Một phần thú vị của việc quản lý cửa hàng bán lẻ là tương tác với nhiều “kiểu” khách hàng khác nhau. Từ những vị khách hàng đầy quyết đoán, đến những người đầy lưỡng lự và không thiếu cả những vị khách “lang thang”, một ngày làm việc của bạn thật nhiều sắc thái.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể tạo ra trải nghiệm cửa hàng thật tuyệt vời theo cách riêng cho mỗi người trong số họ. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải nhanh chóng xác định kiểu khách hàng, và lập tức tương tác với họ theo cách mà họ mong muốn.
Cùng xem danh sách 05 kiểu khách hàng thường gặp trong bán lẻ sau đây để biết họ là ai và một số mẹo để “chăm sóc” khách hàng theo cách ấn tượng nhất
Đây là kiểu khách hàng hiện đại, mới xuất hiện kể từ khi thời đại số lan tỏa tới từng ngõ ngách của cuộc sống. Chúng ta dễ dàng nhận biết những vị khách này khi thấy họ sử dụng ứng dụng so sánh giá, chia sẻ về phản hồi của sản phẩm hay scan để tìm kiếm thêm thông tin trên Internet.
Những vị khách này vẫn luôn tận dụng cơ hội để ngắm và thử sản phẩm tận mắt tận tay tuy nhiên kể cả khi đã vô cùng ưng ý với sản phẩm, họ sẽ sẵn sàng chuyển sang mua trực tuyến nếu như nhận được ưu đãi với mức giá rẻ hơn.
Làm thế nào để “đối phó” với những khách hàng này?
Chìa khóa để kết nối với những người mua sắm này là tăng khả năng hiển thị sản phẩm của bạn trên các kênh trực tuyến hay những mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện trên các thiết bị di động. Đừng chờ đợi tới khi họ thực sự xuất hiện tại cửa hàng bạn.
Bạn cũng cần đảm bảo khách hàng có thể nhận thông tin về cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ của bạn, dù cho khi họ truy cập trên điện thoại hay là trên máy tính, và đặc biệt là bạn không thể vắng mặt trên các nền tảng mạng xã hội hay các kênh thương mại điện tử
Ngoài ra, hãy tận dụng từng khoảnh khắc họ ở trong cửa hàng của bạn, lắng nghe những gì họ nói và đặt câu hỏi liệu bạn có thể cung cấp thêm thông tin gì ngoài những thứ họ đã biết. Tập trung vào giá trị sản phẩm - những điều mà họ chưa thể nhận ra.
Ví dụ: Nếu bạn đang bán thứ gì đó có thể tìm thấy trong các cửa hàng khác, hãy làm nổi bật những thứ mà chỉ bạn mới có thể cung cấp. Bạn đảm bảo về chất lượng sản phẩm? Hỗ trợ khách hàng tốt hơn? Hãy để cho họ biết những điều đó.
Nhiều người tiêu dùng có thói quen mua sắm như là một sở thích, họ thích dạo chơi xung quanh siêu thị để giết thời gian, hoặc chỉ đơn giản là yêu thích không gian mua sắm ở cửa hàng của bạn
Gặp khách hàng “đi lang thang” thì làm thế nào?
Hãy tiếp cận những khách hàng này một cách cẩn thận, đừng lại gần với mong muốn bán cho họ một thứ gì đó. Chào hỏi, nhắc tới một chương trình khuyến mãi đặc biệt nào đó và cho họ biết bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ trong trường hợp họ cần
Và tốt nhất là để cho họ có thời gian một mình, còn bạn có thời gian để quan sát phản ứng của khách hàng đối với cách bày trí sản phẩm trong cửa hàng. Và dựa vào những yếu tố này, hãy tạo ra một sự thay đổi hay một sự khác biệt khiến cho khách hàng tận hưởng một cách thích thú.
Đây là những khách hàng không chắc chắn rằng họ muốn mua gì hay đang tìm kiếm điều gì. Đôi khi họ chỉ nghĩ rằng họ cần phải mua một thứ gì đó. Thông thường, những khách hàng này đang gặp khó khăn khi quyết định, hoặc họ không có thông tin, hoặc có quá nhiều và đang bị choáng ngợp.
Làm thế nào để đối phó với khách hàng bối rối hoặc lưỡng lự?
Cách tiếp cận tốt nhất là tìm ra nhu cầu cụ thể của họ và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi về những gì mà họ đang tìm kiếm. Họ có những thắc mắc gì về những tính năng của sản phẩm bạn? Họ biết gì- không biết gì- về hàng hóa của bạn.
Nếu họ đang so sánh sản phẩm, hãy cho họ những lời khuyên để cân nhắc và đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn. Đừng quên mục tiêu chính của bạn khi tiếp cận loại khác hàng này, đó là giúp đỡ và cung cấp thông tin. Hãy tư vấn một cách thật tâm nhất, khách hàng của bạn sẽ đánh giá cao điều đó và họ sẽ trao cho bạn niềm tin.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người mua sắm này chính này giá cả. Họ sẵn sàng mua sắm ngay khi tìm thấy mức giá thích hợp. Và thường họ không trung thành với bất kì thương hiệu nào cả.
Làm thế nào để đối phó với khách hàng ưa khuyến mãi?
Cách để những thợ săn khuyến mãi trở nên trung thành với cửa hàng của bạn, hãy tìm cách thêm giá trị cảm nhận vào toàn bộ trải nghiệm. Chỉ ra bất kỳ chương trình khuyến mãi khi họ chi tiêu một số tiền nhất định cũng có thể là một chiến thuật tuyệt vời.
Có thể thuyết phục được những vị khách này hay không còn phụ thuộc vào khả năng giao tiếp với khách hàng và tuyệt đối đừng quan khi nghĩ rằng cứ giảm giá thì họ sẽ ủng hộ cửa hàng của bạn.
Khách hàng thường xuyên là những người tiêu dùng tốt nhất và họ lặp đi lặp lại hành vi mua sắm này một cách định kì tại cửa hàng. Khi họ đã tin tưởng thương hiệu của bạn, họ ngay lập tức trở thành khách hàng trung thành đáng nhận được sự chăm sóc cẩn thận.
Làm thế nào để giữ chân khách hàng trung thành?
Đề nghị một chương trình khách hàng trung thành là một ý tưởng hay để bắt đầu, tìm hiểu xem có nhu cầu gì và cố gắng đáp ứng nó một cách tốt nhất. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng đến với cửa hàng bạn nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, những món quà tặng kèm hay giảm giá khi khách hàng đạt mức chi tiêu cũng là một cách tuyệt vời. Đừng quên những hoạt động để tương tác thường xuyên và nhắc nhở khách hàng ghé thăm cửa hàng mỗi khi bạn có sự kiện khuyến mãi.
Vậy cửa hàng của bạn đang thu hút những vị khách như thế nào? Bạn đang quản lý một siêu thị với không gian mua sắm lớn hay là một cửa hàng nhỏ phục vụ nhanh. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau trong bán lẻ đều sẽ có một vài kiểu khách quen thuộc vậy nên cách bạn chăm sóc khách hàng của mình như thế nào là một điều vô cùng quan trọng. Để thành công, đừng quên đáp ứng nhu cầu của khách hàng với dịch vụ chăm sóc tuyệt vời.