Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Doanh thu là gì? Điều kiện ghi nhận và các khoản giảm trừ
1C Việt Nam
(04.01.2024)

Doanh thu là gì? Điều kiện ghi nhận và các khoản giảm trừ

Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thường được đánh giá dựa trên doanh thu. Vậy doanh thu là gì? Việc ghi nhận chỉ tiêu này cần lưu ý các điều kiện và khoản giảm trừ nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.

1. Doanh thu là gì? 

Doanh thu được hiểu là tổng số tiền mà một đơn vị, tổ chức thu được từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể xây dựng bảng báo cáo để theo dõi tình hình kinh doanh.

doanh thu là gì
Doanh thu là tổng số tiền thu được từ bán hàng hóa, dịch vụ

Đối với doanh nghiệp, doanh thu là thước đo quy mô, khả năng tái sản xuất, là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất và nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng là giai đoạn cuối cùng trong quá trình luân chuyển vốn, tạo tiền đề cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Đặc biệt, từng loại doanh thu với những đặc điểm riêng biệt lại mang đến cho doanh nghiệp những ý nghĩa quan trọng khác nhau, cụ thể:

  • Doanh thu bán hàng: Nguồn doanh thu chính, góp phần lớn vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Doanh thu tài chính: Có thể góp phần tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp.
  • Doanh thu nội bộ: Giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có.
  • Doanh thu bất thường: Có thể giúp doanh nghiệp bù đắp cho các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh chính.

Tìm hiểu thêm khái niệm khác liên quan đến doanh thu: Unearned revenue là gì? Những lưu ý về Unearned revenue

2. Phân biệt doanh thu, thu nhập và dòng tiền 

Doanh thu, thu nhập và dòng tiền là ba thuật ngữ quan trọng, thường được nhắc đến trong tài chính doanh nghiệp. Mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng thực chất 3 khái niệm trên lại có những điểm khác biệt cơ bản. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp doanh nghiệp phân biệt rõ doanh thu, thu nhập và dòng tiền:

Yếu tố

Doanh thu

Thu nhập

Dòng tiền

Khái niệm

Tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được trong một kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong một kỳ kế toán.

 

Số tiền thực tế mà doanh nghiệp nhận được trong một kỳ kế toán, bao gồm cả tiền mặt và các khoản phải thu.

Đặc điểm

Liên quan đến doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, và thu tiền từ khách hàng.

Liên quan đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Liên quan đến thanh khoản và quản lý tiền tệ của doanh nghiệp.

Thời gian

Được xác định theo thời gian bắt đầu và kết thúc của kỳ kế toán.

Được xác định sau khi trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán.

Được xác định theo ngày, tháng, năm nhận hoặc chi trả.

Mức độ quan trọng

Phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ và khoản thu khác.

Phản ánh lợi nhuận thực tế, sau khi trừ đi tất cả các chi phí.

Phản ánh số tiền thực tế nhận được hoặc chi trả trong kỳ kế toán.

Mục tiêu

Đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai.

Cơ sở tính toán lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Đánh giá khả năng thanh khoản và quản lý tiền tệ.

Ví dụ

Nguồn tiền doanh nghiệp thu về từ việc bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Khoản tiền sau thuế được tính sau khi trừ đi chi phí sản xuất và hoạt động.

Các loại thanh toán bằng tiền mặt nhận được từ bán hàng và tiền trả cho nhà cung cấp.

 

>>> TÌM HIỂU NGAY: Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay

3. Tổng hợp các nguồn doanh thu của doanh nghiệp

Ngoài việc hiểu rõ doanh thu là gì, các công ty còn cần nắm được các phân loại cơ bản của chỉ số này để đánh giá chính xác tình hình kinh doanh. Dựa theo nguồn gốc phát sinh, doanh thu được chia thành 4 nhóm cơ bản dưới đây:

Loại doanh thu

Đặc điểm chính

Ví dụ

Doanh thu từ bán hàng

Là số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.

Doanh thu từ bán sản phẩm điện thoại di động và dịch vụ lưu trú khách sạn.

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Là khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động bao gồm đầu tư, cho vay vốn, và giao dịch trái phiếu/cổ phiếu.

Các khoản thu từ lãi từ chứng khoán đầu tư và lãi từ cho vay vốn.

Doanh thu nội bộ

Là khoản thu nhập được tạo ra từ việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các đơn vị trong cùng một công ty.

Công ty mẹ bán sản phẩm cho công ty con trong cùng tập đoàn.

Doanh thu bất thường

Doanh thu phát sinh từ các hoạt động không thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính của công ty.

Thu nhập từ thanh lý tài sản và nhượng bán vật tư tồn kho, không cần thiết.

 

4. Phương pháp tính doanh thu đơn giản 

4.1. Đối với công ty cung cấp dịch vụ 

Doanh thu của công ty cung cấp dịch vụ được xác định bằng công thức tính tổng quát:

Doanh thu = Giá bán dịch vụ x Số lượng khách hàng

Ví dụ: Một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thuế có giá bán dịch vụ là 10.000.000/hợp đồng. Trong tháng 7/2023, công ty ký kết 10 hợp đồng tư vấn thuế. Doanh thu của công ty trong tháng 7/2023 là:

Doanh thu = 10.000.000 x 10 = 100.000.000 đồng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Doanh thu được xác định có độ tin cậy cao.
  • Giao dịch cung cấp dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận kinh tế.
  • Tính toán khối lượng công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
  • Xác định được chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch cung cấp dịch vụ và chi phí để hoàn thành giao dịch đó.

4.2. Đối với hoạt động bán sản phẩm

Doanh thu của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động bán sản phẩm được tính theo công thức:

Doanh thu = Số lượng sản phẩm bán ra x Giá bán sản phẩm

Ví dụ, một công ty bán 100 mặt hàng với giá 100.000 đồng/sản phẩm thì doanh thu của công ty được tính như sau:

Doanh thu = 100 x 100.000 = 10.000.000 đồng

Về việc ghi nhận doanh thu bán hàng, đối với hoạt động bán sản phẩm, doanh nghiệp cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Người mua đã chịu trách nhiệm đa phần về rủi ro và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa. Điều kiện này thể hiện rằng doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người tiêu dùng.
  • Không còn sự nắm giữ quyền quản lý hoặc kiểm soát hàng hóa từ phía người sở hữu. 
  • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Để đáp ứng điều kiện này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ thông tin để xác định chi phí liên quan đến việc bán hàng, bao gồm chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm,...

>>> XEM THÊM: TOP 9 phần mềm quản lý doanh thu tiện nhất hiện nay

5. Các khoản giảm trừ chi phí phát sinh trong kỳ 

Cắt giảm chi phí là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và tăng trưởng doanh thu. Dưới đây là 5 cách thức thực hiện hiệu quả mà các đơn vị kinh doanh có thể tham khảo:

  • Tối ưu hóa chi phí mua sắm: Doanh nghiệp nên đàm phán với các nhà cung cấp để có được giá cả tốt nhất. Đối với công ty cung cấp dịch vụ, việc sử dụng các đơn vị bên ngoài cũng là một cách tiết kiệm chi phí.
  • Giảm chi phí sản xuất: Tổ chức kinh doanh có thể tái chế, thanh lý hoặc bán lại các vật liệu dư thừa, đồng thời đảm bảo sử dụng tối đa không gian, máy móc sản xuất, nhân sự.
  • Lựa chọn chi phí tài chính thấp hơn: Công ty nên chọn những đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mức giá cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến lãi suất khi vay vốn.
  • Cắt giảm các khoản chi không cần thiết: Doanh nghiệp nên liên tục tìm cách loại bỏ những khoản tiền chi trả không cần thiết, chẳng hạn như quảng cáo không hiệu quả.
  • Sử dụng chiến lược thời gian: Doanh nghiệp nên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh để xác định thời điểm phù hợp để bán hàng. Ngoài ra, công ty cũng có thể sử dụng các cuộc họp online để giảm thiểu chi phí đi lại.
khái niệm doanh thu
Doanh nghiệp cần cắt giảm các khoản chi phí để tối ưu nguồn lực, tăng trưởng doanh thu

6. Phương pháp tăng doanh thu hữu ích đối với doanh nghiệp 

Trong trường hợp cần gia tăng doanh thu, doanh nghiệp có thể cân nhắc thực hiện phương pháp hữu ích, hiệu quả sau:

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn thị trường và đưa ra những chiến lược phù hợp.
  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Khoanh vùng chuẩn xác những người có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giúp công ty tập trung nguồn lực, thời gian để tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi mua hàng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng: Đây là tỷ lệ giữa số lượng khách hàng tiềm năng tiếp cận được và số lượng khách hàng thực sự mua hàng. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng, doanh nghiệp cần cải thiện trải nghiệm mua hàng của khách hàng, đưa ra các chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Tăng số lần khách hàng mua lặp lại: Khách hàng trung thành là những người thường xuyên mua hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các chương trình khuyến mãi và phân loại nhóm khách hàng để lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả giúp giữ chân những người tiêu dùng này.
  • Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng: Đây là nguồn thông tin quý giá giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Các công ty cần thường xuyên lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ người mua để có những điều chỉnh phù hợp.
  • Truyền động lực và đãi ngộ tốt với nhân viên: Nhân viên là lực lượng nòng cốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc tốt và đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên để họ có động lực làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
doanh thu là gì
Để tăng doanh thu công ty cần lựa chọn phương pháp phù hợp

Như vậy, hiểu rõ doanh thu là gì cũng như cách thực hiện ghi nhận đúng quy định giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin chính xác cho các bên liên quan, phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Ngoài ra, các công ty cần lưu ý những khoản giảm trừ nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của báo cáo tài chính. Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý doanh thu, trong số đó phải kể đến 1C:Company Management. Liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất!

>>> THAM KHẢO NGAY:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay