Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Switching cost là gì? Các loại switching cost và cách tính
1C Việt Nam
(09.07.2024)

Switching cost là gì? Các loại switching cost và cách tính

Khái niệm Switching cost không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp muốn tập trung vào xây dựng chiến lược phát chiến sản phẩm. Vậy Switching cost là gì? Có những phương pháp nào để tăng Switching cost? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây. 

1. Switching cost là gì? Ví dụ minh họa 

Switching cost là gì? Switching cost trong tiếng Việt có nghĩa là chi phí chuyển đổi, cụ thể là phần chi phí mà khách hàng phải chịu khi muốn thay đổi từ các sản phẩm/nhà cung cấp/thương hiệu này sang các sản phẩm/nhà cung cấp/thương hiệu khác. Chi phí chuyển đổi không chỉ là tiền mà còn bao gồm các yếu tố như công sức, thời gian, nỗ lực của khách hàng và doanh nghiệp.

Switching cost là gì
Switching cost là phần chi phí mà khách hàng phải chịu khi muốn thay đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác

Ví dụ về chi phí chuyển đổi: Các nhà mạng điện thoại có chi phí hủy hợp đồng rất cao để ngăn khách hàng chuyển sang sử dụng nhà mạng khác. Tuy nhiên để thu hút khách hàng, nhiều nhà mạng sẵn sàng chi khoản phí đền bù này để làm vô hiệu hóa chi phí chuyển đổi trên, từ đó thu hút và chiếm lấy khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. 

>>>> XEM THÊM: Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách tính chi phí cơ hội

2. Các loại chi phí chuyển đổi

Hiện nay trên thị trường có 2 loại chi phí chuyển đổi chính là chi phí chuyển đổi thấp và chi phí chuyển đổi cao. Trong phần dưới đây, 1C Việt Nam sẽ phân tích cụ thể về 2 loại chi phí này. 

2.1 Chi phí chuyển đổi cao

Những sản phẩm có chi phí chuyển đổi cao thường là các sản phẩm ít có khả năng thay thế. Bên cạnh đó, những sản phẩm này còn có thể mang tới cho khách hàng trải nghiệm độc nhất, có giá trị cao và đòi hỏi người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức để có thể sở hữu.

Ví dụ về sản phẩm có chi phí chuyển đổi cao phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là điện thoại Iphone của thương hiệu Apple. Không chỉ là sản phẩm xuất sắc về công nghệ, kỹ thuật, Apple còn tạo ra một hệ sinh thái bằng việc ra mắt các sản phẩm mới thường xuyên, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Switching cost là gì
Apple tạo ra hệ sinh thái sản phẩm riêng để giữ chân người dùng

2.2 Chi phí chuyển đổi thấp

Các mặt hàng có chi phí chuyển đổi thấp thường là sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nhanh. Đặc điểm của các sản phẩm này là không ảnh hưởng nhiều đến thói quen của khách hàng cũng như có thể dễ dàng bị thay thế bởi các sản phẩm khác. 

Ví dụ sản phẩm nước giặt quần áo là dòng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, có chi phí chuyển đổi thấp. Người tiêu dùng có thể thay đổi nước giặt theo ngày, theo tháng, mỗi lần mua hàng có thể sẽ chọn một sản phẩm, thương hiệu khác nhau. Vì vậy, để giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh nước giặt đã tập trung vào việc phân phối để sản phẩm luôn tiếp cận đến khách hàng khi họ có nhu cầu. Bên cạnh đó, việc tập trung vào truyền thông, Marketing cũng là chiến lược quan trọng để khắc ghi sản phẩm trong đầu khách hàng, trở thành ưu tiên số một khi khách hàng có nhu cầu. 

Switching cost là gì
Các mặt hàng có chi phí chuyển đổi thấp thường là sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nhanh

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chi phí ẩn là gì? Các loại chi phí ẩn phổ biến và cách kiểm soát 

3. Cách tính chi phí chuyển đổi chính xác nhất 

Sau khi nắm được Switching cost là gì, 1C Việt Nam sẽ cung cấp cho doanh nghiệp công thức tính toán loại chi phí này. Cụ thể: 

Chi phí chuyển đổi = Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất

4. Áp dụng chi phí chuyển đổi cho những lĩnh vực nào?

Switching cost phản ánh chi phí mà khách hàng phải trả khi chuyển đổi giữa các nhà cung cấp. Một số lĩnh vực có thể áp dụng Switching cost bao gồm:

  • Dịch vụ viễn thông: Khi khách hàng muốn chuyển đổi từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, học phải tạo số mới, thay SIM cũng như chuyển đổi dữ liệu. Các nhà cung cấp có thể sử dụng đặc điểm này để áp dụng chi phí chuyển đổi cao, hạn chế tình trạng khách hàng chuyển nhà mạng.
  • Phần mềm: Khi một doanh nghiệp quyết định chuyển đổi từ hệ thống quản lý này sang một hệ thống khác, họ phải chuyển đổi toàn bộ dữ liệu, đào tạo lại nhân viên, xây dựng quy trình làm việc sao cho phù hợp. Quá trình này gây tiêu tốn thời gian và công sức nên có thể coi đây là một ví dụ điển hình về chi phí chuyển đổi.
  • Ngân hàng: Khi chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác, người dùng cần mở lại tài khoản, thay đổi các thông tin liên quan đến việc thanh toán sang số tài khoản mới. Đây cũng là một ví dụ về chi phí chuyển đổi. 
Switching cost là gì
Ngành dịch vụ viễn thông có thể áp dụng chi phí chuyển đổi

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác

5. Một số phương pháp giúp tăng Switching cost hiệu quả

Chi phí biến đổi không được coi là một loại chi phí cố định. Việc tăng loại chi phí này được coi là chiến lược hiệu quả giúp giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp có thể tăng sử dụng một số phương pháp dưới đây để tăng Switching cost: 

5.1 Định vị thương hiệu

Một doanh nghiệp được định vị tốt với giá trị thương hiệu cao không cần lo lắng về việc đánh mất thị phần vào tay đối thủ. Khi một thương hiệu đã “ghim” vào tâm trí, trở thành ưu tiên hàng đầu của khách hàng thì họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm hơn đối với sản phẩm của thương hiệu đó. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu tốt đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cần sự đầu tư bền bỉ trong dài hạn. 

Switching cost là gì
Một doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao không cần lo lắng về việc đánh mất thị phần vào tay đối thủ

5.2 Cung cấp sản phẩm chất lượng

Yếu tố quan trọng nhất để giữ chân khách hàng là sản phẩm. Doanh nghiệp cần tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển để tạo ra các sản phẩm tốt nhất trước khi nghĩ tới cách bán chúng trên thị trường. Khi doanh nghiệp có một sản phẩm đủ tốt, khác biệt và có nhiều lợi ích đối với người tiêu dùng, chi phí biến đổi sẽ được tăng với mức chi phí bỏ ra thấp nhất. 

Switching cost là gì
Yếu tố quan trọng nhất để giữ chân khách hàng là sản phẩm

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

5.3 Chính sách Marketing hiệu quả

Chương trình Marketing hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng chi phí chuyển đổi. Dưới đây là các lưu ý khi doanh nghiệp muốn triển khai một chiến dịch Marketing ấn tượng:

  • Đánh đúng insight khách hàng, cung cấp đúng những gì họ cần tại thời điểm chính xác.
  • Sử dụng các thông điệp ý nghĩa sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng “chạm” tới khách hàng hơn.
  • Lựa chọn hình thức lan tỏa phù hợp cho mỗi chiến dịch.
  • Chọn kênh truyền thông phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên đặc điểm nhân khẩu học của họ.
Switching cost là gì
Chương trình marketing hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc ra tăng chi phí chuyển đổi

5.4 Tạo sự thuận tiện cho khách hàng

Doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao trải nghiệm mua sắm, tạo sự thuận tiện cho khách hàng thông qua hệ thống phân phối hợp lý, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng để họ có thể dễ dàng mua sắm khi có nhu cầu. Nghiên cứu về cách thức trưng bày sao cho sản phẩm ngang tầm mắt, thu hút sự chú ý cũng như gia tăng sự lựa chọn. Bên cạnh đó, sản phẩm cần được tiếp cận nhanh, ngay khi khách hàng có nhu cầu để nâng cao chi phí chuyển đổi. 

Switching cost là gì
Doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao trải nghiệm mua sắm, tạo sự thuận tiện cho khách hàng

5.5 Hỗ trợ người tiêu dùng và chế độ hậu mãi

Chính sách hậu mãi là một trong những yếu tố quan trọng gây ấn tượng tốt với khách hàng và giữ họ ở lại với doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền tảng mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hỗ trợ khách hàng sau mua thông qua các hình thức như chatbox, email, số điện thoại,...

Switching cost là gì
Doanh nghiệp cần có chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả sau mua

Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã có được thêm thông tin hữu ích cũng như trả lời được câu hỏi Switching cost là gì. Việc gia tăng chi phí biến đổi là chiến lược hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng và gia tăng giá trị thương hiệu. Để quản lý tốt Switching cost, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm 1C:Company Management - giải pháp mở với hàng loạt tính năng hữu ích giúp quản trị doanh nghiệp toàn diện. Trong đó, tính năng quản lý tài chính sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí biến đổi, tự động tính toán và có kế hoạch gia tăng loại chi phí này. Để biết thêm về phần mềm, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết! 

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay