Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Năng lực sản xuất là gì? Cách nâng cao hiệu quả năng lực sản xuất
1C Việt Nam
(01.11.2023)

Năng lực sản xuất là gì? Cách nâng cao hiệu quả năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất là một trong những thước đo hiệu quả kinh doanh thiết yếu của doanh nghiệp, cho phép xác định khả năng sản xuất ra khối lượng sản phẩm trong một thời gian cụ thể. Năng lực này càng lớn thì mức độ hiệu quả trong sản xuất càng cao. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu năng lực sản xuất là gì cũng như cách thức để nâng cao năng lực sản xuất.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Năng lực sản xuất là gì?

Năng lực sản xuất là sản lượng đầu ra tối đa mà một công ty có thể sản xuất bằng cách sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình trong một khoảng thời gian xác định. Số liệu này rất quan trọng vì nó cho biết các quyết định kinh doanh quan trọng của nhà sản xuất trong cả ngắn hạn và dài hạn.

năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất đo lường lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong một khoảng thời gian

>>>> XEM THÊM: TOP 6 phần mềm quản lý sản xuất và bán hàng hiệu quả 2023

2. Các loại năng lực sản xuất hiện nay

2.1 Năng lực thiết kế

Năng lực thiết kế (hay còn gọi là năng lực tối đa/năng lực tiêu chuẩn) là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể đạt được trong điều kiện thiết kế tiêu chuẩn về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,...

năng lực sản xuất
Năng lực thiết kế là lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra trong điều kiện tiêu chuẩn

2.2 Năng lực sản xuất mong đợi

Năng lực sản xuất mong đợi là tổng công suất đầu ra tối đa mà doanh nghiệp hy vọng đạt được trong điều kiện tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng và cân đối các hoạt động. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tổ chức được các điều kiện theo đúng các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã đề ra mà thường xảy ra các trục trặc bất thường làm cho khối lượng sản phẩm sản xuất không đạt đúng như dự kiến và mong đợi.

năng lực sản xuất
Năng lực mong đợi là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được tính theo điều kiện dự kiến

>>>> THAM KHẢO NGAY: Phần mềm quản lý tiến độ sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp

2.3 Năng lực sản xuất thực tế

Năng lực sản xuất thực tế là số lượng sản phẩm thực tế mà doanh nghiệp đạt được trong điều kiện thực tế, con số này đã được kiểm chứng sau một thời gian. Khái niệm này được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong các báo cáo, hạch toán và đánh giá năng lực trong sản xuất.

năng lực sản xuất
Năng lực thực tế là số lượng thành phẩm doanh nghiệp tạo ra trong điều kiện thực tế

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất

3.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu công việc, các đơn vị sản xuất cần có đủ số lượng công nhân viên với một cơ cấu hợp lý. Điều này đảm bảo rằng công việc được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng được sự tăng trưởng, mở rộng của doanh nghiệp.

năng lực sản xuất
Nguồn nhân lực đóng góp vào sự tăng trưởng và mở rộng của doanh nghiệp

3.2 Cơ sở vật chất

Nếu con người là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất thì cơ sở vật chất là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra trơn tru và suôn sẻ. Cơ sở vật chất bao gồm máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ hiện đại,...

năng lực sản xuất
Cơ sở vật chất đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra chính xác, hiệu quả

>>>> XEM NGAY: Smart Factory là gì? Lợi ích khi sử dụng smart factory trong doanh nghiệp

3.3 Tổ chức, quản lý quá trình sản xuất

Vai trò của đội ngũ quản lý bao gồm các kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Những kỹ năng này đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành theo đúng mục tiêu chung của doanh nghiệp cũng như kịp thời sửa chữa khi có sai sót xảy ra. 

năng lực sản xuất
Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng để đạt được năng lực sản xuất tốt

4. Cách nâng cao năng lực sản xuất

Đối với các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng quy mô hoạt động, có một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất dưới đây.

4.1 Giảm downtime trong sản xuất

Downtime (hay còn gọi là thời gian ngừng hoạt động) ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong nhà máy sản xuất, bao gồm quản lý nguyên liệu thô, nguồn nhân lực, lập lịch trình sản xuất,... Vì vậy, việc giảm thời gian ngừng hoạt động sẽ giải phóng tổng công suất của nhà máy để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về mức độ dịch vụ. Những cải tiến này sẽ giảm thời gian ngừng hoạt động, nâng cao hiệu quả của dây chuyền, tăng số lượng đơn vị sản xuất mỗi giờ và tổng công suất của nhà máy.

năng lực sản xuất
Giảm thiểu downtime trong sản xuất

4.2 Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Tương tự như giảm downtime trong sản xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất sẽ sẽ thúc đẩy hiệu quả sử dụng lao động và gia tăng công suất hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng việc áp dụng hai phương pháp cải tiến quy trình truyền thống là Lean và Six Sigma. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng just-in-time (JIT) để tối ưu hóa sản xuất, cắt giảm các quy trình dư thừa và chi phí sản xuất chung.

năng lực sản xuất
Tối ưu hóa quy trình sản xuất để loại bỏ các khâu dư thừa, chi phí không cần thiết

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Phương thức sản xuất là gì? 5 phương thức sản xuất phổ biến

4.3 Tăng số giờ làm việc của nhân viên

Một cách tiếp cận phổ biến nhằm tăng tổng công suất nhà máy ngay lập tức hoặc ngắn hạn là cho nhân viên làm thêm giờ. Giải pháp này có thể khả thi với khi sản xuất theo mùa hoặc trong thời gian gián đoạn. 

Tuy nhiên, việc thêm giờ làm thêm hoặc tăng ca thường được đặt trong giả định rằng hiệu quả trung bình của nhà máy được tối ưu hóa và quy trình sản xuất đã trải qua quá trình cải tiến quy trình để tối đa hóa sản lượng thực tế mỗi giờ. Việc kéo dài thời gian hoặc ca làm việc với các quy trình không hiệu quả sẽ gây tốn kém và không làm tăng công suất máy móc.

năng lực sản xuất
Tăng thời gian làm việc của nhân viên nhằm đáp ứng sản lượng đầu ra mong muốn

4.4. Đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất

Nếu ngân sách cho phép, doanh nghiệp có thể đầu tư mua máy móc mới để tăng sản lượng. Giải pháp này khả thi hơn khi các máy móc, thiết bị hiện có đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực sản xuất. 

năng lực sản xuất
Mua thêm các máy móc, thiết bị mới nhằm gia tăng công suất của nhà máy

4.5 Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất

Cách tốt nhất để tăng năng lực sản xuất là sử dụng phần mềm quản lý sản xuất. Hệ thống này sẽ dựa trên dữ liệu thời gian thực và các phân tích trên đám mây nâng cao. Lúc này, năng lực sản xuất có thể được đo lường liên tục để mở khóa công suất máy trên toàn bộ phân xưởng. Phần mềm sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tính toán công suất, giúp nhà quản lý biết chính xác lượng công suất khả dụng bất kỳ lúc nào.

năng lực sản xuất
Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất để hỗ trợ gia tăng năng suất

Như vậy, năng lực sản xuất là một trong các yếu tố thể hiện khả năng và mức độ hiệu quả trong kinh doanh. Để cải thiện năng lực này, doanh nghiệp có thể xây dựng và triển khai các hoạt động cần thiết như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, nếu cần tư vấn về giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp hãy liên hệ tới 1C Việt Nam ngay để được hỗ trợ.
>>>> XEM THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay