Chuyển đổi số ngành y tế - một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng, đặc biệt sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, quá trình này đã có những bước tiến vượt bậc. Ứng dụng chuyển đổi số vào y tế hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người dân. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số ngành y tế là quá trình áp dụng thành tựu công nghệ hiện đại vào tổng thể và toàn diện trong công tác quản lý, nghiên cứu ngành y tế, nhằm mục đích tối ưu hóa quy trình hoạt động. Đồng thời, quá trình này giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng và dịch vụ ngành ý tế.
Một số ví dụ về chuyển đổi số trong ngành y tế có thể kể đến như ứng dụng chăm sóc sức khỏe di động, hồ sơ lưu trữ điện tử, các công nghệ chữa trị tiên tiến và hệ thống quản lý nhân sự. Các sản phẩm số hóa được đưa vào sử dụng như Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo, robot, Cloud Computing, Big data, IoT,...
Vậy vì sao cần chuyển đổi số ngành y tế, việc này có vai trò như thế nào. Hãy cùng 1C Việt Nam phân tích trong phần dưới đây.
Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nhà quản lý có thể triển khai hiệu quả các hoạt động giám sát, điều phối, dự báo, cảnh cáo vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân và toàn xã hội. Qua đó, chuyển đổi số ngành y tế giúp tăng cường khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng một cách chính xác và kịp thời nhất.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số ngành y tế giúp rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính và triển khai dịch vụ công trực tuyến. Quy trình nhanh chóng tiện lợi từ việc áp dụng công nghệ sẽ giúp giảm thời gian xếp hàng đáng kể, đặc biệt hữu ích với các bệnh viện lớn, thường xuyên gặp tình trạng quá tải.
Đối với đội ngũ nhân viên, chuyển đổi số giúp các y bác sĩ nâng cao kỹ thuật y học, tiếp cận dễ dàng hơn với các kiến thức mới. Từ đó các bệnh viện, cơ sở y tế có thể tăng chất lượng dịch vụ cũng như hạn chế tối đa nguy cơ sai sót trong quy trình vận hành, đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.
Sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, nhân viên y tế sẽ có cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn trong việc chia sẻ kết nối các chuyên gia để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số ngành y tế tạo ra một hệ thống dữ liệu mở, cung cấp góc nhìn tổng quan về bệnh nhân và dễ dàng chia sẻ thông tin quan trọng giữa các cấp bậc y tế.
Chuyển đổi số ngành y tế giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Công nghệ hỗ trợ quá trình tương tác với nhân viên y tế, nhận hướng dẫn cũng như quản lý sức khỏe thông qua hệ thống dữ liệu có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.
Đặc biệt, chuyển đối số giúp lưu trữ dữ liệu trong hệ thống chính xác có thể giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Qua đó, giúp tăng tỉ lệ thành công của các ca bệnh khó và là cơ sở thông tin quan trọng cho việc chẩn đoán điều trị sau này.
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Chuyển đổi số trong Logistics: Thực trạng và công nghệ áp dụng
Việt Nam đang từng bước tiến hành chuyển đổi số trên toàn bộ các lĩnh vực và y tế cũng không ngoại lệ. Một ví dụ điển hình về chuyển đổi số ngành y tế Việt Nam có thể kể tới là hệ thống quản lý người bệnh Covid-19, được phát triển bởi Sở Y tế TP.HCM. Vào thời điểm F0 bùng nổ, nhờ có công cụ này mà thành phố đã hạn chế được tình trạng tắc nghẽn của tất cả các điểm trong thành phố.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai và ứng dụng chuyển đổi số tại tất cả các cơ sở khám bệnh trên cả nước (theo báo Chính Phủ). Dự thảo này cũng nêu rõ lộ trình hoàn thiện đến ngày 1/1/2027, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có ứng dụng chuyển đổi số sẽ được mở cửa và đưa vào hoạt động.
Ngay từ đầu, quá trình quá trình chuyển đổi số nói chung và ứng dụng vào ngành y tế nói riêng đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thách thức. Bởi quá trình này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ và liền mạch giữa các cơ quan như Nhà nước, phòng khám tư nhân, bệnh viện,.. Chính vì thế trong quá trình thực hiện, các cơ sở y tế, doanh nghiệp có thể gặp phải những thách thức dưới đây:
Quá trình chuyển đối số ngành y tế đòi hỏi nhiều nguồn lực như nhân lực, tài chính, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng. Trong đó thách thức lớn nhất có thể kể đến là tài chính bởi số lượng phòng khám nhỏ tại Việt Nam chiếm tỷ lệ khá lớn và hầu hết có kinh phí hạn hẹp.
Một trong những vấn đề làm chậm quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là cơ sở hạ tầng thông tin thiếu sự đồng bộ cũng như các quy định chung, điều Luật, quy trình. Lỗ hổng này đã khiến việc chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn.
Một số người dân không thật sự yên tâm khi sử dụng các dịch vụ chuyển đổi số y tế và lo lắng độ bảo mật thông tin cũng như chưa được làm quen với quy trình vận hành. Việc quá quen với cách làm cũ trong nhiều năm khiến nhiều người gặp khó khăn khi phải thay đổi.
Chuyển đổi số trong ngành y tế giúp số hóa hồ sơ và hóa đơn, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân,... Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các công nghệ đặc thù cho ngành y tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, không phải cơ sở nào cũng có đủ tiềm lực và nhân lực để có thể ứng dụng công nghệ vào thực tế. Điều này gây ra rào cản rất lớn trong việc đồng bộ hóa dữ liệu trên diện rộng.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức nhưng không thể phủ nhận Việt Nam đang làm khá tốt quá trình chuyển đổi số ngành y tế. Dưới đây là một số giải pháp có thể hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả quá trình này:
AI viết tắt là gì? AI còn được biết đến là Artificial Intelligence, trí tuệ nhân tạo thông minh. AI không chỉ là xu hướng của chuyển đối số ngành y tế mà còn là xu hướng của toàn xã hội. Khi ứng dụng AI vào việc vận hành bộ máy y tế, doanh nghiệp có thể quan sát được những điểm khác biệt rõ nét.
AI có thể được thiết kế thành robot y tá với khả năng ghi nhớ chính xác thông tin bệnh án, chẩn đoán và trị liệu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, Al còn giúp tìm thấy những hoạt chất mới, phát triển thành công các loại thuốc chữa bệnh, đưa vào thử nghiệm lâm sàng và đưa ra kết quả phân tích chính xác.
Blockchain đóng vai trò rất quan trọng trong chuyển đối số ngành y tế, giúp đảm bảo tính an toàn và chính xác hồ sơ sức khỏe điện tử. Với vai trò như một bộ lưu trữ khổng lồ, blockchain giúp ghi chép đầy đủ các thông tin khám chữa bệnh, tiền sử bệnh lý, đơn thuốc,...Từ đó giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà không cần thông qua bất kỳ bên thứ 3 nào.
Với thời đại 4.0 như hiện nay, xu hướng chăm sóc sức khỏe cũng dần thay đổi. Người dân đã biết tập trung vào việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh, họ quan tâm đến việc duy trì những lối sống lạnh mạnh và có nhu cầu hiểu cơ thể nhiều hơn. Chính vì thế, hàng loạt sản phẩm công nghệ dùng cho mục đích chăm sóc sức khỏe cũng được các công ty cho ra đời. Các thiết bị này hầu hết đều nhỏ gọn và có thể đem theo bên người, cập nhật tình trạng sức khỏe mọi lúc mọi nơi một cách tiện lợi.
Các thiết bị thông tin giúp theo dõi sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ vượt qua mốc 27 triệu đô la vào năm 2023, trong khi con số này chỉ dừng lại ở 8 triệu đô vào năm 2017. Một số loại thiết bị phổ biến có thể kể đến như cảm biến nhịp tim, máy theo dõi bài tập, máy đo oxy, máy đo huyết áp và máy đo mồ hôi.
Một trong số những điểm tích cực nhất khi áp dụng chuyển đổi số ngành y tế đó là tăng số lần khám thông qua bác sĩ ảo và trao đổi về sức khỏe bằng hình thức trực tuyến. Người bệnh có thể dễ dàng gặp gỡ bác sĩ mọi lúc, mọi nơi một cách cực kỳ thoải mái. Điều này giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức hơn rất nhiều so với việc đến bệnh viện khám trực tiếp.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đang tích cực triển khai hệ thống TeleHealth và bước đầu đã đạt được thành công đáng tự hào. Hệ thống này đem đến nhiều lợi ích như giúp những người bệnh ở vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận với điều kiện thăm khám bệnh tốt hơn và nhận sự tư vấn từ các chuyên gia y tế.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Big data là gì? Đặc điểm và ứng dụng Big data vào doanh nghiệp
Có thể thấy rằng việc ứng dụng chuyển đối số vào ngành y tế tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến các vấn đề như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng hay công nghệ lưu trữ chưa thật sự phù hợp. Thấu hiểu được điều đó, 1C Việt Nam mang tới các giải pháp giúp hỗ trợ quản lý và lưu trữ bệnh án, hồ sơ một cách khoa học và hiệu quả. Đồng thời, hệ thống cũng dễ dàng kết hợp với phần mềm quản lý bệnh viện chuyên biệt để tạo ra sự đồng nhất về mặt dữ liệu.
Bên cạnh việc lưu trữ hồ sơ, giải pháp của 1C Việt Nam còn có thể tích hợp tính năng in, scan để dễ dàng nhập dữ liệu vào hệ thống, lưu trữ tại kho trung tâm. Qua đó, các cơ sở y tế hạn chế được nguy cơ thất thoát, rò rỉ dữ liệu, tiết kiệm chi phí kho chứa tài liệu cũng như thời gian truy xuất, tìm kiếm.
Việt Nam đã và đang thực hiện chuyển đổi số ngành y tế nói riêng và trên mọi lĩnh vực xã hội nói chung. Chuyển đổi số thành công chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích to lớn không chỉ cho người dân mà cả những người quản lý cấp cao. Để ứng dụng tốt chuyển đổi số trong lĩnh vực này, doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp của 1C Việt Nam. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
>>>> Cập nhật thêm thông tin về chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác tại đây: