Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Total Rewards là gì? 5 thành phần cơ bản trong Total Rewards
1C Việt Nam
(28.01.2024)

Total Rewards là gì? 5 thành phần cơ bản trong Total Rewards

Total Rewards là gì? Đây là một trong những khái niệm các doanh nghiệp cần biết và hiểu rõ trong quá trình kinh doanh. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ cùng bạn khám phá khái niệm trên và 5 thành phần cơ bản trong Total Rewards, qua đó làm rõ hơn tầm quan trọng và ảnh hưởng của chúng đối với nhân viên và doanh nghiệp.

1. Total Rewards là gì?

Total Rewards là một khái niệm trong quản lý nhân sự, đề cập đến tất cả các lợi ích và phúc lợi mà một nhân viên nhận được từ tổ chức họ làm việc. Đây không chỉ bao gồm các yếu tố về tiền lương, khoản thưởng mà còn là cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc và các chính sách hỗ trợ khác mà tổ chức cung cấp để đền bù cũng như thu hút nhân sự. 

total rewards là gì
Total Rewards giúp tăng cường hiệu suất làm việc, duy trì và thu hút nhân tài tốt cho tổ chức

2. Vai trò của Total Rewards đối với doanh nghiệp

Total Rewards có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Thu hút và giữ chân nhân tài: Total Rewards hấp dẫn giúp thu hút nhân viên có phẩm chất và giữ chân những người tài năng trong tổ chức. Khi doanh nghiệp có một hệ thống đền bù và phúc lợi tốt, nhân viên sẽ cảm thấy họ được đánh giá và coi trọng, từ đó gắn bó với công ty thời gian dài hơn. .
  • Tăng cường cam kết và hiệu suất: Bên cạnh việc gia tăng sự hài lòng cho  nhân viên, Total Rewards tốt còn tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Khi nhận được đền bù xứng đáng và cơ hội phát triển, nhân viên thường có xu hướng cam kết và đóng góp tích cực cho sự thành công của doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo: Khi nhân viên cảm thấy được động viên và được hỗ trợ, họ có thể tự tin hơn để đưa ra ý tưởng mới, tham gia vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong tổ chức. 
  • Góp phần vào văn hóa tổ chức tích cực: Total Rewards đóng vai trò trong việc xây dựng văn hóa tổ chức tích cực như tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích, hỗ trợ và động viên sự phát triển của nhân viên.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Total Rewards hấp dẫn giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trong việc thu hút nhân tài từ các tổ chức khác. Nó có thể là yếu tố quyết định trong việc một ứng viên chọn lựa làm việc cho doanh nghiệp nào.
  • Đào tạo hội nhập: Hệ thống Total Rewards tạo điều kiện giúp các nhân sự mới có thể dễ dàng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy họ tự tin cống hiến hết sức mình để nâng cao hiệu quả công việc. 
  • Đào tạo nội bộ: Qua việc triển khai các chương trình đào tạo nội bộ, Total Rewards System sẽ hỗ trợ nhân viên mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình. Điều này dẫn đến việc cải thiện khả năng chuyên môn của từng cá nhân trong tổ chức.
total rewards là gì
Total Rewards là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh

3. Các thành phần cơ bản trong hệ thống Total Rewards

Total Rewards bao gồm nhiều thành phần quan trọng để tăng cường và thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên. Các thành phần chính trong hệ thống này bao gồm:

3.1 Hệ thống lương thưởng

Hệ thống lương thường gồm tiền lương, khoản thưởng, và các khoản phụ cấp dành cho nhân viên. Mọi nhân viên, ở mọi vị trí và vai trò, đều có những mục tiêu và mong đợi riêng về thu nhập. Do đó, vai trò của hệ thống lương rất quan trọng trong hệ thống Total Rewards. Việc thiết lập một hệ thống Total Rewards hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một hệ thống lương rõ ràng, cụ thể và minh bạch, phản ánh đầy đủ những yêu cầu cơ bản và cần thiết của từng nhân viên.

total rewards là gì
Hệ thống lương thưởng được xây dựng nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch và đồng nhất

3.2 Chính sách và quyền lợi

Trong hệ thống Total Rewards, chính sách và quyền lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi và đáng tin cậy cho nhân viên. Chúng bao gồm một loạt các quy định và lợi ích mà nhân viên được hưởng từ tổ chức làm việc. Các chính sách này thường bao gồm những điều khoản về lương thưởng, các gói bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, nghỉ phép, và các chương trình hỗ trợ gia đình.

