Thông thường các doanh nghiệp sẽ đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên chi phí và doanh thu trong một kỳ hoạt động. Để đảm bảo chính xác lợi nhuận thu được, nhà quản trị nên nắm được chi phí là gì, cách phân loại chi phí cũng như các sai lầm khi ghi nhận. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về chủ đề này.
Chi phí là các hao phí tài nguyên (số tiền, nguồn lực và tài sản) được thể hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh và dùng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Theo khái niệm của tổ chức kế toán quốc tế, chi phí là sự giảm sút về lợi ích kinh tế thông qua việc tăng nợ phải trả hoặc giảm giá trị tài sản doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, chi phí bao gồm các khoản doanh nghiệp cần chi trả để đạt mục tiêu kinh doanh.
Các loại chi phí doanh nghiệp có một số đặc điểm chung sau đây:
Bên cạnh chi phí là gì, nhà quản trị cần nắm được các loại chi phí trong doanh nghiệp để thống kê chính xác hơn. Có nhiều yếu tố phân loại chi phí, dưới đây là gợi ý chi tiết.
Phương pháp phân loại này giúp xây dựng, phân tích lượng vốn lưu động, dự đoán các chi phí. Theo quy định tại Việt Nam, chi phí trong doanh nghiệp có thể chia thành 7 yếu tố:
Khi muốn tính toán giá thành của sản phẩm, chi phí sẽ được phân theo các khoản mục dựa trên mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng đã được hoạch định. Giá thành của sản phẩm sẽ bao gồm 5 khoản chi phí chính:
Tiêu chí tiếp theo được sử dụng để phân loại chi phí trong doanh nghiệp là công dụng. Dựa theo tiêu chí này chi phí sẽ được chia thành 3 loại:
Một số doanh nghiệp phân loại chi phí theo nội dung của chi phí, cụ thể:
Một trong những tiêu chí phân loại chi phí được sử dụng phổ biến là theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất. Cụ thể:
Tiêu chí tiếp theo được sử dụng để phân loại chi phí trong doanh nghiệp là mối quan hệ với lợi nhuận. Khi phân loại theo cách này, chi phí gồm 2 loại:
Khi phân loại chi phí theo đối tượng và phương pháp tập hợp, chi phí sẽ được chia thành 2 loại dưới đây:
Trong một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều các khoản chi phí. Chính vì thế việc ghi nhận đôi khi sẽ có sai sót, dẫn tới việc tính toán lợi nhuận, kết quả kinh doanh không chính xác. Dưới đây là các lỗi thường xảy ra do 1C Việt Nam tổng hợp để doanh nghiệp có thể tham khảo và khắc phục trong thực tế.
Khi không nắm chắc khái niệm chi phí là gì, không ít chủ doanh nghiệp nhầm lẫn khoản mục này với dòng tiền ra. Nghĩa là có chi tiền thì xem xét như đã phát sinh chi phí. Một trong những lỗi thường gặp nhất là tính hết chi phí trả trước vào chi phí một kỳ.
Đây là lỗi cơ bản thường bắt gặp ở các công ty mới thành lập, chưa xây dựng bộ máy kế toán. Cụ thể doanh nghiệp ghi nhận toàn bộ giá trị tài sản vào chi phí trong kỳ mua hoặc coi giá trị của tài sản là chi phí đầu tư ban đầu (không ghi nhận trong chi phí kinh doanh các kỳ).
Tài sản cố định sẽ tham gia vào quy trình sản xuất trong nhiều kỳ nên cần trích khấu hao vào chi phí từng kỳ. Nhầm lẫn này có thể dẫn tới vấn đề ghi nhận thừa/thiếu chi phí, gây sự sai lệch trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế có rất nhiều khoản phát sinh nhưng không đáp ứng đầy đủ điều kiện để được ghi nhận là chi phí nên thường bị bỏ qua, tiêu biểu như lương của nhóm chủ doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành, cần đưa vào chi phí quản lý. Điều này đảm bảo cấu trúc chi phí và theo dõi lợi nhuận được chính xác hơn.
Lỗi sai này thường xảy ra khi mua sắm vật liệu nhập kho. Nếu ghi nhận toàn bộ giá trị của vật liệu này vào chi phí là không chính xác vì chỉ khi được sử dụng trong quy trình sản xuất vật liệu đó mới đảm bảo điều kiện được tính là chi phí của doanh nghiệp. Vật liệu khi còn ở trong kho sẽ được tính là một dạng tài sản (hàng tồn kho) chứ không phải chi phí.
Quá trình ghi nhận chi phí có thể xảy ra nhầm lẫn bởi một số doanh nghiệp chỉ ghi nhận khi nhận hóa đơn từ người bán. Tuy nhiên, cách hiểu này là chưa chính xác bởi nếu chỉ cần phát sinh khoản chi thỏa mãn 3 tiêu chí bao gồm: Khoản chi làm tăng số nợ phải trả/ giảm giá trị tài sản; đảm bảo nguyên tắc phù hợp với dữ liệu thu nhập và được xác định một cách đáng tin cậy là có thể ghi nhận là chi phí. Thời điểm ghi nhận không phụ thuộc vào thời điểm nhận hóa đơn từ người bán.
Bên cạnh việc hiểu rõ chi phí là gì, các chủ doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm tới cách quản lý để tối ưu hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số gợi ý:
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn có một số khái niệm khác cũng liên quan đến các khoản chi được nhắc phổ biến như lệ phí và kinh phí. Hãy cùng 1C Việt Nam phân biệt các khái niệm này thông qua bảng dưới đây.
Tiêu chí |
Kinh phí |
Lệ phí |
Chi phí |
Các khoản tiền dùng cho mục đích phục vụ và bù đắp chi phí khi được cung cấp dịch vụ bởi các tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền. |
Là khoản tiền đã được ấn định trước, bắt buộc phải nộp khi sử dụng các dịch vụ công nhưng không nhất thiết để bù đắp các khoản chi phí. |
Là sự giảm sút của lợi ích kinh tế trong một kỳ kế toán thông qua việc tăng nợ phải trả hoặc giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp. |
|
Người áp dụng |
Tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức có thẩm quyền. |
Tổ chức, cá nhân có sử dụng dịch vụ công để phục vụ các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước. |
Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất, dự án, kinh doanh, cần chi trả các khoản phí khác nhau. |
Đặc điểm |
Được tính dựa trên cơ sở bù đắp chi phí thực tế và việc sử dụng dịch vụ công. |
Được ấn định theo quy định và thường không thay đổi theo tần suất sử dụng dịch vụ. |
Biến đổi đa dạng dựa trên tính chất của hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, dự án và sản phẩm. |
Mục đích |
Đảm bảo tính phục vụ và bù đắp các chi phí cung cấp dịch vụ công. |
Tài trợ, đóng góp nguồn kinh phí phục vụ cho công việc quản lý của Nhà nước cũng như duy trì các dịch vụ công. |
Chi trả các khoản mục liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vận hành doanh nghiệp. |
Ví dụ |
|
|
|
Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức liên quan đến chi phí là gì, phân biệt các loại chi phí trong doanh nghiệp cũng những sai lầm thường gặp trong quá trình ghi nhận chi phí. Để tránh nhầm lẫn cũng như tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp số hóa hoạt động kinh doanh của 1C Việt Nam để tối ưu quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.