Backlog là gì? Đây là một thuật ngữ quan trọng trong quản lý dự án và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Backlog cung cấp một góc nhìn tổng quan, giúp nhà quản trị nắm bắt được các yêu cầu và công việc cần thực hiện. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam khám phá Backlog là gì và các bước để quản lý Backlog chuyên nghiệp!
Trong quản lý dự án và phát triển phần mềm, Backlog là danh sách các nhiệm vụ, yêu cầu, hoặc công việc cần được thực hiện để đạt được mục tiêu của dự án. Đây là nơi tập hợp tất cả các tính năng, cải tiến, hoặc sửa lỗi mà nhóm phát triển cần giải quyết, thường được ưu tiên dựa trên giá trị mang lại hoặc mức độ cấp bách.
Backlog thường được chia thành các loại sau:
Backlog được ưu tiên thường xuyên và liên tục được cập nhật dựa trên phản hồi từ khách hàng, thị trường, hoặc nhu cầu của dự án, giúp nhóm phát triển làm việc một cách hiệu quả và có kế hoạch hơn.
>>>> XEM THÊM: Chiến lược là gì? Đặc điểm, vai trò trong doanh nghiệp
Sau khi nắm được khái niệm Backlog là gì, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vai trò của Backlog. Backlog trong quản lý dự án là một phương pháp hoàn hảo, giúp nhà quản lý nắm rõ được tiến độ và trạng thái của dự án. Một Backlog có thể đem đến những chức năng cần thiết cho doanh nghiệp như:
Backlog có thể liệt kê và sắp xếp các nhiệm vụ rõ ràng và theo mức độ ưu tiên. Vì vậy, nhà quản lý sẽ dễ dàng trong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong các kế hoạch làm việc.
Ngoài ra, Backlog còn có sự thống nhất về các hạng mục công việc mà nhóm kế hoạch cần giải quyết. Với danh sách công việc tồn đọng, nhân sự sẽ hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện công việc và không còn băn khoăn về thứ tự ưu tiên.
Không phải tất cả các nhiệm vụ tồn đọng đều được hoàn thiện và sẵn sàng để thực hiện. Đôi khi nhà quản lý sẽ đặt các công việc vào mục tồn đọng ở cuối để thể hiện rằng đây chưa phải là nhiệm vụ ưu tiên và cần được thảo luận thêm. Điều này giúp tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi sâu hơn về những vấn đề cần được giải quyết, giúp nhóm có thêm nhiều cải tiến mới cho quá trình làm việc sau này.
>>>> XEM NGAY: Chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò và quy trình xây dựng từ A-Z
Trong mọi lĩnh vực và ngành nghề, Backlog được sử dụng để chỉ ra khối lượng công việc đang vượt quá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Backlog có thể mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực tùy vào từng tình huống cụ thể như: Quản lý dự án, phát triển sản phẩm và Giám đốc sản phẩm. Cụ thể như sau:
Một Backlog thường bao gồm các thông tin về nhiệm vụ, công việc và yêu cầu của một dự án. Dưới đây là 5 yếu tố cần có của một Backlog đầy đủ:
Backlog là nơi phân chia các nhiệm vụ phức tạp thành một chuỗi các bước cụ thể, sau đó phân bổ cho các thành viên trong nhóm. Dưới đây là các bước giúp nhà quản trị xây dựng một Backlog hoàn chỉnh:
Xác định rõ mục tiêu và phạm vi là bước đầu để thực hiện dự án sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo Backlog sẽ tập trung vào những công việc liên quan trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh. Tại bước này, nhà quản trị cần thu thập các thông tin từ các bên liên quan và xác định yêu cầu của khách hàng thông qua các câu hỏi sau:
Lưu ý rằng, việc xác định mục tiêu và phạm vi của sản phẩm phải cụ thể và có thể đo lường được, đồng thời có thể được chấp nhận bởi hầu hết các bên liên quan.
Sau khi liệt kê các yêu cầu và công việc cần thực hiện, nhà quản trị cần thiết lập mức độ ưu tiên và đảm bảo các công việc quan trọng nhất được ưu tiên thực hiện trước. Mức độ ưu tiên có thể được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết lập mức độ ưu tiên như sau:
Các yêu cầu trong Backlog phải đi kèm với kỳ hạn ước tính. Điều này giúp nhà quản trị theo dõi tiến độ, đảm bảo dự án được hoàn thành đúng hạn, cũng như lập kế hoạch và quản lý hiệu quả quá trình phát triển sản phẩm. Một số yếu tố cần xem xét khi xác định thời gian dự kiến có thể bao gồm:
Mặt khác, đối với yếu tố thời gian hoàn thành, nhà quản trị cũng cần lưu ý rằng:
Khi đã có những thông tin về công cụ Backlog, nhà quản trị cần phân chia các nguồn lực và nhiệm vụ tương ứng với từng khả năng, kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm thực hiện. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi quản lý nguồn lực:
Quản lý Backlog cần đảm bảo tính liên tục và cập nhật thường xuyên để phản ánh cụ thể các thay đổi trong dự án hoặc sản phẩm. Một số hoạt động cần được thực hiện khi theo dõi và điều chỉnh Backlog bao gồm:
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình lập kế hoạch chuyên nghiệp
Ngoài việc tuân thủ các bước quản lý Backlog nêu trên, nhà quản trị có thể áp dụng song song với các phương pháp đơn giản dưới đây để tạo và quản lý các công việc tồn đọng. Cụ thể:
1C:ERP là giải pháp quản trị hữu ích, sẵn sàng để áp dụng vào các mọi mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Được phát triển trên nền tảng low-code hiện đại, 1C:ERP được phát triển hướng tới doanh nghiệp toàn cầu, nổi bật với khả năng triển khai nhanh hơn 2 lần so với các giải pháp khác.
Vậy điểm mạnh của 1C:ERP trong việc quản lý Backlog là gì? 1C Việt Nam sẽ liệt kê những ưu điểm sau:
Excel là một phương pháp đơn giản để tạo và quản lý công việc tồn đọng dành cho hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Ứng dụng Excel sẽ giúp:
Agile và Scrum là khung công việc được ứng dụng nhiều trong việc phát triển và quản lý dự án. Backlog trong phương pháp này được quản lý theo hình thức Product Backlog và Sprint Backlog.
MoSCoW là tên gọi viết tắt của 4 thành phần chính: Must-have, Should-have, Could-have và Won’t-have. Phương pháp MoSCoW giúp nhà quản trị đánh giá ưu tiên các yêu cầu trong Backlog dựa trên tính cấp bách và mức độ quan trọng.
Kanban là một phương pháp trực quan hóa công việc dựa trên hệ thống bảng Kanban. Một bảng Kanban hoàn chỉnh sẽ được chia thành các cột đại diện cho từng trạng thái công việc gồm: To-do, In Progress, Done…
>>>> XEM THÊM:
Product Backlog, Sprint Backlog hay Backlog Grooming có mối liên hệ chặt chẽ với Backlog. Đây là những thuật ngữ dùng để chỉ danh sách các công việc cần được thực hiện và sắp xếp theo một trình tự ưu tiên. Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của từng loại Backlog:
Product Backlog (sản phẩm tồn đọng) là danh sách các công việc cần thiết để xây dựng kế hoạch chiến lược trong lộ trình dự án. Sản phẩm tồn đọng có nhiệm vụ thông báo những công việc cần thực hiện tiếp theo để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng kỳ hạn. Các mục tiêu trong Product Backlog sẽ bao gồm: Các câu chuyện của người dùng, sửa lỗi và các nhiệm vụ khác.
Sprint Backlog (công việc tồn đọng) là tổng hợp các hạng mục mà nhóm sản phẩm chọn lọc ra từ Product Backlog để thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. Mục đích của Sprint Backlog là cung cấp một kế hoạch rõ ràng, giúp các nhóm thực hiện thống nhất các mục công việc trong quá trình lập kế hoạch của mình.
Backlog Grooming (Sàng lọc tồn đọng) là một sự kiện định kỳ dành cho các nhóm phát triển sản phẩm muốn thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng. Mục đích của Backlog Grooming chính là làm rõ và chi tiết các công việc tồn đọng để nhóm phát triển lựa chọn hạng mục phù hợp với lần chạy nước rút sắp tới.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bài viết trên đây là những chia sẻ về Backlog là gì và các bước giúp doanh nghiệp quản lý Backlog thành công. Nhìn chung, mỗi phương pháp quản lý Backlog đều có những ưu nhược điểm riêng, nhà quản trị cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với đặc thù và yêu cầu của dự án đang thực hiện. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và trải nghiệm về giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện 1C:ERP, hãy liên hệ với 1C Việt Nam theo hotline: 0247.108. 8887 để được hỗ trợ!