Asset Turnover Ratio là một chỉ số quan trọng trong kinh tế tài chính giúp đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vậy Asset Turnover Ratio là gì? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết chỉ số Asset Turnover Ratio, cách tính tỷ lệ vòng quay tài sản để áp dụng vào việc phân tích và đánh giá tài chính hiệu quả.
Tỷ số vòng quay tài sản (Asset Turnover Ratio) là một chỉ số so sánh giữa tổng doanh thu và tổng tài sản trung bình để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài sản trong quá trình kinh doanh. Asset Turnover Ratio được tính dựa trên tỉ lệ tổng doanh thu cho giá trị trung bình của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ số này cho biết mức độ tài sản của công ty đã sử dụng để tạo ra doanh thu.
>>>> XEM NGAY: Các chỉ số tài chính quan trọng doanh nghiệp cần biết
2. Công thức tính tỷ lệ vòng quay tài sản
Dưới đây là công thức tính Asset Turnover Ratio nhà quản trị có thể tham khảo:
Asset Turnover Ratio = Total Sales / ((Beginning Assets + Ending Assets) / 2)
Trong đó:
Ví dụ: Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, báo cáo tổng tài sản đầu kỳ là 500.700 USD và tổng tài sản cuối kỳ là 500.300 USD. Trong khoảng thời gian đó, công ty A đã có doanh số 787.000 USD với chiết khấu bán hàng là 17.000 USD.
Từ đó, Total sales = 787.000 - 17.000 = 770.000, Beginning Assets = 500.700, Ending Assets = 500.300.
Áp dụng vào công thức, tính được tỷ lệ vòng quay tài sản của công ty A: (770.000) / ((500.700 + 500.300) / 2) = 1,54. Điều này cho thấy, với 1 USD đầu tư vào tổng tài sản, công ty A tạo ra 1,54 USD doanh thu.
>>>> XEM THÊM: ROS là gì? Vai trò, ý nghĩa và công thức tính ROS
Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp có thể đánh giá tỷ lệ vòng quay tài sản một cách hiệu quả và chính xác? Thông thường, tỷ lệ vòng quay tài sản phụ thuộc vào khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu trong năm đó để từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc tính toán tỷ lệ vòng quay tài sản là rất quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, việc tính toán tỷ lệ vòng quay tài sản theo cách truyền thống, bằng phương pháp thủ công, có thể dẫn đến sai sót trong việc ghi nhận dữ liệu nhỏ. Điều này có thể làm cho kết quả tỷ lệ vòng quay tài sản trở nên không chính xác.
Giới thiệu đến doanh nghiệp phần mềm 1C:Company Management công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong quản lý kho hàng chuyên nghiệp. Tính bảo mật cao và khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giúp đảm bảo an toàn và dễ dàng truy xuất thông tin, so với việc sử dụng phương pháp quản lý truyền thống.
Các tính năng nổi bật của phần mềm 1C:Company Management như tính giá vốn tự động, thiết lập hạn mức tồn kho, quản lý thông tin vật tư chi tiết, và lập chứng từ kho bãi,... giúp quản lý linh hoạt. Việc tách riêng giao dịch xuất kho và giao dịch tài chính giúp cải thiện quá trình kiểm soát, đánh giá về tình trạng kho hàng và tài chính của doanh nghiệp.
Đặc biệt, 1C:Company Management hỗ trợ quản lý Asset Turnover Ratio giúp đánh giá tỷ số vòng quay tài sản để tối ưu hóa sử dụng tài sản tạo ra doanh thu. Qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tăng cường hiệu suất trong quản lý kho.
>>>> THAM KHẢO THÊM: WACC là gì? Cách tính và ý nghĩa của WACC với doanh nghiệp
Để có cái nhìn rõ ràng về tình hình hoạt động tài chính và nhận biết được những vấn đề cần khắc phục trong quá trình vận hành, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu suất hoạt động, hàng hóa và dòng tiền để xác định tỷ lệ vòng quay tổng tài sản một cách chính xác nhất. Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động có thể được biểu thị qua:
Quản lý hệ thống vòng quay hàng tồn kho giúp doanh nghiệp có sự kiểm soát dễ dàng. Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho cho thấy số hàng tồn kho trung bình được chuyển động trong một giai đoạn kinh doanh được tính bằng công thức:
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / Hàng tồn kho trung bình
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng hiệu quả và không có quá nhiều hàng tồn kho. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng khi cần hàng hóa.
>>>> ĐỌC THÊM: Vốn lưu động là gì? Cách tính và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để phản ánh tình trạng quản lý công nợ của doanh nghiệp và khả năng thu hồi vốn trong các giai đoạn kinh doanh, chúng ta có thể sử dụng chỉ số vòng quay các khoản phải thu. Chỉ số này được tính bằng công thức:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu trung bình
Một chỉ số vòng quay các khoản phải thu lớn cao cho thấy khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, đối tác và nhà cung cấp tốt. Điều này cho thấy doanh nghiệp có đối tác đáng tin cậy, chất lượng và có thể hợp tác lâu dài. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá thấp, có thể gây ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ chưa được thu hồi, gặp nhiều khó khăn trong việc làm việc với đối tác và phát sinh các vấn đề liên quan. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Cách tính vốn điều lệ với từng loại hình doanh nghiệp
Vòng quay tài sản dài hạn ám chỉ việc sử dụng các tài sản dài hạn trong doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vv. Để biết mỗi đồng tiền đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ mang lại bao nhiêu đồng tiền doanh thu, chúng ta có thể sử dụng chỉ số vòng quay tài sản dài hạn, được tính bằng công thức:
Vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu thuần / Tổng tài sản dài hạn trung bình
Như vậy, bài viết trên 1C Việt Nam đã cung cấp cái nhìn tổng quan để doanh nghiệp hiểu rõ hơn Asset Turnover Ratio là gì và cách tính tỷ lệ vòng quay tài sản. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm 1C:Company Management với các tính năng hỗ trợ quản lý kho hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để được giải đáp nhanh chóng.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: