Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Cross Docking là gì? Lợi ích của Cross Docking trong lưu kho
1C Việt Nam
(27.11.2023)

Cross Docking là gì? Lợi ích của Cross Docking trong lưu kho

Cross Docking là khái niệm phổ biến trong hệ thống vận hành kho bãi và phân phối.Vậy Cross Docking là gì? Lợi ích của Cross Docking và làm thế nào để áp dụng hệ thống Cross Docking hiệu quả? Tất cả sẽ được 1C Việt Nam giải đáp qua bài viết dưới đây. 

>>>> XEM THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Cross Docking là gì? 

Cross Docking là một hệ thống phân phối hàng hóa, trong đó loại bỏ bước lưu trữ và thu gom hàng hóa, sản phẩm sẽ được nhận trực tiếp tại kho hoặc trung tâm phân phối. Hàng hóa sẽ không cần lưu trữ mà luôn sẵn sàng vận chuyển đến hệ thống cửa hàng bán lẻ. Toàn bộ quy trình này thường chỉ diễn ra trong vòng một ngày hoặc thậm chí chỉ vài giờ.

Hiện kho Cross Docking được ứng dụng phổ biến trong nhiều hoạt động của ngành logistics, từ sản xuất, phân phối đến vận tải. Cross-Docking đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc giao và nhận hàng. Vì vậy, kỹ thuật Cross Docking có thể giúp giảm thiểu tối đa chi phí phân phối trong logistics. 

Cross Docking
Cross Docking là kỹ thuật logistics loại bỏ hai chức năng lưu trữ và thu gom hàng hóa

>>>> XEM THÊM: TOP 8 phần mềm quản lý kho trên điện thoại hiệu quả

2. Lợi ích của Cross Docking

Hệ thống Cross Docking nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình phân phối, đặc biệt là với các đơn vị vận chuyển, các nhà sản xuất, các kho hàng. Cụ thể như sau: 

  • Giảm thiểu chi phí lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho.
  • Loại bỏ các công đoạn lưu trữ qua trung gian, từ đó giảm thiểu chi phí logistics.
  • Đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho những mặt hàng ngắn hạn. 
  • Tận dụng triệt để phương tiện vận tải, tránh lãng phí.
  • Đơn giản hóa quá trình nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ...
Cross Docking
Cross Docking giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa 

3. Các loại Cross Docking phổ biến

Mô hình Cross Docking được phân thành 5 loại chính, bao gồm:

Cross Docking nhà sản xuất

Cross Docking sản xuất là việc hỗ trợ thu gom và tổng hợp các nguồn cung ứng hàng hóa đầu vào trong quá trình sản xuất. Điều này sẽ giúp đảm bảo sản xuất theo phương pháp JIT (Just in time), cung ứng hàng hóa kịp thời cho khách hàng. 

Ví dụ: Một nhà máy lắp ráp máy móc có thể thuê một nhà kho gần đó để thu gom và phân loại nguyên liệu đầu vào. Sau khi thu gom đầy đủ các bộ phận cần thiết, nhà máy sẽ tiến hành lắp ráp dựa vào nhu cầu của từng bộ phận đã được lên kế hoạch trước.

Cross Docking nhà phân phối

Mô hình Cross Docking phân phối là việc thu gom hàng hóa từ các nhà phân phối khác nhau và được giao đến khách hàng. 

Ví dụ: Một nhà phân phối có thể tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp linh kiện máy móc khác nhau và đảm bảo giao đủ số lượng yêu cầu cho khách hàng.

Cross Docking vận tải 

Cross Docking vận tải là quá trình thu gom và kết hợp nhiều lô hàng từ các nhà vận tải khác nhau để đem lại lợi ích về quy mô giao dịch.

Ví dụ: Một công ty vận tải có thể thu gom nhiều lô hàng nhỏ từ các nhà sản xuất khác nhau và vận chuyển đến một kho trung tâm. Sau đó, các lô hàng sẽ được kết hợp lại và thực hiện giao cho khách hàng.

Cross Docking bán lẻ 

Mô hình Cross Docking bán lẻ là quá trình hỗ trợ nhập hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và chuyển đến các cửa hàng bán lẻ.

Ví dụ: Một nhà phân phối có thể nhập mặt hàng tiêu dùng từ nhiều nhà cung cấp và chuyển đến các siêu thị mini hoặc tạp hóa bán lẻ.

Cross Docking cơ hội

Hoạt động Cross Docking có thể được áp dụng tại bất cứ kho hàng nào để đáp ứng một đơn đặt hàng của khách hàng.

Ví dụ: Nhà phân phối có thể chuyển hàng hóa từ điểm nhận đến điểm chuyển hàng để đáp ứng đơn đặt hàng của một khách hàng.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tiêu chuẩn 5S trong quản lý kho: Lợi ích và cách áp dụng

4. Những mặt hàng nào phù hợp với Cross Docking?

Cross Docking là một mô hình kho bãi mà hàng hóa được nhận, phân loại và chuyển trực tiếp đến điểm cuối cùng mà không cần lưu trữ. Mô hình này phù hợp với các sản phẩm đáp ứng hai tiêu chí:

  • Biến động nhu cầu thấp: Mô hình Cross Docking đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng dự đoán nhu cầu chính xác để đảm bảo có đủ hàng hóa để giao cho khách hàng. Nếu nhu cầu biến động cao, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.
  • Khối lượng hàng hóa lớn: Cross Docking cần phải có một lượng hàng hóa đủ lớn để tạo ra hiệu quả kinh tế. Nếu khối lượng hàng hóa quá nhỏ, chi phí vận chuyển và lưu trữ có thể vượt quá lợi ích của Cross Docking.

Dưới đây là một số loại sản phẩm phù hợp với kho Cross Docking:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng, cần vận chuyển ngay lập tức 
  • Các mặt hàng chất lượng cao, thường không cần kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Các mặt hàng đã được dán nhãn, không cần phải đóng gói lại trước khi giao cho khách hàng.
  • Các mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng mới ra mắt, thường có nhu cầu biến động thấp.
  • Các mặt hàng bán lẻ chủ lực, thường có nhu cầu ổn định và biến động thấp.
Cross Docking
Các mặt hàng dễ hỏng, cần vận chuyển nhanh chóng rất phù hợp với mô hình Cross Docking 

5. Ví dụ về Cross Docking của Walmart

Walmart được mệnh danh là tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới. Để đạt được thành công như ngày hôm nay, Walmart đã áp dụng hệ thống Cross Docking, từ đó tối ưu hóa chi phí trong hệ thống kho bãi và phân phối của họ. Walmart đã triển khai 5 loại Cross Docking như sau: 

  • Cross-Docking cơ hội: Walmart thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để có thể mua tới 90.000 nhà cung cấp trên toàn thế giới. Walmart đã thiết lập các trung tâm phân phối đặt ở các khu vực khác nhau, mỗi trung tâm phân phối sẽ có số lượng sản phẩm phù hợp. Từ đó, Walmart có thể mua số lượng chính xác sản phẩm từ các nhà cung cấp, sau đó vận chuyển cho khách hàng mà không cần lưu kho hàng hóa trong kho Walmart. 
  •  Cross-Docking theo dòng chảy: Walmart sở hữu hệ thống phân phối dài 120 triệu m2, gồm 160 trung tâm phân phối cùng bộ phận Logistics lên đến 75.000 người, hệ thống vận chuyển gồm 7.000 xe tải và 7.800 lái xe. Nhờ vậy mà Walmart tạo nên nền tảng phân phối hàng hóa hiệu quả, đảm bảo tính liên tục của nguồn hàng trong trung tâm phân phối. 
  • Cross-Docking nhà phân phối: Áp dụng Cross Docking kết hợp với hệ thống xe vận chuyển chuyên dụng, giúp hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến các trung tâm phân phối và các chi nhánh cửa hàng mà không cần trải qua bước lưu kho. Walmart có thể phân phối hàng hóa cho các cửa hàng 2 lần/tuần nhờ vào hệ thống Cross Docking này. Chính thời gian giao hàng nhanh chóng đã giúp tập đoàn bán lẻ này thỏa mãn kịp thời nhu cầu khách hàng. 
  • Cross-Docking nhà sản xuất: Cross Docking của nhà sản xuất đã giúp Walmart vận hành hệ thống phân phối một cách linh hoạt, đồng thời cắt giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Với Cross-Docking, Walmart có thể tận dụng nhà máy của nhà sản xuất như một nhà kho, thậm chí là trung tâm phân phối của Walmart. 
  • Cross-Docking được phân bổ trước: Để tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp, Walmart đã ứng dụng các công nghệ như công nghệ EDI, hệ thống kết nối bán lẻ, chương trình CPFR,...Từ đó cho phép luồng thông tin di chuyển liên tục giữa Walmart và nhà cung cấp, đồng thời đảm bảo hàng hóa được sản xuất và vận chuyển kịp thời. Ngoài ra, khâu đóng gói và dán tem nhãn sản phẩm sẽ do nhà sản xuất đảm nhận mà không cần sự tham gia của Walmart. Mô hình đồng bộ này hiện đã được doanh nghiệp áp dụng và mở rộng cho nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Cross Docking
Ứng dụng Cross Docking của Walmart

>>>> XEM THÊM: Quy trình kiểm kê hàng tồn kho nhanh chóng, hiệu quả hiện nay

6. Cross Docking khác gì so với kho hàng truyền thống?

Kho hàng truyền thống và Cross Docking là hai mô hình quản lý kho hàng khác biệt.

Trong kho hàng truyền thống, hàng hóa được lưu trữ cho đến khi có đơn hàng của khách hàng. Khi đơn hàng đến, các sản phẩm sẽ được chọn, đóng gói và chuyển đi.

Còn Cross Docking thì khác, khách hàng được biết về sản phẩm trước khi đến kho. Hàng hóa không cần lưu trữ tại kho mà được chuyển trực tiếp đến khách hàng. Quá trình vận chuyển phải được tuân theo lịch trình nghiêm ngặt để đảm bảo thời gian giao hàng. Nếu mô hình Cross Docking được thực hiện đúng cách, doanh nghiệp có thể loại bỏ các khoản phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển.

Cross Docking
Khác với kho hàng truyền thống, Cross Docking không thực hiện lưu trữ hàng trong kho

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tiêu chuẩn 5S trong quản lý kho: Lợi ích và cách áp dụng

7. Mối quan hệ giữa Cross Docking và chuỗi cung ứng

Mối quan hệ giữa mô hình Cross Docking và chuỗi cung ứng được xem xét dựa trên ba góc độ: 

  • Góc độ quản lý: Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Thực hiện mô hình Cross Docking sẽ dẫn đến một số thay đổi và yêu cầu một khoản chi phí hoặc gây trở ngại trong suốt quá trình thực hiện cho đối tác.
  • Đối với bên cung: Nhà cung ứng sẽ cần cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, đồng thời dán nhãn giá hoặc mã vạch (nếu cần thiết).
  • Đối với khách hàng: Người mua sẽ cần đặt hàng vào một số ngày nhất định hoặc cho phép thời gian chờ (lead time) giao hàng nhiều hơn một vài ngày.
Cross Docking
Giữa Cross Docking và chuỗi cung ứng tồn tại mối quan hệ mật thiết

>>>> XEM NGAY: Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) là gì? Chức năng và lợi ích

8. Một số lưu ý giúp quá trình Cross Docking diễn ra hiệu quả

Để áp dụng mô hình Cross-Docking một cách thành công, doanh nghiệp cần quản lý kho và mối quan hệ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. 

  • Kho được kiểm soát một cách chặt chẽ, kế hoạch xuất nhập hàng rõ ràng: Thông qua quá trình Cross Docking, hàng hóa được vận chuyển và phân phối nhanh, vì thế mà cần sắp xếp và phân loại các mặt hàng một cách chính xác và thông minh, từ bước nhận hàng tới bước giao hàng cuối cùng. 
  • Công nghệ thông tin: Những thông tin về nhà kho, mã vạch, loại sản phẩm hay mã đơn hàng cần được theo dõi chặt chẽ.
  • Mối quan hệ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng: Cross Docking đòi hỏi sự hỗ trợ và liên đới từ các bên khác nhau. Sự nhất quán trong thông tin về số lượng và thời gian giao nhận hàng hóa, giúp cho quá trình Cross Docking diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. 

Nhìn chung, Cross Docking là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Để áp dụng thành công, công ty cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt hệ thống, nhân lực và quy trình vận hành. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để tìm hiểu, cập nhật thêm những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp. 

>>>> XEM THÊM: TOP 4 phần mềm quản lý kho lạnh hữu ích, chuyên nghiệp 2023

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay