ROS là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính, phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy ROS là gì? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và công thức tính ROS chuẩn xác qua bài viết dưới đây ngay nhé.
ROS (Return On Sales) hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Thông qua chỉ số ROS, doanh nghiệp có thể nắm rõ số tiền thu được từ việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ số lợi nhuận thu về (sau khi trừ hết các khoản chi phí sau thuế).
ROS là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại và có sự điều chỉnh kịp thời. Để hiểu rõ hơn về vai trò chỉ số ROS là gì, ta cần nắm rõ các trường hợp ROS trong báo cáo tài chính sau:
Nếu chỉ số ROS âm, doanh nghiệp đang chịu lỗ và hệ thống quản lý kém hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí, bao gồm: chi phí đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,…Chỉ số ROS âm cũng cho thấy rằng doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc trả các khoản nợ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải kịp tìm ra các biện pháp cải thiện hiệu suất nhanh chóng.
>>>> XEM THÊM: Các chỉ số tài chính quan trọng doanh nghiệp cần biết
ROS dương (>0%) cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh có lời, có khả năng trả nợ và tạo ra các lợi nhuận từ doanh số bán hàng. Điều này cũng cho thấy sự hiệu quả trong việc quản lý chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, chỉ số ROS càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó đang vô cùng thuận lợi.
>>>> XEM NGAY: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất
Có thể thấy ROS giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính. Sự biến động của chỉ số này cho thấy sự hiệu quả kinh doanh của cả một doanh nghiệp. Vậy ý nghĩa của chỉ số ROS là gì? Cụ thể gồm:
>>>> THAM KHẢO THÊM: Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
Cách tính chỉ số ROS là gì và có khó không là câu hỏi được rất nhiều nhà lãnh đạo quan tâm. Thực ra, cách tính ROS khá đơn giản, cụ thể:
ROS = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) x 100% (đơn vị: %)
Trong đó:
Ví dụ: Theo kết quả báo cáo tài chính của công ty Vinamilk trong năm 2021, có doanh thu đạt hơn 61.910 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 10.731 tỷ.
ROS = (11 731 / 61 910) x 100% = 19%
>>>> ĐỌC THÊM: Ebit là gì? Công thức tính Ebit trong quản trị tài chính doanh nghiệp
Sau khi đã nắm rõ định nghĩa ROS là gì thì câu hỏi "Chỉ số ROS như thế nào là tốt" cũng được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là các trường hợp cho thấy chỉ số ROS đang ở mức tốt:
Chỉ số trung bình ngành cho thấy giá trị trung bình cố định của một ngành. Chỉ số này là cơ sở để so sánh hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành.
Nếu ROS của doanh nghiệp cao hơn so với trung bình ngành, điều đó cho thấy công ty đang hoạt động vô cùng tốt so với các tổ chức khác. Tuy nhiên, đối với một số ngành như thương mại, xây dựng, sản xuất, chỉ số ROS cao hơn trung bình ngành là dấu hiệu bình thường.
>>>> XEM THÊM: Ebitda là gì? Công thức tính Ebitda và ví dụ minh họa
1C:Company Management là giải pháp mở với các tính năng linh hoạt để tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp. Trong đó, nổi bật với tính năng quản lý tài chính, cụ thể như sau:
Thông qua phần mềm 1C:Company Management, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi ROS nói riêng và các chỉ số tài chính nói chung. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ nắm được tình hình tài chính tổng thể, đưa ra kế hoạch thu chi phù hợp.
Phía trên là toàn bộ các thông tin về chỉ số ROS trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết trên, doanh nghiệp đã hiểu rõ ROS là gì cũng như vai trò và cách tính chỉ số này một cách chuẩn xác nhất. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp tổng thể 1C:Company Management, vui lòng liên hệ với 1C Việt Nam qua số hotline để được tư vấn miễn phí nhé.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: