Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh, chuyển đổi số đang là xu hướng trọng yếu nếu các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ muốn đứng vững trên thị trường. Xu hướng này thể hiện rõ nhất vào thời kỳ khi dịch Covid 19 bùng nổ khi khách hàng chuyển từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến. Vậy chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì? Nó mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Các xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ ra sao? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số là xu hướng bán hàng sử dụng các công nghệ số để áp dụng vào trong mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, giá trị và doanh thu mới. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là thay đổi từ hình thức kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang tập trung chủ yếu vào trải nghiệm của khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên các dữ liệu thực tế.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn là quá trình gắn kết giữa công nghệ với con người, áp dụng mô hình vận hành hiện đại trong kinh doanh dựa trên những phần mềm công nghệ mới như: Big Data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật), Cloud (điện toán đám mây)… Chúng góp phần tạo nên những cải tiến tích cực trong phương thức điều hành, quy trình làm việc và ngay cả trong văn hóa lao động - sản xuất của doanh nghiệp.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Big data là gì? Đặc điểm và ứng dụng Big data vào doanh nghiệp
Sau đại dịch Covid 19, tính tới tháng 3 năm 2021, có hơn 8.700 doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố phá sản và rời khỏi thị trường kinh doanh bán lẻ. Do đó, để thoát khỏi tình trạng biến đổi tiêu cực của nền kinh tế, đồng thời đối phó với đại dịch, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hướng đến mô hình kinh doanh chuyển đổi số trong ngành bán lẻ.
Lấy minh chứng cụ thể là hàng loạt các siêu thị tại Việt Nam đã thành công ra mắt các ứng dụng mua sắm online như VinID, BigC,… trên nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến như: Shopee, Lazada, Tiki, Chotot,… cung cấp đầy đủ rất nhiều ngành hàng từ nhu yếu phẩm đến thiết bị, máy móc,...
Theo thống kê của Bộ Công Thương, vào năm 2022, thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam ước tính đạt đến 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% trong tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Qua đó có thể thấy, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang là bước tiến tích cực giúp các doanh nghiệp ngành bán lẻ đứng vững trong thời đại 4.0 với những xu hướng chính, bao gồm:
Hiện nay, nhu cầu người dùng ngày càng tăng cao. Việc cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tăng cao khả năng cạnh tranh với các ưu điểm sau:
Một trong các lợi ích mà chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ không thể bỏ qua đó chính là khả năng tự động hóa trong quy trình bán hàng. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong vận hành kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc. Đồng thời, tối giản và cải thiện được các quy trình quản lý như: quản lý nhân sự, quản lý quy trình phân phối - vận chuyển, quy trình bán hàng,…
Phần mềm công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ về các mặt:
Thực tế cho thấy, kinh doanh trong thị trường bán lẻ mang tính cạnh tranh rất cao. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy: có đến 41,7% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID 19, 50% doanh nghiệp bị tác động nghiêm trọng vừa phải và chỉ có 8,3% doanh nghiệp ít bị tác động.
Có thể thấy, nếu doanh nghiệp không nắm bắt xu hướng nhu cầu của khách hàng thì sẽ dễ dàng bị đào thải. Việc chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tích cực đẩy mạnh việc phát triển gian hàng trên các sàn thương mại điện tử với hy vọng tăng cường tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Khách hàng sẽ nhận được thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi với lời kêu gọi mua sắm tinh tế.
Trải nghiệm mua sắm "không tiếp xúc" giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và nhân sự. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ được khuyến khích áp dụng công nghệ số nhằm giải quyết những lo lắng của người dùng khi không được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.
Ví dụ, nhờ mô hình 3D chân thực hoặc công nghệ AR đã đem lại cái nhìn tổng quát và đa góc cho các sản phẩm, giúp khách hàng có cái nhìn trực quan và đánh giá chân thực.
Theo báo cáo đo lường được, có đến 61% người tiêu dùng lựa chọn các thương hiệu sử dụng công nghệ thực tế ảo AR và 72% bị thuyết phục mua những sản phẩm mà họ không có ý định trước đó.
Việc chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ giúp doanh nghiệp cá nhân hóa khách hàng dựa trên các số liệu thu thập được, bao gồm các thông tin liên quan đến xu hướng, sở thích, hành vi tiêu dùng,... để xác định đúng mục tiêu cần quảng bá.
Để cá nhân hóa khách hàng một cách có hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng những hình thức sau:
Cá nhân hóa khách hàng không chỉ giúp các nhà bán lẻ thu hút thêm khách hàng tiềm năng mà còn tối ưu mức độ hài lòng và giữ chân người tiêu dùng một cách có hiệu quả, từ đó làm tăng doanh thu bán hàng.
Việc ứng dụng trí tuệ AI vào hoạt động kinh doanh chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ sẽ cung cấp những giải pháp hiệu quả, giúp tối ưu quy trình kinh doanh dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng:
Một ví dụ phổ biến đó là chatbot của nền tảng Facebook, Website hay các sàn TMĐT,… cho phép hỗ trợ giải quyết những thắc mắc về các vấn đề nhất định của khách hàng mà không cần có sự có mặt của người quản lý.
>>>> XEM THÊM: Al viết tắt là gì? Ưu và nhược điểm khi sử dụng Al vào đời sống
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã sử dụng các app trên điện thoại thông minh để tăng trải nghiệm cho người dùng như Shopee, Tiki, Lazada, Watson, Hasaki,… Qua đó, thông tin về sản phẩm, các khuyến mãi sẽ được tự động gửi đến thiết bị của khách hàng để nhắc nhở họ mua sắm.
Ngoài ra, thiết bị di động còn cho phép thanh toán online không cần tiền mặt thông qua các app như: Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, Alipay,…tạo nên sự thuận lợi và dễ dàng cho quá trình thanh toán mua hàng.
Internet Of Thing (IoT) là một hệ thống các thiết máy móc cơ khí, bị tính toán, kỹ thuật số và con người, cho phép truyền dữ liệu qua Internet mà không cần sự can thiệp của con người với máy tính. Việc kết nối có thể thực hiện được qua mạng Wifi, mạng viễn thông (3G, 4G), hồng ngoại, Bluetooth, ZigBee,...
Trong chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ, IoT mang lại những lợi ích có thể kể đến, gồm:
Với những số liệu thực tế bên trên, có thể thấy chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải áp dụng. Thấu hiểu được điều đó, 1C Việt Nam đã cung cấp giải pháp chuyển đổi số ngành bán lẻ 1C:Retail Chain. Phần mềm giúp tự động hóa các nghiệp vụ tại cửa hàng cũng như toàn bộ chuỗi bán lẻ, đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực, đáp ứng nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp. Mọi thông tin chi tiết về giải pháp này, hãy liên hệ ngay với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> TIN TỨC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỔI BẬT: