Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc và 5 bước xây dựng
1C Việt Nam
(03.10.2024)

Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc và 5 bước xây dựng

Chiến lược kinh doanh hiệu quả là nền tảng giúp doanh nghiệp định hình lộ trình phát triển và đạt được các mục tiêu dài hạn. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ khám phá những tiêu chí và ví dụ cụ thể về các chiến lược kinh doanh thành công, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện cũng như áp dụng hiệu quả trong thực tế.

>>>> XEM NGAY: 1C:ERP - Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là kế hoạch tổng thể và dài hạn của doanh nghiệp, giúp vận hành các hoạt động kinh doanh đạt mục tiêu dài hạn đã đề ra. Với chiến lược kinh doanh, nhà quản trị dễ dàng kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng là cơ sở để các phòng ban trong công ty phối hợp với nhau, đảm bảo mọi quyết định đều hướng về mục tiêu chung của tổ chức. 

Ví dụ về chiến lược kinh doanh của Apple là tập trung vào sự khác biệt thay vì áp dụng chiến lược chi phí thấp. Tập đoàn Công nghệ này cố gắng xây dựng niềm tin của khách hàng bằng cách nhấn mạnh vào chất lượng vượt trội và điểm độc đáo của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. 

chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định hướng đi và cách thức để đạt mục tiêu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh. Dưới đây là một số các vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh:

  • Định hướng và tập trung: Xác định mục tiêu chiến lược và định hướng hoạt động toàn bộ nhân viên, đảm bảo tập trung nguồn lực vào hoạt động quan trọng. 
  • Định vị thương hiệu: Xác định giá trị cốt lõi và phân biệt doanh nghiệp so với đối thủ. 
  • Tối ưu hóa nguồn lực: Sử dụng hiệu quả nguồn lực nhân lực, tài chính, vật liệu và công nghệ để tối đa hóa lợi nhuận.
  • Phát triển và mở rộng: Định hướng phát triển và mở rộng thị trường, gia tăng thị phần của doanh nghiệp. 
  • Quản lý rủi ro: Đánh giá và giảm thiểu rủi ro từ môi trường, đối thủ và các yếu tố khác.
  • Tạo sự cạnh tranh: Phân tích thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để đạt lợi thế cạnh tranh.
  • Quyết định chiến lược: Cung cấp căn cứ cho quyết định phù hợp với biến động thị trường. 

3. Các thành phần trong chiến lược kinh doanh

Hiểu rõ và phối hợp nhịp nhàng các thành phần trong chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, phát triển bền vững và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các thành phần này bao gồm:

  • Mục tiêu chiến lược: Các mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, có thời hạn và định hướng hoạt động doanh nghiệp.
  • Phạm vi chiến lược: Doanh nghiệp cần xác định phạm vi chiến lược về khách hàng, sản phẩm, khu vực để tập trung nguồn lực, tránh phân tán và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
  • Giá trị khách hàng: Doanh nghiệp cần nắm rõ mong đợi của khách hàng mục tiêu và xây dựng biểu đồ giá trị khách hàng, nhấn mạnh các yếu tố khiến họ sẵn lòng chi trả. 
  • Hệ thống các hoạt động chiến lược: Các hoạt động cần tương thích với mục tiêu chung và hướng đến việc tạo ra giá trị vượt trội cho doanh nghiệp.
  • Năng lực cốt lõi: Đây là khả năng thực hiện các hoạt động vượt trội về chất lượng và hiệu suất so với đối thủ, cho phép đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.
chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp cần xác định phạm vi chiến lược để tập trung nguồn lực

>>>> ĐỌC NGAY: Chiến lược giá là gì? 12 chiến lược giá trong kinh doanh

4. Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh cốt lõi là cần tập trung vào lợi ích khách hàng, gia tăng giá trị và tối ưu hóa nguồn lực. Dưới đây là một số nguyên tắc phổ biến:

4.1. Thấu hiểu thị trường

Doanh nghiệp cần hình thành tư duy chiến lược quan trọng để hiểu rõ thị trường và đối thủ, từ đó tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Mỗi phân khúc thị trường sẽ có một đặc điểm riêng và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 

4.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Không thể bán một sản phẩm/dịch vụ cho tất cả mọi người, do đó doanh nghiệp nên hướng đến tệp khách hàng mục tiêu có nhu cầu nhiều nhất. Nguyên tắc này vừa có tác dụng đẩy sale, tăng khả năng mua hàng, vừa giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí Marketing sản phẩm. 

4.3. Cạnh tranh để khác biệt

Chiến lược kinh doanh không nhất thiết phải dẫn đầu thị trường. Điều quan trọng là tạo ra sự khác biệt, hạn chế sự lặp lại các bước đi của đối thủ để thu hút khách hàng và đạt được thành công.

4.4. Học cách nói “không”

Nói "không" và ngừng cung cấp sản phẩm/dịch vụ với những tệp khách hàng không cần thiết là bước quan trọng trong chiến thuật kinh doanh.

4.5. Không ngại thay đổi

Để phát triển, doanh nghiệp cần nhạy bén với xu hướng và cải tiến chiến lược kinh doanh bằng việc chấp nhận thay đổi sản phẩm/dịch vụ cho sự phát triển bền vững của thương hiệu.

4.6. Tư duy hệ thống

Các phán đoán thường không có độ chính xác cao. Vì vậy doanh nghiệp cần dựa vào số liệu thực tế để đánh giá xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng.

chiến lược kinh doanh
Doanh cần cần thường xuyên cải tiến chiến lược để phù hợp với nhu cầu thị trường

5. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Lý thuyết chiến lược kinh doanh là gì dễ hiểu, nhưng thực hiện một cách hiệu quả là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là gợi ý các bước thiết lập chiến lược kinh doanh:

5.1 Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Để thiết lập một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bước đầu tiên là xác định các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Một số mục tiêu có thể kể đến như doanh thu, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp quan tâm đến.

chiến lược kinh doanh
Bước đầu tiên trong việc lập chiến lược là xác định các mục tiêu kinh doanh cụ thể

5.2 Bước 2: Xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp

Để hiệu quả hóa chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần định vị vị trí của trên thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh chính và đánh giá các yếu tố về hiệu quả kinh doanh cũng như hướng đi tương lai của doanh nghiệp.

5.3 Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ 

Chiến lược kinh doanh cần phù hợp với khách hàng và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và nghiên cứu đối thủ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác hơn. 

5.4 Bước 4: Lên kế hoạch và thực thi

Lập kế hoạch sẽ tạo ra một chiến lược chi tiết để đạt mục tiêu và tận dụng nguồn lực hiệu quả. Doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo chiến lược kinh doanh được thực hiện đúng kế hoạch. 

5.5 Bước 5: Đo lường và tối ưu hóa

Việc đánh giá, đo lường và kiểm duyệt để tối ưu hoá và bổ sung cho chiến lược kinh doanh là bước cần thiết trước khi triển khai chính thức. Điều này đảm bảo hiệu quả tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn.

Doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống 1C:ERP - giải pháp quản trị nguồn lực toàn diện cho doanh nghiệp, được thiết kế để hỗ trợ hiệu quả trong việc quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh. 

Được xây dựng để tương thích với hầu hết các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, trình duyệt phổ biến, 1C:ERP đảm bảo tính liên kết và dễ dàng tích hợp vào hạ tầng công nghệ hiện có của doanh nghiệp. Từ đó, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng lập kế hoạch và kiểm soát các mục tiêu hoạt động để đạt được mục tiêu kinh doanh. 

chiến lược kinh doanh
1C:ERP được thiết kế để hỗ trợ hiệu quả trong việc quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

6. Các tiêu chí lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp

Tiêu chí để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp xác định và áp dụng chiến lược tối ưu nhất trong bối cảnh hoạt động của mình. Các tiêu chí quan trọng bao gồm:

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược

Chiến lược được chọn phải tối ưu hoặc ít nhất là phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp. Các căn cứ thường được xem xét bao gồm:

+ Sức mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng và mở rộng cơ hội, trong khi những doanh nghiệp yếu thường chọn chiến lược cải tiến để củng cố khả năng cạnh tranh và thích nghi nhanh chóng khi cần thiết.

+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Hệ thống mục tiêu từ ban giám đốc và hội đồng quản trị ảnh hưởng sâu rộng đến lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ chi tiết cần phù hợp với mục tiêu tổng thể, không chỉ hướng đến lợi nhuận hay tăng trưởng.

+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn dễ dàng trong việc theo đuổi các chiến lược kinh doanh đột phá so với các doanh nghiệp vốn mỏng.

+ Yếu tố thời điểm: Việc xác định đúng thời điểm thực hiện góp phần ảnh hưởng lớn đến việc thành công của chiến lược. 

+ Kết quả đánh giá chiến lược hiện tại của doanh nghiệp: Nhận biết chính xác chiến lược hiện tại là căn cứ để tìm ra chiến lược mới và khẳng định lại chiến lược hiện tại, bao gồm đánh giá các yếu tố ngoại cảnh và nội bộ của doanh nghiệp.

chiến lược kinh doanh
Chiến lược được chọn phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp
  •  Phương pháp lựa chọn chiến lược

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương án lựa chọn chiến lược sau đây: 

Bước 1: Đánh giá các tiêu chí, chỉ số kinh doanh như tổng lợi nhuận, mức độ rủi ro, lợi thế cạnh tranh...

Bước 2: Xác định điểm số của từng tiêu chí. Điểm thể hiện mức độ áp dụng và ảnh hưởng từ thấp đến cao.

Bước 3: Đánh giá điểm từng tiêu chí cho các phương án chiến lược. Xác định tổng điểm của mỗi phương án.

Bước 4: So sánh và lựa chọn chiến lược kinh doanh. Nguyên tắc là chọn phương án có tổng điểm cao nhất. 

  • Yêu cầu khi lựa chọn chiến lược

Khi lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần đảm bảo:

+ Phù hợp với điều kiện môi trường.

+ Phù hợp với chính sách và quản lý của ban giám đốc.

+ Phù hợp với khả năng tài chính, nguồn lực và nhân sự của doanh nghiệp.

>>>> XEM THÊM: Hiệu ứng cánh bướm là gì? Cách áp dụng trong kinh doanh

7. Các ví dụ về chiến lược kinh doanh hiệu quả

Các ví dụ về chiến lược kinh doanh hiệu quả có thể thấy như:

  •  Bán chéo nhiều sản phẩm hơn: Tập trung bán chéo sản phẩm cho cùng một khách hàng, đặc biệt hiệu quả đối với các công ty văn phòng, ngân hàng và bán lẻ trực tuyến, có thể tăng lợi nhuận mà không cần chi phí thu hút khách hàng mới.
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo nhất: Nhiều công ty, đặc biệt trong công nghệ và ô tô, tạo ra sản phẩm tiên tiến để làm nổi bật chiến lược đổi mới của họ.
  • Tăng doanh số bán hàng từ các sản phẩm mới: Một số công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đổi mới liên tục để phù hợp với xu hướng thị trường.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: Tập trung vào cải thiện dịch vụ khách hàng là chiến lược kinh doanh tối ưu, đặc biệt khi doanh nghiệp đối diện khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng.
  • Tạo ra một thị trường trẻ: Các công ty lớn thường mua lại hoặc sáp nhập đối thủ để chiếm ưu thế trong thị trường mới hoặc đang phát triển.
  • Sự khác biệt của sản phẩm: Khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược phổ biến, bằng cách nổi bật công nghệ, tính năng, giá cả hoặc kiểu dáng vượt trội. Phương án này đặc biệt hiệu quả trong kinh doanh từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (B2C).
  • Các chiến lược định giá: Công ty có thể giữ giá thấp để thu hút nhiều khách hàng hơn, hoặc định giá cao hơn để duy trì tính độc quyền và lợi nhuận. 
  • Lợi thế về công nghệ: Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, mua lại công ty nhỏ hoặc thuê nhân viên có kỹ năng tài năng để có thể mang lại lợi thế công nghệ cho công ty.
  • Nâng cao khả năng giữ chân khách hàng: Chiến lược giữ chân khách hàng là cách hiệu quả hơn chi tiêu để thu hút khách hàng mới.
  • Tính bền vững: Doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược tăng tính bền vững của bằng các mục tiêu như giảm chi phí năng lượng hoặc thúc đẩy chương trình tái chế.

>>>> XEM NGAY: 

8. Các câu hỏi thường gặp về chiến lược kinh doanh

Xây dựng chiến lược kinh doanh là chủ đề được rất nhiều nhà quản trị và doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề này: 

8.1 Mục tiêu cuối cùng của chiến lược kinh doanh là gì?

Mục đích cuối cùng của chiến lược kinh doanh là phát triển doanh nghiệp thông qua một lộ trình cụ thể. 

chiến lược kinh doanh
Mục đích cuối cùng của chiến lược kinh doanh là phát triển doanh nghiệp thông qua một lộ trình cụ thể

8.2 Cách đo lường kết quả của chiến lược kinh doanh

Trong giai đoạn thiết lập mục tiêu của chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần đặt và đo lường các mục tiêu cụ thể như thu hút và giữ chân khách hàng, tăng doanh số, nâng cao thương hiệu và theo dõi các chỉ số như mức độ hài lòng, tỷ lệ chuyển đổi hay lượng truy cập website.

Lựa chọn chiến lược kinh doanh không chỉ là bước quyết định quan trọng trong quá trình xây dựng doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức. Triển khai chiến lược một cách hiệu quả là yếu tố quan trọng để biến những kế hoạch thành hiện thực và đem lại thành công trên thị trường. Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp quản trị nguồn lực toàn diện 1C:ERP của 1C Việt Nam để hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay