Khái niệm chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực. Để các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan cũng như hiểu hơn về lĩnh vực này, 1C Việt Nam đã tổng hợp các ví dụ về chuyển đổi số trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu các ví dụ về chuyển đổi số, doanh nghiệp cần nắm được chuyển đổi số là gì. Chuyển đổi số tiếng anh là Digital Transformation, là quá trình ứng dụng sản phẩm công nghệ vào các lĩnh vực trong xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Chuyển đổi số hiện là xu hướng hàng đầu được các doanh nghiệp áp dụng vào quá trình vận hành bộ máy để gia tăng trải nghiệm khách hàng, quản lý nhân lực cũng như đối tác,... Để doanh nghiệp có cái nhìn trực quan và cụ thể hơn, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu các ví dụ về chuyển đổi số trong thực tế.
Chuyển đổi số hiện đã và đang trở thành xu thế, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: y tế, chuyển đổi số trong giáo dục, ngân hàng,... Tuy nhiên trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ tập trung vào các ví dụ về chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh để các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo.
Marketing là một trong những lĩnh vực ứng dụng chuyển đổi số nhiều nhất. Đây là hoạt động giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng cũng như giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm tới gần hơn với thị trường mục tiêu. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về chuyển đổi số trong doanh nghiệp về lĩnh vực Marketing.
Ví dụ về chuyển đổi số rõ ràng nhất trong ngành dịch vụ phải kể đến khả năng hỗ trợ khách hàng 24/7. Rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Dropbox, Spotify, Netflix,... đã sử dụng các ứng dụng điện toán đám mây để khách hàng có thể kết nối và truy cập qua Internet giải quyết thắc mắc bất kỳ khi nào khách hàng cần sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ.
Xu hướng kinh doanh online trực tuyến bùng nổ như một minh chứng rõ ràng nhất cho ví dụ về chuyển đổi số trong ngành bán lẻ. Các sàn thương mại điện tử, bán hàng online, livestream cho phép các doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái mua sắm trực tuyến. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mà không cần trực tiếp tới cửa hàng. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu về khách hàng để đưa ra các phân tích và dự đoán chi tiết để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Nike là một trong những thương hiệu bán lẻ đi đầu về chuyển đổi số với việc ứng dụng một số phần mềm như:
Trong lĩnh vực Logistics, hai ví dụ về chuyển đổi số phổ biến nhất là Chuyển phát nhanh và Theo dõi đơn hàng theo thời gian thực. Điển hình là công ty UPS - đơn vị quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển của Mỹ, đã phát triển một công cụ riêng biệt để quản lý đội xe của mình, có tên là ORION (Phần mềm tối ưu hóa tuyến đường). Ứng dụng này dựa trên dữ liệu thực tế và đã giúp UPS tiết kiệm khoảng 100 triệu dặm và 10 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Số hóa và chuyển đổi số: Phân biệt điểm giống và khác nhau
Sau khi tìm hiểu các ví dụ về chuyển đổi số, chắc chắn doanh nghiệp sẽ muốn ứng dụng công nghệ này trong việc vận hành kinh doanh của mình. Vậy các xu hướng chuyển đổi số trong tương lai cụ thể ra sao. Dưới đây là gợi ý chi tiết.
Sau đại dịch Covid-19, khái niệm Hybrid-work càng trở nên gần gũi và quen thuộc hơn. Đây là mô hình làm việc kết hợp, nhân viên có một khoảng thời gian làm việc tại văn phòng (offline) và thời gian làm việc tại nhà (online).
Mô hình này giúp tiết kiệm thời gian di chuyển cũng như tạo ra không gian làm việc thoải mái cho nhân viên. Tuy nhiên, Hybrid-work chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng và ổn định vì việc quản lý hiệu suất làm việc tương đối phức tạp.
Một số ví dụ về chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam theo mô hình Hybrid-work:
Công nghệ điện toán đám mây là nền tảng cho phép lưu trữ và truy cập dữ liệu bất kỳ lúc nào và ở mọi nơi. Điều này cho phép nhân viên làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm được các chi phí cho cơ sở hạ tầng, vật chất. Đặc biệt, công nghệ này cũng giúp dữ liệu của bạn được bảo vệ an toàn hơn.
Blockchain là xu hướng mới trở nên phổ biến trong một vài năm trở lại đây và được dự đoán sẽ cực kỳ bùng nổ trong tương lai. Về tính thực tế thì công nghệ này đã xuất hiện trong một số mô hình hoạt động bao gồm:
AI (trí tuệ nhân tạo) đang là xu hướng chủ đạo trong chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tính tới năm 2021, AI được coi là chiến lược ưu tiên hàng đầu của 76% doanh nghiệp. Bằng cách ứng dụng AI vào các chiến dịch tiếp thị, bán hàng, các marketer có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cũng như tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng.
Trong bài viết trên, 1C Việt Nam đã tổng hợp các ví dụ về chuyển đổi số tiêu biểu cũng như đưa ra các thông tin hữu ích về lĩnh vực này. Mong rằng doanh nghiệp có thể áp dụng chuyển đổi số thành công và đem lại kết quả tốt. Ngoài ra, để quá trình này trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn, phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management là công cụ hiệu quả giúp tự động quản lý quy trình và điều hành công việc. Liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn giải pháp chuyển đổi số phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và xu hướng trong tương lai