thể:
Thành viên góp vốn phải là cá nhân dùng toàn bộ tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên hợp danh là tổ chức, cá nhân và sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp.
Theo đó, vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hợp danh bao gồm:
Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của CTHD, có quyền quyết định tất cả các vấn đề của công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc/Tổng giám đốc.
Giám đốc/Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của CTHD, có toàn quyền điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
5.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH
Công ty TNHH là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của đơn vị trong phạm vi vốn điều lệ. Sơ đồ tổ chức công ty sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại chủ sở hữu, phản ánh cơ cấu quản lý và trách nhiệm trong doanh nghiệp. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp TNHH một thành viên có chủ sở hữu thường là Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thường bao gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc. Chủ sở hữu có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc thông qua hợp đồng lao động. Giám đốc/Tổng giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
5.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần
Công ty Cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc các cá nhân, lượng cổ đông không quy định tối đa nhưng tối thiểu là 03. Cổ đông sẽ chỉ thực hiện chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của đơn vị trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020.
Các thành phần trong sơ đồ tổ chức của CTCP thường bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực tối cao của CTCP, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của CTCP, có quyền quyết định các vấn đề kinh doanh hằng ngày của công ty.
Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát của CTCP, có quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công ty….
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của CTCP, có quyền điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
Có nhiều loại sơ đồ tổ chức của một công ty cho từng bộ phận, tùy thuộc vào loại hình, quy mô doanh nghiệp và mục đích sử dụng. Một số loại sơ đồ phổ biến bao gồm:
6.1. Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự
Phòng nhân sự là bộ phận đảm nhiệm các công tác tuyển dụng, hành chính, đào tạo, tiền lương và phúc lợi. Tổ chức cấu trúc nhân sự được chia làm 2 mảng: quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nhân sự đảm nhiệm các công việc liên quan đến quản lý hành chính và thực hiện chính sách lao động. Quản trị nguồn nhân lực đảm nhiệm các công việc liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Một số vị trí trong sơ đồ tổ chức công ty phòng nhân sự gồm:
Giám đốc nhân sự: chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai kế hoạch nhân sự, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan đến nhân sự.
Trưởng phòng nhân sự: chịu trách nhiệm lên kế hoạch xây dựng và điều phối hoạt động quản trị nhân sự, giám sát, quản lý quá trình tuyển dụng, đánh giá nhân viên.
HR Admin: quản lý, sắp xếp giấy tờ hồ sơ của nhân viên, giám sát, cập nhật dữ liệu, thông tin về nguồn lực trong doanh nghiệp.
Chuyên viên tuyển dụng: phụ trách mảng tuyển dụng nhân sự, xác định nhu cầu tuyển dụng, đề xuất phương án tuyển dụng và tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty.
Truyền thông nội bộ: cung cấp các thông tin nội bộ cho nhân viên, đánh giá hiệu quả dựa trên số lượng nhân viên nắm bắt được thông tin.
C&B: giám sát, quản lý các thông tin dữ liệu về lương, phúc lợi của nhân viên, đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm của nhân viên.
Đào tạo và phát triển: phụ trách các khóa học cho nhân viên, tìm hiểu nhu cầu, xây dựng lộ
6.3. Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là bộ phận chủ chốt của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động bao gồm bán hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường, cũng như quản lý mối quan hệ với khách hàng. Sơ đồ tổ chức của phòng kinh doanh có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ bản, có 3 mô hình phổ biến nhất là mô hình hòn đảo, mô hình dây chuyền và mô hình nhóm.
6.4. Sơ đồ tổ chức của phòng Marketing
Phòng Marketing có vai trò là cầu nối gắn kết công ty và thị trường, giữa người tiêu dùng với sản phẩm. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là nghiên cứu thị trường, khách hàng để định hướng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Sơ đồ tổ chức phòng Marketing phụ thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Các yếu tố xuất hiện trong sơ đồ phòng Marketing như sau:
Giám đốc Marketing (CMO): Chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển chiến lược marketing.
Trưởng phòng Marketing: Xây dựng các kế hoạch marketing ngắn hạn và chịu trách nhiệm cho sự thành bại của các hoạt động marketing.
Các bộ phận nhỏ trong phòng Marketing: Phụ trách các nhiệm vụ riêng biệt theo kế hoạch marketing tổng.
6.5. Sơ đồ tổ chức công ty phòng kế toán
Phòng kế toán là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến chi phí vận hành, bao gồm biện pháp, phương hướng, quy chế quản lý tài chính. Đồng thời, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch tài chính của công ty, điều hành công tác kế toán sao cho mang lại hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định, chế độ kế toán hiện hành.
Trong sơ đồ phòng kế toán xuất hiện những yếu tố cơ bản sau:
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động liên quan đến kế toán, tài chính.
Kế toán tổng hợp: Là nhân viên kế toán có trình độ cao, chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các dữ liệu kế toán, tài chính, từ đó đưa ra các báo cáo tổng quan cho Ban giám đốc.
Kế toán thanh toán: Là nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, hạch toán các khoản thu chi của công ty.
Kế toán công nợ: Là người chịu trách nhiệm quản lý các khoản công nợ của công ty, đảm bảo công nợ được thu hồi đúng hạn, tránh gây ảnh hưởng đến tài chính công ty.
7. Hạn chế khi sử dụng sơ đồ tổ chức trong công ty
Sơ đồ tổ chức có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời, đặc biệt là trong các tổ chức có quy mô và doanh thu hàng năm lớn. Biểu đồ trực tuyến có thể giúp giảm thiểu tình trạng lỗi thời thông qua cập nhật thường xuyên và tự động hóa. Tài liệu trực tuyến có thể chỉnh sửa cũng là một cách để duy trì tính chính xác.
Sơ đồ tổ chức chỉ tập trung vào đường quyền hạn, không thể hiện cách quyền lực được thực thi. Biện pháp hiệu quả nhất là doanh nghiệp có thể ứng dụng charts khác để phản ánh phong cách quản lý và cách quyền lực được thực thi trong tổ chức.
Sơ đồ tổ chức trong công ty là một công cụ hữu ích nhưng cần phải được áp dụng và duy trì một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thay đổi trong tổ chức.
Trên đây là 14 mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến hiện nay. Việc lựa chọn mô hình phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực hoạt động, mục tiêu kinh doanh,... Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này để lựa chọn mô hình tối ưu, giúp hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp.