Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Landed cost là gì? 6 bước tính toán landed cost chính xác
1C Việt Nam
(17.12.2024)

Landed cost là gì? 6 bước tính toán landed cost chính xác

Landed cost thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của quy trình chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu ngay về landed cost là gì và 6 bước chi tiết để tính toán một cách chính xác qua bài viết dưới đây nhé!

1. Landed cost là gì?

Landed cost là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả tổng chi phí mà một sản phẩm phải chịu khi đến đích cuối cùng (landed) sau quá trình vận chuyển và nhập khẩu. Đơn giản, landed cost bao gồm giá mua hàng hóa cộng với tất cả các chi phí liên quan như: phí vận chuyển, thuế và các khoản phí khác. 

Landed cost được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì lợi thế cạnh tranh.

landed cost là gì
Landed cost là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ cấu chi phí 

>>>> XEM THÊM: Hiệu ứng bullwhip là gì? Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả

2. Ý nghĩa của landed cost đối với doanh nghiệp

Landed cost không chỉ là khái niệm kế toán mà còn là công cụ quan trọng giúp định rõ giá thực tế của sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp có thể quản lý chi phí hợp lý, xây dựng giá bán hàng hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vận chuyển, nhập khẩu.

Tính toán được landed cost giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định xuất nhập khẩu thông minh, cũng như cải thiện khả năng đàm phán và lên hợp đồng chính xác hơn. 

landed cost là gì
Landed cost nghĩa giúp doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ 

>>>> XEM THÊM: 

3. Các thành phần chi phí trong landed cost

Landed cost bao gồm nhiều thành phần chi phí quan trọng liên quan đến quá trình vận chuyển và nhập khẩu. Dưới đây là các thành phần chi phí chính trong landed cost:

  • Giá thành sản phẩm: Cơ sở quan trọng của landed cost, bao gồm giá mua hàng hóa, phí chuyển đổi tiền tệ và các điều chỉnh cho sự khác biệt về số lượng hoặc chất lượng.
  • Chi phí vận chuyển bao gồm mọi chi phí liên quan đến việc chuyển hàng từ điểm cung ứng đến tay người mua như là phí giao hàng, phí đóng gói, chi phí container, phí xử lý tại cảng và chi phí vận chuyển nội địa.
  • Thuế hải quan & thuế: Được quy định bởi chính phủ của quốc gia nhập khẩu. Khoản này bao gồm thuế nhập khẩu, VAT, phí xử lý hải quan và các loại thuế khác.
  • Bảo hiểm: Chi phí để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển, thường được tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm từ giá trị hàng hóa.
  • Phí xử lý và lưu trữ: Bao gồm chi phí dỡ hàng, xử lý và lưu trữ tại cảng, nhà kho hoặc trung tâm phân phối, cũng như các dịch vụ như làm thủ tục hải quan, thuê kho, xếp hàng lên pallet và gắn nhãn.
  • Chuyển đổi tiền tệ: Chi phí phát sinh khi mua hàng tại đất nước sử dụng tiền tệ khác với nước nhập khẩu, bao gồm phí chuyển đổi và sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
  • Chi phí quản lý và chi phí chung: Các chi phí gián tiếp liên quan đến quy trình nhập khẩu, như phí hành chính, xử lý tài liệu, và các chi phí tuân thủ quy định.
landed cost là gì
Các thành phần tạo nên landed cost

>>>> XEM THÊM: 

4. Hướng dẫn tính toán landed cost

Tính toán các khoản chi phí liên quan đến landed cost là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, tránh việc xảy ra sai sót vì có nhiều thành phần chi phí trong đó. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính toán landed cost doanh nghiệp có thể tham khảo như sau: 

4.1 Bước 1: Xác định các thành phần chi phí

Xác định tất cả các thành phần chi phí liên quan đến quá trình nhập hàng, bao gồm phương thức vận chuyển, xuất xứ và đích đến của hàng, quy định hải quan và các tình huống đặc biệt khác.

4.2 Bước 2: Thu thập chi phí phân tích

Tập trung thu thập thông tin chi tiết và hóa đơn từ các nhà cung cấp, nhà vận chuyển, đại lý hải quan, đơn vị bảo hiểm và các bên tham gia khác trong quá trình nhập khẩu. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các tài liệu này chi tiết rõ ràng về các chi phí phát sinh ở từng giai đoạn của quá trình.

4.3 Bước 3: Chuyển đổi tiền tệ

Chuyển đổi tất cả các chi phí sang một đơn vị tiền tệ chung, sử dụng tỷ giá hối đoái được áp dụng vào thời điểm thanh toán.

4.4 Bước 4: Tính tổng chi phí

Tính tổng tất cả các thành phần chi phí riêng lẻ để thu được tổng chi phí landed cost. Doanh nghiệp cần đảm bảo độ chính xác bằng cách kiểm tra và xác nhận tính đầy đủ của các thành phần chi phí.

landed cost là gì
Đây là bước tính toán quan trọng để giảm thiểu sai số của landed cost

4.5 Bước 5: Phân bổ chi phí

Phân bổ landed cost tương ứng cho từng sản phẩm nhập khẩu dựa trên số lượng hoặc giá trị. Bước này sẽ đảm bảo rằng chi phí được phân chia một cách hợp lý giữa các sản phẩm nhập khẩu, giúp định rõ giá cả và phân tích chi phí một cách chính xác.

4.6 Bước 6: Cập nhật hồ sơ giá và tài chính

Ở bước này, doanh nghiệp cần tích hợp landed cost vào chiến lược giá cả và hồ sơ tài chính. Qua đó doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng chi phí thực tế của hàng hóa được tính vào cấu trúc giá và cung cấp hỗ trợ cho quá trình phân tích lợi nhuận để đưa ra quyết định sau cùng.

landed cost là gì
Tính toán landed cost là một quá trình tuy phức tạp nhưng giữ vai trò quan trọng

Trên đây, 1C Việt Nam đã giới thiệu khái niệm “Landed cost là gì” và cách tính toán chi phí đơn giản tiện lợi. Việc hiểu rõ landed cost là “cánh tay” phải đắc lực trong việc hỗ trợ quyết định chiến lược về giá cả và quản lý kho của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp nhé! 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) là gì? Chức năng và lợi ích

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay