Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Vòng quay khoản phải thu là gì? Ý nghĩa và công thức tính
1C Việt Nam
(07.11.2024)

Vòng quay khoản phải thu là gì? Ý nghĩa và công thức tính

Trong lĩnh vực tài chính, vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực thu hồi công nợ từ khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược tài chính sáng suốt. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ cung cấp kiến thức toàn diện về vòng quay các khoản phải thu và ví dụ thực tế, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chỉ số này.

1. Vòng quay khoản phải thu là gì? 

Vòng quay khoản phải thu là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đo lường số lần các khoản phải thu bình quân từ khách hàng được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá hiệu quả quản lý công nợ của doanh nghiệp, thể hiện khả năng thu hồi vốn và tối ưu hóa dòng tiền trong hoạt động kinh doanh.

vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu là tỷ số tài chính sử dụng để đo lường số lần trung bình các khoản phải thu từ khách hàng

>>>> XEM THÊM: 

 2. Ý nghĩa vòng quay các khoản phải thu 

Ý nghĩa vòng quay khoản phải thu là một thước đo quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả quản lý công nợ từ khách hàng và tối ưu hóa dòng tiền. Vòng quay các khoản phải thu mang ý nghĩa then chốt trong việc tối ưu hóa dòng tiền của doanh nghiệp:

  • Hiệu quả thu hồi nợ: Chỉ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Vòng quay nợ phải thu cao cho thấy việc thu hồi nợ diễn ra nhanh chóng.
  • Duy trì vốn lưu động: Vòng quay khoản phải trả cũng thể hiện khả năng duy trì vốn lưu động của doanh nghiệp. Một chỉ số cao cho thấy vốn lưu động được giải phóng liên tục và tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro thiếu hụt vốn.
  • Đánh giá chính sách tín dụng: Vòng quay các khoản phải trả này đánh giá chính sách tín dụng, ảnh hưởng đến doanh thu thuần, lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • Kiểm soát tình trạng nợ xấu: Vòng quay phải thu càng thấp, việc kiểm soát tình trạng nợ xấu càng khó khăn. Điều này có thể là do doanh nghiệp cho phép thanh toán chậm, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Với các doanh nghiệp đang nợ, vòng quay khoản phải trả cũng góp phần thể hiện tình hình nợ nần của donah nghiệp.
vòng quay các khoản phải thu 
Chỉ số vòng quay khoản phải thu đánh giá chính sách tín dụng của doanh nghiệp

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

3. Công thức tính vòng quay khoản phải thu chính xác 

Công thức tính vòng quay khoản phải thu được xác định như sau:

Vòng quay khoản phải thu = Doanh số tín dụng ròng / Khoản phải thu bình quân

Trong đó:

  • Vòng quay khoản phải thu: Số lần mà khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian (tháng/quý/năm)
  • Doanh số tín dụng ròng: Là doanh số bán hàng thu tiền mặt trong ngày sau đó, được tính theo công thức:

Doanh thu bán hàng tín dụng ròng = Tổng doanh thu bán hàng tín dụng - Doanh thu bán hàng trả lại - Phụ cấp bán hàng

  • Khoản phải thu bình quân: Là trung bình giá trị khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ. Công thức tính khoản phải thu bình quân như sau: 

Khoản phải thu bình quân = (Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳ) / 2

vòng quay khoản phải thu
Công thức tính vòng quay khoản phải thu 

Như vậy, doanh nghiệp áp dụng cách tính vòng quay các khoản phải thu bằng công thức sau:

Vòng quay khoản phải thu = (Doanh số bán hàng tín dụng - Doanh thu bán hàng trả lại - Phụ cấp bán hàng) / (Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳ) / 2

Từ công thức tính khoản phải thu bình quân này, có thể thấy doanh số tín dụng ròng và khoản phải thu bình quân là hai yếu tố quan trọng. Các chỉ số này cần được lấy từ bảng cân đối kế toán và được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ bởi nhà lãnh đạo để đảm bảo vòng quay phải thu ở mức hợp lý.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: [Miễn phí] Mẫu file Excel quản lý thu chi công ty chi tiết nhất 2023 

4. Ví dụ vòng quay các khoản phải thu 

Tính đến ngày 30/12/2023, công ty TNHH XYZ có số dư phải thu khách hàng là 200 triệu đồng trên bảng cân đối kế toán, trong khi tổng doanh thu năm tài chính 2023 là 900 triệu đồng, có 300 triệu đồng từ doanh thu bán hàng đã thu tiền. Theo bảng cân đối kế toán ngày 30/12/2023, số dư phải thu khách hàng là 100 triệu đồng.

Để xác định số vòng quay nợ phải thu trong năm 2024, ta thực hiện các bước sau:

  • Doanh thu bán chịu ròng trong năm 2023: 900 - 300 = 600 triệu đồng.
  • Giá trị trung bình của khoản phải thu trong năm 2023: (200 + 100)/2 = 150 triệu đồng.
  • Hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty XYZ trong năm 2023: 600/150 = 4 lần.
vòng quay các khoản phải thu 
Ví dụ hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty XYZ

 5. Hạn chế vòng quay khoản phải thu 

Vòng quay khoản phải thu là công cụ hữu ích giúp đánh giá hiệu quả quản lý công nợ, tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế nhất định cần được doanh nghiệp lưu ý để có được đánh giá chính xác nhất:

  • Phạm vi đánh giá hạn chế: Chỉ số vòng quay các khoản phải thu chỉ đo lường tốc độ chuyển đổi khoản phải thu thành tiền mặt trong một kỳ kế toán nhất định, không phản ánh đầy đủ tình hình thu hồi công nợ do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như chính sách tín dụng, chất lượng khách hàng,...
  • Dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài: Doanh số bán hàng biến động, chính sách tín dụng thay đổi, chất lượng khách hàng giảm sút,... đều có thể làm sai lệch kết quả tính toán tỷ lệ số vòng quay khoản phải thu.
  • Khó khăn trong việc so sánh: Tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu có thể khác nhau đáng kể giữa các doanh nghiệp do đặc thù ngành nghề, quy mô hoạt động, chính sách quản lý tài chính khác nhau. Việc so sánh trực tiếp tỷ lệ này giữa các doanh nghiệp mà không cân nhắc các yếu tố này có thể dẫn đến đánh giá sai lệch.
vòng quay khoản phải thu
Doanh số bán hàng biến động có thể làm sai lệch kết quả tính toán tỷ lệ số vòng quay khoản phải thu

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cập nhật mới nhất 2024

6. Số vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt? 

Việc xác định mức độ "tốt" hay "xấu" cho chỉ số vòng quay khoản phải thu không có một con số cố định, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự phân tích và đánh giá chuyên sâu dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn về tài chính. Tuy nhiên, có một số điều doanh nghiệp cần chú ý khi tính vòng quay khoản phải thu:

  • Vòng quay cao hơn thể hiện tốc độ thu hồi nợ từ khách hàng nhanh chóng, đây cũng là dấu hiệu tích cực. Ngược lại, vòng quay thấp có thể cho thấy khó khăn trong việc thu hồi nợ, gây ra vấn đề về lưu chuyển tiền tệ.
  • Tốc độ thu hồi nợ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và ngành mình hoạt động. Do đó, nên so sánh vòng quay các khoản phải thu giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.
vòng quay khoản phải thu
Không có một con số cố định xác định mức độ "tốt" hay "xấu" cho chỉ số vòng quay khoản phải thu 

7. Hướng dẫn phân tích vòng quay phải thu 

Phân tích vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược quản lý tín dụng phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp nhà quản trị phân tích vòng quay phải thu nhanh chóng và hiệu quả. Chi tiết cách phân tích vòng quay phải thu:

  • Đánh giá kết quả: Vòng quay cao cho thấy khả năng thu nợ tốt, nhưng cũng phụ thuộc vào ngành và điều kiện cụ thể.
  • So sánh với các đối thủ: So sánh với các công ty trong cùng ngành để đo hiệu suất.
  • Theo dõi xu hướng: Vòng quay khoản phải thu giảm có nghĩa là dấu hiệu của khó khăn trong thu nợ có thể xảy ra.
  • Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng: Nếu vòng quay không như mong đợi, cần xem xét các yếu tố như chất lượng quản lý nợ hoặc chính sách tín dụng.
  • Xem xét rủi ro: Vòng quay cao có thể do chính sách tín dụng nới lỏng, tăng doanh thu bằng cách mở rộng tín dụng cho khách hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất vốn do nợ khó đòi.
vòng quay khoản phải thu
Phân tích vòng quay khoản phải thu giúp đưa ra các chiến lược quản lý tín dụng phù hợp

Trên đây là toàn bộ thông tin về vòng quay khoản phải thu, từ định nghĩa, cách tính đến ý nghĩa vòng quay khoản phải thu và ví dụ minh họa. Hy vọng rằng, thông tin 1C Việt Nam chia sẻ đã giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về chỉ số này và cách áp dụng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với 1C Việt Nam để nhận được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng. 1C Việt Nam luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi và cung cấp thông tin chi tiết để giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay