Giá vốn hàng bán là một thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp sản xuất. Đây cũng là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về khái niệm giá vốn hàng bán, các thành phần cấu thành và công thức tính giá vốn hàng bán chính xác nhất.
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tất cả các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm. Các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí về sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa,...
>>>> XEM THÊM: Chi phí tài chính là gì? Các loại chi phí tài chính và công thức tính
Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố then chốt trong việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán gồm những khoản sau:
Trong đó, hai thành phần chính cấu thành nên giá vốn hàng bán đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung và chi phí mua hàng có thể được phân bổ cho từng sản phẩm hoặc hàng hóa cụ thể hoặc theo một tỷ lệ nhất định.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chi phí ẩn là gì? Các loại chi phí ẩn phổ biến và cách kiểm soát
Hiện nay, có một số phương pháp để xác định giá vốn hàng bán mà các doanh nghiệp có thể áp dụng. Ví dụ dụ như:
Phương pháp FIFO (First In, First Out) là cách tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên với số lượng tương ứng. Nếu không đủ, phương pháp này sẽ lấy giá của những sản phẩm nhập tiếp theo theo thứ tự.
Phương pháp này có những ưu nhược điểm nổi bật như sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Phương pháp nhập trước, xuất trước – FIFO có công thức như sau:
Giá vốn hàng bán = Giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên
Ví dụ về tính giá vốn hàng bán theo công thức nhập trước xuất trước:
Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giày da có các thông tin sau:
Công thức giá vốn hàng bán của 150 sản phẩm được bán ra được xác định như sau:
(150.000 x 150) + (120.000 x 60) = 29.700.000 đồng.
Phương pháp LIFO (Last In, First Out) là cách tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho gần đây nhất. Trong trường hợp thiếu hàng, phương pháp này sẽ lấy giá của lô trước đó. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp LIFO giúp nhà quản trị phản ánh chính xác giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp LIFO thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu mã hàng hoặc kinh doanh các sản phẩm có thời hạn sử dụng kéo dài. Trong đó, những sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu thường có giá trị cao và biến động giá cả chậm, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ biến động giá cả.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Phương pháp nhập sau xuất trước – LIFO có công thức như sau:
Giá vốn hàng bán = Giá của các sản phẩm, hàng hóa được nhập kho cuối cùng
Ví dụ về tính giá vốn hàng bán theo công thức LIFO:
Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giày da thực hiện các bước sau:
Sau đó, công ty xuất bán 30 sản phẩm.
Áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước LIFO, giá vốn hàng bán của 30 sản phẩm xuất kho được tính như sau:
(20 x 100.000) + (10 x 110.000) = 3.100.000 đồng.
Phương pháp bình quân gia truyền là cách tính giá vốn hàng bán dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị nhập kho so với tổng tồn trước và sau khi nhập. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Phương pháp gồm những ưu nhược điểm nổi bật như sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Theo phương pháp này, giá vốn hàng bán được xác định dựa trên giá trung bình của toàn bộ sản phẩm, hàng hóa trong kho tại thời điểm bán và được tính bằng công thức sau:
Bình quân giá vốn hàng bán = Tổng giá trị kho trước nhập + Tổng giá trị kho khi nhập mớiTổng số lượng tồn kho trước và sau nhập
Phương pháp tính bình quân gia quyền thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm giá cả ổn định, không biến động mạnh trong kỳ. Ví dụ như sản phẩm điện tử, điện lạnh,... phương pháp này có thể phản ánh chính xác giá trị thực tế của hàng tồn kho.
Ví dụ về tính giá vốn hàng bán theo công thức tính bình quân gia quyền:
Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giày da thực hiện các bước sau:
Ta tính:
(100 x 100.000 + 50 x 120.000) / (100 + 50) = 108.000 đồng/sản phẩm
108.000 x 150 = 16.200.000 đồng.
>>>> ĐỌC THÊM: Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách tính chi phí cơ hội
Giá vốn hàng bán phản ánh tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất hàng hóa. Đây là cơ sở để tính toán tổng chi phí và xác định lợi nhuận ròng, cũng như xác định số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp. Chỉ số này đóng vai trò to lớn trong Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tính toán lợi nhuận gộp - một chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường kinh doanh không ngừng biến động và giá cả hàng hóa thường xuyên thay đổi, khiến cho việc định giá hàng hóa trở nên không ổn định đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thương mại, họ thường phải quản lý nhiều loại hàng hóa khác nhau. Việc hạch toán giá vốn một cách hợp lý giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa chi phí một cách chi tiết và chính xác.
Nếu giá vốn hàng bán tăng lên, lợi nhuận gộp sẽ giảm và ngược lại. Điều này có thể làm giảm hoặc tăng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ việc bán hàng hóa.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Switching cost là gì? Các loại Switching cost và cách tính
Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên có thể thực hiện việc hạch toán kế toán giá vốn hàng bán theo các cách sau đây:
a) Khi xuất bán sản phẩm hoặc hàng hóa, định khoản như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 154, 155, 156, 157,…
b) Phản ánh lên các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn:
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm do chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế và chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn trong kỳ.
>>>> XEM NGAY: Giá trị tài sản ròng là gì? Phân loại và cách tính đơn giản
Quản lý giá vốn hàng hóa là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để tối ưu quy trình quản lý giá vốn hàng bán, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm 1C: Company Management.
1C:Company Management cung cấp các công cụ và tính năng giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi giá vốn hàng hóa một cách thông minh. Dưới đây là một số điểm mạnh của phần mềm này trong việc quản lý giá vốn hàng hóa:
Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm, thành phần cũng như công thức tính chính xác giá vốn hàng bán. Có thể thấy, sự biến động của giá vốn hàng bán có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. Để quản lý tốt giá vốn hàng bán, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm 1C:Company Management. Đây là giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, nổi bật với tính năng quản lý tài chính, kết nối nhiều phòng ban lại với nhau, cho phép kiểm soát kế hoạch thu chi, theo dõi các khoản vay, khoản nợ,...Liên hệ hotline 1C Việt Nam (+84)247 108 8887 để được tư vấn kỹ hơn về phần mềm này nhé.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: