Điều độ sản xuất là gì? Đặc điểm và quy trình điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất đóng vai trò quan trọng giúp tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả sản xuất. Vậy điều độ sản xuất là gì? Đặc điểm của điều độ sản xuất là gì? Quy trình điều độ sản xuất như thế nào? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp với 8 bước đơn giản, chi tiết
1. Điều độ sản xuất là gì?
Điều độ sản xuất là quá trình quản lý, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đảm bảo hiệu suất tốt nhất, tiết kiệm nguyên liệu và đạt chất lượng sản phẩm mong muốn. Điều độ sản xuất bao gồm lập kế hoạch, quản lý nguồn lực và giám sát quá trình thực hiện.
2. Đặc điểm của điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của điều độ sản xuất:
Tính linh hoạt: Có khả năng thích nghi với những thay đổi về yêu cầu sản xuất, nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc các điều kiện khác như máy móc hỏng hóc.
Phối hợp: Liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan như quản lý nguyên liệu, quản lý máy móc, nhân sự và quản lý chất lượng.
Lập kế hoạch chi tiết: Định hướng về số lượng, loại sản phẩm cần sản xuất, thời gian thực hiện và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
Theo dõi và kiểm soát: Giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, đảm bảo tuân thủ theo kế hoạch và kịp thời phát hiện ra các vấn đề.
Tối ưu hóa: Luôn tìm kiếm cơ hội để cải thiện, giảm chi phí và tăng năng suất.
Phân tích: Sử dụng dữ liệu từ quá trình sản xuất để đánh giá hiệu suất và tìm kiếm cơ hội cải tiến.
Tích hợp công nghệ: Trong thời đại số hóa, sử dụng phần mềm và hệ thống tự động hóa đã trở thành một phần quan trọng của việc điều độ sản xuất.
3. Mục tiêu của điều độ sản xuất là gì?
Các mục tiêu của điều độ sản xuất mà doanh nghiệp cần quan tâm bao gồm:
Tối ưu hóa thời gian của dự án: Thời gian cần thiết được xác định bởi thời gian trung bình giúp hoàn thành công việc đó.
Sử dụng máy móc tối ưu: Được xác định dựa vào phần trăm của máy được sử dụng trên tổng thời gian có sẵn.
Cực tiểu khối lượng công việc được thực hiện: Được tính toán dựa trên số lượng công việc trung bình trong hệ thống.
Cực tiểu thời gian bị quá hạn: Được tính toán dựa trên số ngày quá hạn trung bình của công việc.
Các lĩnh vực sản xuất khác nhau sẽ sử dụng phương pháp điều độ sản xuất khác nhau. Hai phương pháp được áp dụng phổ biến bao gồm điều độ sản xuất thuận và điều độ sản xuất ngược. Nội dung chi tiết của từng phương pháp như sau:
4.1 Điều độ sản xuất thuận
Điều độ sản xuất thuận là phương pháp được thực hiện ngay khi có yêu cầu công việc. Điều này giúp hoàn thành công việc một cách sớm nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp đảm bảo thời gian hoàn thành không vượt quá thời hạn của công việc. Điều độ sản xuất thuận thường được áp dụng với việc sản xuất theo đơn hàng, sản phẩm tồn kho và sản phẩm phân phối của các nhà máy.
4.2 Điều độ sản xuất ngược
Ngược lại với điều độ sản xuất thuận, phương pháp ngược sẽ bắt đầu từ ngày đến hạn của công việc. Từ đó, điều độ chuyển từ các bước cuối cùng rồi mới trở về bước đầu tiên. Doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp này cho các lĩnh vực sản xuất tồn kho bán phẩm thấp và sản xuất lắp ráp.
MPS là gì? Các bước lên kế hoạch sản xuất MPS cho doanh nghiệp
5. Quy trình điều độ sản xuất
Sau khi nắm được điều độ sản xuất là gì, các doanh nghiệp có thể thiết lập quy trình điều độ sản xuất thông qua 5 bước cụ thể sau:
Lên lịch trình sản xuất: Bao gồm xác định khối lượng, số lượng, tổng thời gian hoàn thành công việc, thời điểm thực hiện công việc và thứ tự thực hiện các công việc đó.
Dự trù tài nguyên: Doanh nghiệp cần dự trù về cả nguồn nhân lực, nguyên vật liệu sản xuất và số lượng máy móc để hoàn thành được công việc đặt ra.
Điều phối, sắp xếp công việc, thời gian hoàn thành: Quá trình này cần được thực hiện bởi mỗi bộ phận, thiết bị và lao động.
Sắp xếp thứ tự các công việc cho các khu vực trong nhà máy sản xuất: Điều này giúp tối thiểu hóa thời gian ngừng và thời gian chờ trong quá trình sản xuất.
Kiểm tra và giám sát: Kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện kịp thời các vấn đề nhằm khắc phục và đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng, đảm bảo chất lượng công việc.
Như vậy, thực hiện điều độ sản xuất có thể giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý sử dụng các phương pháp phù hợp với từng loại sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện điều độ sản xuất đơn giản, nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm hiện đại như phần mềm 1C:Company Management. Giải pháp sở hữu các tính năng ưu việt giúp quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa cho doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ triển khai và áp dụng phần mềm.