Hiện nay, không ít doanh nghiệp gặp phải hiệu ứng Bullwhip dẫn đến dự đoán sai nhu cầu người dùng và tạo ra sự biến động trong chuỗi cung ứng. Vậy hiệu ứng Bullwhip là gì? Đâu là nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng nhu cầu thực tế bị bóp méo và khuếch đại khi di chuyển từ cấp bán lẻ đến cấp sản xuất. Nguyên nhân chính của hiệu ứng này là do các thành viên trong chuỗi cung ứng có xu hướng đặt hàng nhiều hơn nhu cầu thực tế để đảm bảo không bị thiếu hàng. Điều này dẫn đến tình trạng hàng tồn kho dư thừa, lãng phí và khó dự đoán nhu cầu thực tế.
Để minh họa hiệu ứng Bullwhip, chúng ta hãy xem xét một trường hợp nhà bán lẻ bán máy sưởi cá nhân. Trong mùa đông, doanh số bán hàng của nhà bán lẻ này tăng đột biến từ 5 đơn vị mỗi ngày lên 15 đơn vị mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà bán lẻ đã đặt hàng gấp đôi, từ 20 đơn vị lên 40 đơn vị. Nhà sản xuất sau đó đã tăng sản lượng thành 40 đơn vị.
Với tình trạng trên, nhu cầu thực tế chỉ là 15 đơn vị mỗi ngày, nhưng đã được khuếch đại lên thành 40 đơn vị mỗi ngày. Điều này dẫn đến tình trạng hàng tồn kho dư thừa ở cấp bán lẻ và sản xuất. Nếu mùa xuân đến sớm, nhà bán lẻ sẽ bị tồn đọng hàng hóa và phải giảm giá bán.
Hiệu ứng Bullwhip có thể được sử dụng để lý giải hiện tượng mua hàng tích trữ. Cụ thể khi nhu cầu tăng, người mua có thể đặt đơn hàng lớn ở cấp nguồn để đảm bảo có đủ hàng tồn kho. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho thừa và thời gian tồn kho giảm, khiến chuỗi cung ứng trở nên kém linh hoạt hơn.
>>> TÌM HIỂU NGAY:
Trên cơ sở hiểu rõ hiệu ứng Bullwhip là gì, có thể thấy tồn tại 7 nguyên nhân chính gây ra vấn đề này, bao gồm:
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: MRP là gì? Lợi ích và quy trình ứng dụng MRP trong quản lý kho
Hiệu ứng Bullwhip có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm:
>>> XEM THÊM: Phương pháp FIFO là gì? Sự khác nhau giữa LIFO và FIFO
Có thể thấy, hiệu ứng Bullwhip gây ra nhiều khó khăn trong việc vận hành và quản trị chuỗi cung ứng. Để giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng bullwhip, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 giải pháp phổ biến dưới đây:
Hiệu ứng Bullwhip luôn tồn tại trong chuỗi cung ứng của bất kỳ ngành nghề nào, bởi nhu cầu của khách hàng luôn biến động, thay đổi theo thời gian. Nhà quản lý vì thế cần chấp nhận để nhận diện và tìm hiểu rõ hiệu ứng đang xảy ra.
Trên cơ sở này, doanh nghiệp có thể phân tích chính xác nhu cầu thực tế của thị trường, nhờ vậy đưa ra quyết định sản xuất và tồn kho hợp lý. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lượng tồn kho dư thừa, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
Giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, đâu đó vẫn tồn tại những mâu thuẫn về mục tiêu, dẫn đến việc giữ bí mật thông tin. Ví dụ, điểm bán không muốn chia sẻ thông tin về mặt hàng bán chạy với nhà phân phối vì sợ bị tăng giá nhập. Nhà phân phối cũng không muốn chia sẻ thông tin về các điểm bán, giá bán, chương trình khuyến mại riêng với nhà sản xuất vì sợ bị kiểm soát.
Tuy nhiên, điều này dẫn đến thông tin không cập nhật theo thời gian thực, giảm hiệu quả phân phối. Trên thực tế, việc chia sẻ thông tin và hợp tác mới là con đường đúng đắn để phát triển bền vững. Khi cùng nằm trong một chuỗi cung ứng, mọi thành viên đều có vai trò riêng của mình, và chỉ khi biết cách phối hợp nhịp nhàng mới có thể dễ dàng thực hiện hiệu quả những mục tiêu chung.
Thường xuyên thực hiện các chương trình giảm giá có thể làm xáo trộn mô hình mua hàng thông thường của người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc giảm thiểu hoặc tích hợp các chương trình khuyến mãi một cách hợp lý vào kế hoạch dự đoán, dự báo để tránh gây ra gián đoạn không cần thiết.
Để có kế hoạch sản xuất phù hợp, doanh nghiệp cần biết số lượng hàng tồn trong kho nhà phân phối và hàng tồn hiện tại của từng điểm bán lẻ. Thông thường, nhà sản xuất sẽ cập nhật dữ liệu hàng tồn ngoài thị trường thông qua hai cách:
Do vậy, nếu muốn quản lý dòng hàng lưu chuyển bên ngoài thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý chặt chẽ và thường xuyên trao đổi thông tin với nhà phân phối và đội ngũ sales.
>>> THAM KHẢO:
Phần mềm 1C:Company Management là giải pháp quản trị doanh nghiệp mở với các tính năng linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp ở đa dạng quy mô và mô hình hoạt động. Giải pháp có khả năng kết nối tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp trên một hệ thống phần mềm duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phần mềm 1C:Company Management cung cấp giải pháp quản lý kho hàng toàn diện, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp với những tính năng nổi bật bao gồm:
Trên đây là câu trả lời đầy đủ về hiệu ứng Bullwhip là gì. Đây là một hiện tượng phổ biến trong chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất và làm giảm sự hài lòng của khách hàng. Để giảm thiểu tác động của hiệu ứng này, các doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp hiện đại như phần mềm 1C:Company Management nhằm hỗ trợ quản lý kho hiệu quả, tránh gặp phải hiệu ứng Bullwhip.
>>> NỘI DUNG HỮU ÍCH KHÁC: