Bên cạnh các chi phí hiện hữu, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những chi phí ẩn, khó xác định và đo lường. Trong bài viết này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu khái niệm chi phí ẩn là gì, phân loại và cách kiểm soát chi phí ẩn hiệu quả.
Chi phí ẩn là những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận chính thức trong sổ sách kế toán. Các khoản chi phí này thường không dễ định lượng do không được thể hiện bằng tiền mặt, nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định kinh doanh. Đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng hiệu quả đầu tư.
Có 3 yếu tố khiến phát sinh chi phí ẩn: Công nghệ lạc hậu, quy trình vận hành không tối ưu, năng lực nhân sự. Doanh nghiệp phát hiện, kiểm soát kịp thời chi phí ẩn có thể tránh được việc giảm doanh thu, lợi nhuận.
Một số ví dụ về chi phí ẩn trong doanh nghiệp:
Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp thường gặp phải những khoản chi phí ẩn, không thể hạch toán trực tiếp, có thể phát sinh từ tài sản, nguồn lực và hoạt động kinh doanh.
Tài sản
Một ví dụ chi phí ẩn từ tài sản là khi chủ hộ kinh doanh cá thể sử dụng chính căn nhà đang ở để kinh doanh. Khi đó, diện tích không gian sống bị giảm đi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chủ hộ. Đây được coi là một loại chi phí ẩn mặc dù không quy đổi ra tiền mặt.
Nguồn lực
Chi phí ẩn thường phát sinh khi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực cho các mục đích không mang lại lợi ích kinh doanh. Ví dụ, khi doanh nghiệp tuyển dụng một nhân sự mới, nhân viên có kinh nghiệm sẽ phải dành thời gian để đào tạo người này. Khi đó, nhân sự có kinh nghiệm sẽ phải đảm nhận cả 2 công việc: hoàn thành công việc đang làm và hỗ trợ nhân sự mới.
Hoạt động kinh doanh
Chi phí ẩn trong hoạt động kinh doanh thường phát sinh do các sai sót trong quá trình vận hành. Cụ thể, khi doanh nghiệp bán hàng, nhân viên có thể tính sai giá hoặc nhầm lẫn thông tin. Điều này dẫn đến doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính.
>>>> XEM THÊM: TOP 9 phần mềm quản lý doanh thu tiện nhất hiện nay
Chi phí ẩn và chi phí hiện là hai khái niệm khác biệt, doanh nghiệp cần hiểu rõ để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết điểm khác nhau giữa hai loại chi phí này:
Tiêu chí |
Chi phí ẩn |
Chi phí hiện |
Định nghĩa |
Là khoản chi phí cơ hội, không phải chi phí thực tế |
Là khoản chi phí thực tế, được chi trả bằng tiền mặt |
Vị trí trong báo cáo tài chính |
Không được thể hiện trực tiếp trong báo cáo tài chính |
Được thể hiện trực tiếp trong báo cáo tài chính |
Phạm vi |
Chi phí bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án thay thế |
Chi phí thực tế đã trả cho các tài sản, dịch vụ, nhân viên… |
Ưu điểm |
Không thể xác nhận và ghi nhận trong sổ sách kế toán |
Có thể xác định và đo lường |
Nhược điểm |
Có thể khó nhận biết trong báo cáo tài chính, dẫn đến đánh giá sai về lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp |
Các chi phí này cần được quản lý và điều chỉnh hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận |
Ví dụ |
Chi phí ẩn của tài sản sở hữu là giá trị cơ hội bị bỏ lỡ khi sử dụng tài sản cho mục đích khác |
Chi phí thuê nhà, chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu… là những chi phí hiện hữu |
Như vậy, chi phí ẩn và chi phí hiện đều có tác động đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi chi phí hiện dễ dàng đo lường, quản lý thì chi phí ẩn đòi hỏi đánh giá kỹ lưỡng để tránh bị bỏ qua và ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả kinh doanh.
>>>> XEM THÊM:
Chi phí ẩn thường khó xác định và đo lường nhưng có thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Dưới đây là 10 loại chi phí ẩn phổ biến:
>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất
Để giảm thiểu chi phí ẩn không thể nhìn thấy hoặc đo lường trực tiếp, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
Như vậy, chi phí ẩn là những khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng, vì có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Việc nhận thức và kiểm soát chi phí phát sinh này một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện lợi nhuận. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị tài chính cho doanh nghiệp!
>>>> XEM THÊM: WACC là gì? Cách tính và ý nghĩa của WACC với doanh nghiệp