Ngoài ra, chính sách này còn bao gồm các phúc lợi không tính tiền như làm việc linh hoạt, cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc thoải mái, các hoạt động team building, các chế độ nhân thọ và chế độ hưu trí. Ngoài ra, tùy vào từng doanh nghiệp mà có thể có thêm các chế độ phúc lợi khác như phụ cấp ăn trưa, tea-break chiều thứ 6, sinh nhật,..Người lao động và doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về phụ cấp lương qua bài viết: Phụ cấp lương là gì? Cập nhật quy định phụ cấp lương mới nhất

total rewards là gì
Các chính sách, quyền lợi trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc tích cực

3.3 Cân bằng cuộc sống và công việc

Đây là chính sách hỗ trợ cần thiết của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo người lao động có thể làm việc một cách hiệu quả và năng suất. Các yếu tố như làm việc linh hoạt, chương trình làm việc từ xa, hoặc các chính sách cho phép thời gian làm việc linh hoạt có thể giúp nhân viên quản lý tốt hơn thời gian làm việc và thời gian riêng của mình. 

Ngoài ra, các chính sách nghỉ phép linh hoạt, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên duy trì cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc hiệu quả.

total rewards là gì
Điều này có thể tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp bền vững của nhân viên

3.4 Sự công nhận về hiệu suất làm việc

Công nhận về hiệu suất làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng khi nhân viên sẽ cảm thấy công sức làm việc của mình được nhìn nhận và đánh giá đúng. Khi nhân viên cảm thấy công việc và nỗ lực của họ được đánh giá đúng mức và được thưởng cho thành quả, họ có xu hướng cảm thấy được động viên và cam kết hơn với tổ chức. 

Sự công nhận thông qua các chính sách thưởng hiệu suất có thể theo tháng, quý hoặc năm dưới các hình thức như: thưởng nhân viên xuất sắc nhất, khích lệ nhân viên, bộ phận nếu vượt các chỉ tiêu đề ra… 

total rewards là gì
Sự công nhận về hiệu suất làm việc sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh trong công việc

3.5 Cơ hội phát triển sự nghiệp

Cơ hội phát triển sự nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút và duy trì nhân sự tài năng. Đây không chỉ là việc cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ học tập mà còn liên quan đến việc tạo ra một môi trường cho phép nhân viên phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp của họ. Điều này không chỉ tạo động lực cho nhân viên mà còn làm tăng tính hấp dẫn của doanh nghiệp trong mắt người lao động tiềm năng.

Việc có một hệ thống Total Rewards tốt cũng đồng nghĩa với việc cung cấp cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp, từ việc đào tạo nghề nghiệp cho đến việc thúc đẩy trải nghiệm và sự đổi mới trong công việc. 

total rewards là gì
Total Rewards cần cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến sự nghiệp cho nhân viên

4. Cách xây dựng chiến lược Total Rewards hiệu quả

Xây dựng một chiến lược Total Rewards hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và kế hoạch chi tiết để đảm bảo rằng các thành phần của hệ thống này phản ánh đúng với mục tiêu và giá trị cốt lõi của tổ chức. Dưới đây là các bước quan trọng để xây dựng chiến lược Total Rewards hiệu quả:

Bước 1: Đánh giá tổng quan tình trạng Total Rewards

Trước khi xây dựng bất kỳ chiến lược nào, doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá tình hình nhân sự và công ty ở thời điểm hiện tại thông qua các yếu tố sau: 

  • Những phúc lợi công ty đang cung cấp cho nhân viên.
  • So sánh mức độ Total Rewards của công ty đối với các đối thủ và thị trường chung.
  • Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với các phúc lợi mà công ty đang cung cấp.
  • Tìm hiểu những đãi ngộ, phúc lợi đang phổ biến và khả thi nhất để thực hiện tại doanh nghiệp của bạn.
total rewards là gì
Đánh giá tổng quan là bước quan trọng để thực hiện Total Rewards hiệu quả

Bước 2: Tìm hiểu điều nhân viên muốn ở Total Rewards là gì

Sau khi đã có những đánh giá ban đầu, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về mong muốn của nhân viên về hệ thống Total Rewards ở công ty. Đương nhiên, mỗi nhân viên sẽ có những nhu cầu khác nhau về đãi ngộ, phúc lợi mà họ mong muốn. Vì vậy, để có thể giải quyết được điều này, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát (online hoặc offline) đối với nhân viên để có thể tìm được câu trả lời phù hợp.

total rewards là gì
Các doanh nghiệp cần làm rõ nhu cầu của nhân viên

Bước 3: Lập biểu đồ các thành phần Total Rewards

Ở bước này, bạn cần lập biểu đồ các thành phần cần có trong hệ thống Total Rewards dựa vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp về nguồn nhân lực, quy mô, chi phí,… Tuy vậy, cần phải có 2 thành phần chính là những gì doanh nghiệp có thể cung cấp và điều nhân viên mong muốn. 

Trong quá trình lập biểu đồ các thành phần, có một số lưu ý doanh nghiệp cần lưu tâm sau đây: 

  • Việc lựa chọn các thành phần của Total Rewards cần được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch.
  • Các lãnh đạo cần lưu ý lựa chọn những Total Rewards có thể đem đến giá trị thúc đẩy cho nhân viên và đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.

Bước 4: Lựa chọn thành phần Total Rewards phù hợp

Sau khi lập biểu đồ các thành phần ban đầu, bước tiếp theo cần làm là phải so sánh với các yếu tố như mục tiêu chiến lược, chi phí,... để chọn lựa những thành phần Total Rewards phù hợp. Thông thường, quyết định về việc sử dụng các thành phần Total Rewards nào trong doanh nghiệp sẽ được các quản lý cấp cao xem xét và tham gia trong quá trình lựa chọn sau nhiều cuộc thảo luận.

total rewards là gì
Cần lựa chọn thành phần phù hợp với cả doanh nghiệp và nhân viên

Bước 5: Thực hiện Total Rewards và đo lường hiệu quả

Hệ thống Total Rewards cũng cần phải đo lường hiệu quả sau quá trình thực hiện. Một vài chỉ số, thông tin mà qua đó bạn có thể đánh giá, đo lường chính xác nhất hiệu quả của Total Rewards với doanh nghiệp của bạn: 

  • Tỷ lệ giữ chân nhân viên
  • Hiệu suất làm việc của nhân viên
  • Mức độ hài lòng của nhân viên
  • Mức độ cam kết với tổ chức
  • Xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng
  • Số lượng nhân viên nghỉ việc
  • Chi phí cho các gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty chuẩn năm 2023

5. Sự khác biệt giữa Total Rewards và C&B

Total Rewards và C&B là hai khái niệm có liên quan tới lĩnh vực quản lý nhân sự và đền bù cho nhân viên, nhưng chúng có những điểm khác biệt cụ thể như sau:

   

Total Rewards

C&B

Giống nhau

Đều liên quan tới phúc lợi và lương thưởng. C&B là một trong những thành phần trong hệ thống Total Rewards

Khác nhau

Định nghĩa

Là hệ thống khen thưởng với mục đích tạo động lực cho nhân viên cũng như sự cân bằng giữa số tiền doanh nghiệp bỏ ra và sự gắn bó của nhân sự.

C&B là các gói lương dành cho một nhân viên, bao gồm tất cả các hình thức từ tiền mặt, phúc lợi cho tới các quyền lợi khác.

Cấu trúc

Bao gồm: thù lao, quyền lợi, các lợi ích cá nhân, sự công nhận và cơ hội tiến xa trong sự nghiệp.

Bao gồm: mức lương cơ sở, tiền thưởng, cổ phiếu, bảo hiểm xã hội và kế hoạch lương hưu.

Trọng tâm

Sự kết hợp giữa các chiến lược khác nhau của doanh nghiệp để thu hút, giữ chân và gắn kết nhân sự thông qua một hệ thống minh bạch, công khai. 

C&B tận dụng các nguồn lực có sẵn có như một hình thức trả công và tạo động lực cho người lao động.

Cách tiếp cận

Sử dụng phương pháp tiếp cận liên tục, nói về thành quả và lợi ích của nhân viên bất cứ lúc nào.

Được biểu hiện thông qua sự kiện hàng năm để các nhân viên có thể nắm bắt được những gì họ đã đạt được.

 

6. Xu hướng Total Rewards trong tương lai

Vậy, những xu hướng trong thời gian sắp tới của Total Rewards là gì? 1C Việt Nam sẽ giới thiệu tới các bạn 6 xu hướng mà bạn có thể tham khảo và cập nhật cho hệ thống Total Rewards của doanh nghiệp mình. Bao gồm:

  • Tập trung hơn vào sức khỏe của nhân viên: Doanh nghiệp cần cập nhật các đãi ngộ, phúc lợi liên quan đến sức khỏe nhân viên. Một vấn đề nổi cộm là tình trạng kiệt sức của nhân viên ngày càng nhiều hơn và điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Vì vậy, việc cập nhật thêm các phúc lợi liên quan đến sức khỏe vào chiến lược Total Rewards của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.
  • Tăng tính cá nhân hóa và linh hoạt hơn: Các chương trình phúc lợi được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cá nhân của nhân viên có khả năng tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự lên đến 78% (theo WTWCO). Cùng với đó, sự chú trọng vào các gói phúc lợi linh hoạt đã tăng lên trong lĩnh vực quản trị nhân sự gần đây.
  • Áp dụng công nghệ trong quản lý Total Rewards: Total Rewards bao gồm một loạt các phúc lợi và đãi ngộ đa dạng. Mỗi loại đãi ngộ, phúc lợi có các phương pháp quản lý riêng biệt và điều này có thể tạo ra những thách thức cụ thể khi áp dụng quản lý theo cách truyền thống. Xu hướng sử dụng các phần mềm tính lương để tối ưu quá trình quản lý hệ thống lương thưởng chắc chắn sẽ nhanh chóng "bùng nổ" trong những năm tiếp theo. 
  • Tập trung đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp: Trong trường hợp văn hóa làm việc của một doanh nghiệp định hướng tiêu cực, có tới 71% nhân viên sẽ tìm kiếm cơ hội việc làm mới tại các tổ chức khác (theo Glassdoor). Vì vậy, việc quan tâm đến yếu tố văn hóa tổ chức trong việc xây dựng chiến lược Total Rewards là vô cùng quan trọng cho mỗi doanh nghiệp.
total rewards là gì
Các doanh nghiệp cần lựa chọn cẩn thận xu hướng Total Rewards phù hợp với tình hình hiện tại của công ty

Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ chi tiết về khái niệm Total Rewards là gì. Trong quá trình quản lý hệ thống Total Rewards, để gia tăng tính hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm 1C:Company Management. Đây là giải pháp toàn diện giúp tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường kết nối nhân sự, quản lý tiền lương và các phúc lợi nhân viên một cách linh hoạt. Liên hệ 1C Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ về giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Cách làm bảng lương đơn giản nhất cho doanh nghiệp 2024

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay