Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Các kênh và mô hình phân phối trong chuỗi cung ứng hiệu quả
1C Việt Nam
(03.04.2024)

Các kênh và mô hình phân phối trong chuỗi cung ứng hiệu quả

Phân phối trong chuỗi cung ứng ngày nay ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao sản phẩm tới cho khách hàng. Việc quản trị chuỗi cung ứng tốt là giúp giảm thời gian giữa việc đặt hàng và giao hàng. Hãy cùng 1C Việt Nam phân tích chi tiết về các mô hình phân phối chuỗi cung ứng trong bài viết dưới đây. 

1. Phân phối trong chuỗi cung ứng là gì? 

Phân phối trong chuỗi cung ứng là hình thức mà doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm tới khách hàng được xây dựng dựa trên mục tiêu tài chính cũng như nguồn lực có thể đáp ứng của công ty. Ví dụ nhiều tổ chức chọn cách phân phối trực tiếp, một số doanh nghiệp khác lại chọn phân phối qua một bên thứ ba. Việc lựa chọn hình thức phân phối là yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp. 

Một kế hoạch phân phối trong chuỗi cung ứng cụ thể, chi tiết có vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Giảm thời gian giữa việc đặt hàng và giao hàng.
  • Chuỗi cung ứng giúp cân bằng cung và cầu, giúp doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường chẳng hạn như các thời điểm nhu cầu gia tăng hoặc nguồn cung bị gián đoạn. 
phân phối trong chuỗi cung ứng
Phân phối trong chuỗi cung ứng là cách thức mà doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm tới khách hàng

>>>> XEM THÊM: Hiệu ứng bullwhip là gì? Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả

2. Chiến lược của từng kênh phân phối trong chuỗi cung ứng

Mỗi chuỗi cung ứng sẽ 4 kênh phân phối chính. Tùy thuộc vào danh mục hàng hóa cũng như mục đích kinh doanh, nhà quản trị cần xây dựng chiến lược cho từng kênh phù hợp. Tham khảo ngay chiến lược cụ thể trong bảng dưới đây: 

Kênh phân phối

Chiến lược

Bán hàng trực tiếp

Là kênh phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng. Tập trung bán các sản phẩm có mức giá tầm trung. Sản phẩm đủ sức hấp dẫn và có thời hạn sử dụng kéo dài.

Môi giới trung gian

Thường được sử dụng trong ngành thực phẩm để bán hàng cho các cửa hàng tạp hóa.

Nhà bán buôn

Người bán buôn sẽ mua số lượng lớn hàng từ nhà sản xuất và bán lại với mức giá cao hơn

Phân phối kép

Sử dụng cùng lúc nhiều kênh phân phối để phù hợp với mục tiêu kinh doanh

3. Các mô hình phân phối trong chuỗi cung ứng hiện nay 

Hiện nay, có rất nhiều mô hình kênh phân phối được các doanh nghiệp áp dụng. Mỗi mô hình lại có những ưu nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

3.1 Nhà sản xuất lưu trữ và phân phối trực tiếp

Mô hình đề cập đến hình thức phân phối không bán lẻ, tập trung vào yêu cầu từ các đơn hàng khác nhau, đảm bảo phạm vi sản phẩm cao và tính sẵn có từ nhà sản xuất. 

Ưu điểm của mô hình này là cung cấp dịch vụ tốt, tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm chi phí xử lý hàng hóa tại các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay người dùng do không qua bất kỳ trung gian phân phối nào. 

phân phối trong chuỗi cung ứng
Mô hình tập trung vào yêu cầu từ các đơn hàng khác nhau

Tuy nhiên, mô hình phân phối trực tiếp đòi hỏi nhà sản xuất phải có một cơ sở hạ tầng thông tin tốt để có thể cung cấp cho khách hàng kể cả khi sản phẩm đang được lưu trữ tại nơi sản xuất. Bên cạnh đó hình thức này cũng tồn tại một số nhược điểm như chi phí thu hồi sản phẩm cao và quy trình sản xuất kéo dài. 

Thông thường, đơn hàng sẽ được tiếp nhận từ các nhà bán lẻ để gửi đến nhà sản xuất khác nhau. Từ đó dẫn tới tình trạng tách nhỏ đơn để giao do thời gian hoàn thiện khác nhau. 

phân phối trong chuỗi cung ứng
Mô hình phân phối trực tiếp đòi hỏi nhà sản xuất phải có một cơ sở hạ tầng thông tin tốt

3.2 Khách đến lấy trực tiếp Nhà sản xuất lưu trữ

Với mô hình này, hàng hóa sẽ được lưu trữ tại kho của nhà sản xuất và khách hàng sẽ tự đến lấy tại một địa điểm được chỉ định, thường đặt qua đơn hàng trực tuyến. Chi phí của hình thức phân phối trong chuỗi cung ứng này thường giữ ở mức thấp cho các đơn vị sản xuất bởi không sử dụng các phương tiện giao hàng.

phân phối trong chuỗi cung ứng
 Chi phí thường giữ ở mức thấp cho các đơn vị sản xuất bởi không sử dụng các phương tiện giao hàng

Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao do đó là địa điểm nhận hàng. Mô hình này phù hợp với những nhà sản xuất đã có sẵn các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa có thể lấy làm địa điểm nhận hàng. Ngoài ra hình thức phân phối khách hàng đến lấy trực tiếp cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị bán lẻ để cung cấp tiến trình theo dõi đơn hàng. 

 3.3 Hình thức giao hàng thông qua trung tâm hợp nhất

Với mô hình này, các nhà sản xuất thường gửi sản phẩm đến một trung tâm hợp nhất. Trung tâm này thường được vận hành bởi một nhà thầu bên thứ ba hoặc các nhà bán lẻ. Sau đó đơn hàng sẽ được giao tới người dùng cuối thông qua hình thức giao hàng riêng của đơn vị phụ trách trung tâm. Cách thức phân phối trong chuỗi cung ứng này phù hợp với các doanh nghiệp không muốn đầu tư kho bãi, cơ sở hạ tầng.

phân phối trong chuỗi cung ứng
Với mô hình trung tâm hợp nhất, các nhà sản xuất thường gửi sản phẩm đến một địa điểm cố định

Lợi thế của đơn hàng này là khả năng tổng hợp hàng hóa và trì hoãn đơn. Tuy nhiên mô hình này lại đòi hỏi việc đầu tư cao hơn cho hệ thống thông tin cũng như sự hợp tác với đối tác bán lẻ. Bên cạnh đó chi phí của cả chuỗi sẽ tăng lên trong khi chi phí giao hàng lại thấp. Thời gian hoàn thiện đơn cũng sẽ kéo dài hơn so với các hình thức khác và việc thu hồi cũng khó khăn hơn. 

Hình thức giao hàng này còn được gọi là Cross Docking. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin về Cross Docking là gì tại đây. 

3.4 Giao hàng chặng cuối thông qua nhà phân phối lưu trữ 

Mô hình này các nhà bán lẻ sẽ lưu trữ hàng hóa tại khu kho riêng, khách đến thẳng nhà bán lẻ để lấy hoặc đặt hàng trực tuyến. Hình thức giao nhận sản phẩm này phù hợp với những sản phẩm cần mua nhanh, tỷ suất cũng tăng khi yêu cầu hàng hóa được xử lý tức thì, chi phí giao hàng cũng thấp hơn so với với các mô hình khác.

phân phối trong chuỗi cung ứng
Hình thức giao nhận sản phẩm này phù hợp với những sản phẩm cần mua nhanh

Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là chi phí lưu trữ hàng hóa bị tăng lên và mức độ đa dạng của hàng hóa cũng thấp hơn so với các mô hình khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng các địa điểm bán lẻ là nơi nhận hàng cũng yêu cầu nhà sản xuất cần đảm bảo tiêu chuẩn và kiểm tra kỹ lưỡng hơn đối với các đối tác bán lẻ. Doanh nghiệp áp dụng hình thức giao hàng chặng cuối thông qua nhà phân phối lưu  trữ nên cân nhắc dùng các phần mềm quản lý kho Logistics để tối ưu thời gian và chi phí nhé! 

3.5 Hình thức giao hàng trọn gói từ nhà phân phối lưu trữ 

Với mô hình này, nhà phân phối và nhà bán lẻ sẽ lưu trữ hàng hoá trực tiếp tại địa điểm của họ và giao hàng thông qua hình thức giao hàng trọn gói. Khối lượng hàng hóa nhà phân phối lưu trữ sẽ thấp hơn so với nhà sản xuất nhưng vẫn lớn hơn nhà bán lẻ. Đồng thời chi phí giao hàng sẽ thấp hơn nhà lợi thế kích thước các lô hàng lớn. 

phân phối trong chuỗi cung ứng
Khối lượng hàng hóa nhà phân phối lưu trữ sẽ thấp hơn so với nhà sản xuất nhưng vẫn lớn hơn nhà bán lẻ

Thời gian hoàn thiện đơn hàng trong mô hình này tốt hơn so với mô hình lưu trữ tại cơ sở sản xuất vì vị trí kho hàng của nhà phân phối thường gần với khách hàng hơn. Khả năng thu hồi sản phẩm cũng tốt hơn vì có thể xử lý ngay tại kho mà không cần gửi lại nhà sản xuất. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc. 

Phân phối trong chuỗi cung ứng đề cập đến cách thức tiếp cận của doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa đến tay khách hàng. Mỗi kênh phân phối trong chuỗi sẽ có những chiến lược riêng cũng như đặc điểm của các mô hình cũng có sự khác biệt. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích, hỗ trợ việc xây dựng kênh phân phối hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ. 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay