Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể
1C Việt Nam
(18.08.2024)

Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty, tổ chức. Mặc dù vị trí này không phải là đơn vị trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng đây là bộ phận giúp đảm bảo tài chính của doanh nghiệp được ổn định, minh bạch và rõ ràng. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì, có trách nhiệm ra sao, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp còn có tên gọi khác là kế toán tài chính. Đây là bộ phận quan trọng phụ trách các nhiệm vụ thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu của nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp là cung cấp thông tin về tài chính cho các bên liên quan như cổ đông, cơ quan thuế, người quản lý, ngân hàng và các đối tác kinh doanh. 

kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là bộ phận quan trọng phụ trách nhiệm vụ thu thập và xử lý các báo cáo tài chính

2. Các thành phần của kế toán doanh nghiệp

Dựa trên quy định của pháp luật, kế toán doanh nghiệp gồm những thành phần sau:

  • Kế toán: Bao gồm kế toán chi phí và kế toán giá thành, kế toán hàng, sản phẩm và nguyên vật liệu.
  • Giao dịch: Thực hiện quản lý và giám sát các giao dịch bằng tiền mặt, tiền gửi, ngoại tệ, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. 
  • Hạch toán: Bao gồm hạch toán lương với người lao động, hạch toán với các đối tác, hạch toán ngân sách và hạch toán với người nhận tạm ứng. 
kế toán doanh nghiệp
Các thành phần của kế toán doanh nghiệp bao gồm kế toán, hạch toán, giao dịch

>>>> XEM NGAY: Kế toán nội bộ là gì? Công việc chính của kế toán nội bộ

3. Vai trò của kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát và quản lý các hoạt động kinh doanh. Cụ thể như sau:

  • Kế toán doanh nghiệp giúp quản lý và phát triển các hoạt động tài chính theo hướng hợp pháp và chủ động. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp doanh nghiệp thực hiện phân tích, đo lường, đánh giá và đưa ra các định hướng để tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
  • Thông qua việc tổng hợp và xử lý các dữ liệu tài chính, kế toán doanh nghiệp thể hiện một cách trực quan tình hình tài chính hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình một cách tổng quan và đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
  • Nếu hoạt động kế toán doanh nghiệp được thực hiện chính xác và nghiêm túc, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa rủi ro về gian luận cũng như thể hiện được tính minh bạch trong kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đề ra.
  • Kế toán doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì uy tín đối với các đối tác kinh doanh. Nhờ vào các báo cáo tài chính minh bạch và rõ ràng, khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. 
kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp giúp đảm bảo sự phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu đề ra

4. Các nhiệm vụ chính của kế toán doanh nghiệp

Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của kế toán trong các doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết kế toán doanh nghiệp đều phải thực hiện những nhiệm vụ chung dưới đây:

  • Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của kế toán doanh nghiệp là tổng hợp và đánh giá tính hợp lệ của các loại giấy tờ, chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Những tài liệu này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc tính toán, đối chiếu, hạch toán và ghi nhận các bút toán kế toán cũng như công nợ của tổ chức.
  • Nhiệm vụ thứ hai của kế toán doanh nghiệp là hạch toán, kiểm tra, in ấn, trình ký và sắp xếp các chứng từ một cách khoa học, cẩn thận theo nguyên tắc kế toán. 
  • Lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của lãnh đạo để phục vụ cho quá trình ra quyết định cũng như lên kế hoạch. Hầu hết nhiệm vụ này sẽ được kế toán thực hiện đều đặn định kỳ để đảm bảo chủ doanh nghiệp có thể giám sát và theo dõi tình hình tài chính một cách đều đặn nhất.
  • Kê khai và báo cáo thuế theo định kỳ để trình nộp lên cơ quan thuế theo đúng thời gian quy định. 
kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp giúp sắp xếp chứng từ theo đúng nguyên tắc kế toán

>>>> XEM NGAY: Mẫu phiếu chi đầy đủ và mới nhất theo quy định | Cập nhật 2024 

5. Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp

Nghiệp vụ kế toán là nghiệp vụ tương đối phức tạp trong doanh nghiệp. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều đặt ra những quy trình làm việc cụ thể để đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru. Dưới đây là 6 bước thực hiện nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp. 

5.1 Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

Ở bước này, kế toán sẽ thu thập đầy đủ các chứng từ và giấy tờ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu này trước khi đem vào hạch toán.

kế toán doanh nghiệp
Kế toán cần thu thập đầy đủ các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

5.2 Bước 2: Lập chứng từ kế toán gốc

Lập chứng từ gốc là bước lập bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh dựa trên những chứng từ đã tổng hợp được. Chứng từ gốc bao gồm tất cả các loại giấy tờ như phiếu xuất nhập vật tư, hóa đơn, lệnh thu chi,... được sử dụng làm căn cứ để xác thực, chứng minh và làm chứng cứ cho những nghiệp vụ tài chính trong doanh nghiệp. 

