Trong đầu tư, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu quả này là ROA. Vậy ROA là gì? Chỉ số này có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của 1C Việt Nam sẽ lý giải cụ thể những băn khoăn trên.
ROA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Return on Assets, có nghĩa là tỷ suất sinh lời trên tài sản. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp.
ROA tăng lên thể hiện rằng doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận. Ngược lại, chỉ số ROA giảm xuống cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng không tốt và sinh lời ít hơn từ một đồng tài sản.
Theo tổng hợp của trang Forbes.com, ROA trên 5% được coi là tốt, và trên 20% là rất tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần so sánh ROA với các đối thủ cùng ngành và cùng quy mô để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả.
>>> XEM THÊM:
ROA luôn là chỉ số quan trọng được các doanh nghiệp xem xét và đánh giá định kỳ. Vậy chỉ số ROA là gì trong tài chính? Đây được coi là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể ý nghĩa ROA như sau:
>>>> XEM THÊM: [Download] Mẫu giấy đề nghị tạm ứng đúng chuẩn chi tiết 2024
Ngoài thắc mắc về chỉ số ROA là gì, ROA tính như thế nào cũng là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu.
Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ tính ROA theo thời điểm nhất định có thể áp dụng công thức ROA tính cơ bản sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Trong đó:
Ngoài ra, khi muốn đánh giá hiệu quả trong cả một thời kỳ, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức ROA nâng cao như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Trong đó:
Ví dụ:
Giả sử, một doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 100 triệu đồng và tổng tài sản là 1 tỷ đồng. Theo công thức cơ bản, ROA của doanh nghiệp là 10%.
Nếu sử dụng công thức nâng cao, tổng tài sản bình quân là 500 triệu đồng (tức là trung bình của 500 triệu đồng tài sản đầu kỳ và 500 triệu đồng tài sản cuối kỳ). Như vậy, ROA nâng cao của doanh nghiệp là 20%.
>>>> XEM THÊM:
Theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp được coi là hoạt động hiệu quả khi ROA đạt từ 5% trở lên và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đạt từ 15%. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ số ROA đối với mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố được liệt kê trong bảng dưới đây:
Yếu tố |
Mô tả |
Lĩnh vực hoạt động |
Để đánh giá ROA tốt hay không cần so sánh với công ty trong cùng lĩnh vực. |
Đối thủ cùng ngành |
ROA cao hơn hoặc bằng mức trung bình của đối thủ cùng ngành. |
Kết quả hoạt động quý trước |
ROA tăng trưởng hoặc ổn định. |
ROA và ROE là hai chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cả hai chỉ số này đều đo lường mức độ sinh lời của công ty, nhưng có sự khác biệt về đặc điểm và cách tính. Cụ thể:
Đặc điểm |
ROA |
ROE |
Khái niệm |
Lợi nhuận trên tổng tài sản |
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu |
Đặc điểm |
Không xét đến đòn bẩy tài chính |
Xét đến đòn bẩy tài chính |
Công thức tính |
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản |
Chỉ số ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu |
Như vậy, ROA và ROE là hai chỉ số tài chính quan trọng, nhưng không thể thay thế cho nhau. ROA đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, còn ROE đo lường khả năng sinh lời của công ty trên vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần xem xét và đánh giá cả hai chỉ số này.
>>> ĐỌC NGAY: Chi phí ẩn là gì? Các loại chi phí ẩn phổ biến và cách kiểm soát
Khi phân tích doanh nghiệp dựa vào chỉ số ROA, nhà đầu tư cần chú ý các điểm sau:
Tổng kết lại, bài viết trên đã giới thiệu chi tiết về khái niệm ROA là gì và ý nghĩa của chỉ số đối với doanh nghiệp. Đây là một thông tin quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. ROA cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Hiện nay, với sự phát triển của các phần mềm hiện đại, doanh nghiệp có thể ứng dụng các phần mềm quản lý tài chính như phần mềm 1C:Company Management. Liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: WACC là gì? Cách tính và ý nghĩa của WACC với doanh nghiệp