>>>> XEM THÊM: Phiếu kế toán là gì? Hướng dẫn cách điền phiếu chuẩn xác

5.3 Bước 3: Ghi nhận trong sổ sách kế toán

Căn cứ trên những chứng từ và giấy tờ đã được kiểm tra và đối chiếu, kế toán doanh nghiệp sẽ tiến hành hạch toán và bút toán theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiệm vụ này của kế toán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ sự hỗ trợ của các công cụ và phần mềm kế toán chuyên nghiệp.

kế toán doanh nghiệp
Căn cứ vào tài liệu đã thu thập, kế toán tiến hành hạch toán sổ sách theo quy định của pháp luật

5.4 Bước 4: Thực hiện bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Vào cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp thường phải thực hiện những điều chỉnh nhằm đo lường chính xác, đầy đủ chi phí, doanh thu và chuẩn bị các tài khoản cho báo cáo tài chính. Đây là bước vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới số liệu cho báo cáo về sau. 

5.5 Bước 5: Tạo bảng cân đối số phát sinh

Tiếp theo, kế toán cần tạo bảng cân đối số phát sinh. Tài liệu này cho thấy tổng quát tình hình tài sản hiện có, nguồn vốn từ đầu đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp sẽ lập bảng cân đối số phát sinh theo thông tư số 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) mẫu F01-DNN hoặc thông tư số 200/2014/TT-BTC (21/12/2014) mẫu S06-DN, tùy theo chế độ kế toán được doanh nghiệp đăng ký từ trước. 

kế toán doanh nghiệp
Kế toán tạo bảng cân đối số phát sinh

5.6 Bước 6: Tạo báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Bước cuối cùng trong công việc của kế toán doanh nghiệp là làm báo cáo tài chính, lập tờ khai và quyết toán thuế. Các báo cáo tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan Thuế và công tác đưa ra quyết định của doanh nghiệp. 

>>>> XEM NGAY: Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ của kế toán quản trị

6. Các yêu cầu của một kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể dưới đây:

  • Kiến thức về nghiệp vụ kế toán: Kế toán viên cần hiểu và áp dụng các nguyên tắc, quy tắc kế toán cơ bản bao gồm nguyên tắc ghi sổ kép, khấu hao, thuế và các chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc quốc gia (ví dụ: GAAP, IFRS).
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu tài chính để hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán viên cần có khả năng tư duy phân tích để hiểu và giải quyết các vấn đề tài chính, kế toán phức tạp.
  • Kiến thức về thuế: Hiểu biết về các quy định, luật thuế cục bộ, quốc gia để tính toán và báo cáo thuế theo quy định.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Có khả năng quản lý công việc để hoàn thành nhiệm vụ kế toán đúng thời hạn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan bao gồm quản lý, đồng nghiệp và các bộ phận khác trong tổ chức.
  • Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh: Hiểu biết về ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh và mục tiêu chiến lược của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán bao gồm tính trung thực và bảo mật thông tin.
kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp cần nắm vững có nghiệp vụ tài chính quan trọng

7. Các câu hỏi liên quan đến kế toán doanh nghiệp

7.1 Các phương pháp hạch toán kế toán doanh nghiệp là gì?

Phương pháp hạch toán do kế toán doanh nghiệp sử dụng thường không cố định. Có rất nhiều phương pháp khác nhau như chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, tính giá và tổng hợp cân đối kế toán. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định và được sử dụng với mục đích khác nhau.

kế toán doanh nghiệp
Các phương pháp hạch toán được kế toán doanh nghiệp sử dụng linh động trong các tình huống khác nhau

7.2 Đối tượng của kế toán doanh nghiệp là gì?

Dựa trên quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật kế toán 2015, đối tượng của kế toán doanh nghiệp bao gồm:

  • Vật tư, tiền và tài sản cố định.
  • Quỹ, nguồn kinh phí.
  • Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán.
  • Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động.
  • Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước.
  • Tín dụng nhà nước, đầu tư tài chính.
  • Nợ và xử lý nợ công.
  • Tài sản công.
  • Các khoản phải thu, tài sản, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến kế toán.
kế toán doanh nghiệp
Đối tượng của kế toán doanh nghiệp rất đa dạng

7.3 Kế toán doanh nghiệp và kế toán công có gì khác nhau?

Kế toán doanh nghiệp cần được trang bị các kiến thức về tài chính, thuế, quản lý, kế toán và đặc biệt là pháp luật. Để có thể làm tốt vị trí này, kế toán doanh nghiệp cần có trình độ và kinh nghiệm cao cũng như được đào tạo bài bản từ các chương trình Đại học liên quan đến kế toán, tài chính, kinh tế. 

Kế toán doanh nghiệp là xương sống của cả tổ chức và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động tài chính được diễn ra trơn tru, đúng quy định pháp luật. Các nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp tương đối phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn cao. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, nhiều phần mềm hiện đại như phần mềm 1C:Company Management có thể hỗ trợ nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp đã ra đời. Sở hữu phân hệ quản lý tài chính mạnh mẽ, 1C:Company Management là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản trị hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng. Liên hệ 1C Việt Nam ngay để được hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.

>>>> TIN TỨC CHUYÊN NGÀNH KHÁC:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay