Báo cáo kết quả kinh doanh đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở dữ liệu được tổng hợp và phân tích chính xác, mẫu báo cáo này giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình tài chính, xác định điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ tổng hợp các mẫu báo cáo kinh doanh mới nhất cùng hướng dẫn cách lập báo cáo này đúng chuẩn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng của doanh nghiệp, được bộ phận kế toán lập hằng năm, nhằm tổng hợp các thông tin quan trọng như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, từ đó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tiếng Anh là PROFIT AND LOSS STATEMENT, viết tắt là P&L. Báo cáo kết quả kinh doanh còn được gọi là báo cáo lãi lỗ.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp:
>>>> XEM THÊM:
Hiện nay, cách lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp được áp dụng theo hai thông tư: Thông tư 200 và Thông tư 133. Cụ thể các mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:
>>> Tải mẫu báo cáo kết quả kinh doanh Excel theo Thông tư 133 tại đây <<<
>>> Tải mẫu báo cáo kết quả kinh doanh Excel thông tư 200 tại đây <<<
>>> Tải mẫu phụ lục file báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại đây <<<
>>>> XEM NGAY:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh trong một kỳ nhất định, gồm ba thành phần chính:
>>>> XEM THÊM:
Dưới đây là cách lập và trình bày báo cáo theo thông tư 200/2024/TT-BTC:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, bất động sản đầu tư, và các khoản doanh thu khác trong kỳ báo cáo. Số liệu được ghi nhận là tổng phát sinh bên Có của Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chú ý rằng khi lập báo cáo hợp nhất, cần loại trừ doanh thu phát sinh từ giao dịch nội bộ. Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, và các khoản thu hộ khác.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản giảm trừ vào doanh thu trong kỳ, bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, và hàng bán bị trả lại. Số liệu lấy từ phát sinh bên Nợ của Tài khoản 521, đối ứng với bên Có của Tài khoản 511.
Chú ý rằng các khoản thuế và phí doanh nghiệp không được hưởng không được ghi nhận vào chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu từ hoạt động bán hàng, đầu tư bất động sản...sau khi đã trừ một số khoản giảm trừ như hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,...Doanh thu thuần được tính bằng công thức:
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
Chỉ tiêu phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, dịch vụ hoặc bất động sản đầu tư đã bán trong kỳ báo cáo. Số liệu lấy từ phát sinh bên Có của Tài khoản 632. Lưu ý: Cần loại trừ giá vốn hàng bán từ giao dịch nội bộ trong báo cáo tổng hợp.
Chỉ tiêu này phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ kế toán. Trong trường hợp số liệu này âm, doanh nghiệp cần ghi trong ngoặc đơn (...). Chú ý Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11
Phản ánh doanh thu từ lãi vay, cổ tức, chênh lệch tỷ giá, và các khoản doanh thu tài chính khác. Số liệu lấy từ phát sinh bên Nợ của Tài khoản 515.
Phản ánh tổng chi phí tài chính trong kỳ, bao gồm chi phí lãi vay và các chi phí tài chính khác. Số liệu lấy từ phát sinh bên Có của Tài khoản 635.
Chỉ tiêu này thể hiện chi phí lãi vay phải trả tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu này được ghi vào mục này, căn cứ theo số liệu chi tiết về chi phí lãi vay TK 635 trong kỳ báo cáo.
Phản ánh tổng các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm chi phí nhân sự, dịch vụ mua ngoài, khấu hao tài sản, và các chi phí quản lý khác. Số liệu lấy từ phát sinh bên Có của Tài khoản 642.
Lợi nhuận thuần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo. Lưu ý: Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24
Phản ánh các khoản thu nhập từ hoạt động không thường xuyên như thanh lý tài sản. Số liệu lấy từ phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711.
Phản ánh các khoản chi phí khác như chi phí thanh lý tài sản. Số liệu lấy từ phát sinh bên Có của Tài khoản 811.
Phản ánh sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí khác:
Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
Phản ánh tổng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh trước khi trừ thuế:
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
Phản ánh tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và hoãn lại. Số liệu lấy từ phát sinh bên Có của Tài khoản 821.
Phản ánh tổng lợi nhuận sau khi trừ chi phí thuế TNDN:
Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51
Phản ánh lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của công ty, không tính đến các công cụ tài chính phát hành tring tương lai, có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.
Phản ánh lãi suy giảm trên mỗi cổ phiếu, có tính đến ảnh hưởng của các công cụ tài chính trong tương lai có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu, pha loãng giá trị cổ phiếu hiện tại.
Chỉ tiêu là những thước đo định lượng hoặc định tính được sử dụng để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. Trong quá trình lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản lý cần đảm bảo thiết lập đầy đủ các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanhsau:
Mã |
Chỉ tiêu |
Nội dung |
01 |
Doanh thu bán hàng/dịch vụ |
Ghi nhận tổng doanh thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các khoản thu khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. |
02 |
Các khoản giảm trừ doanh thu |
Ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm chiết khấu, giảm giá và hàng bán bị trả lại trong kỳ. |
10 |
Doanh thu thuần |
Ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các khoản thu khác sau khi đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ kế toán. |
11 |
Giá vốn hàng bán |
Tổng giá vốn hàng bán được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm giá thành sản xuất của thành phẩm và chi phí trực tiếp của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. |
20 |
Lợi nhuận gộp về bán hàng/dịch vụ |
Lợi nhuận gộp được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. |
21 |
Doanh thu hoạt động tài chính |
Thể hiện doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo. |
22 |
Chi phí tài chính |
Tổng chi phí tài chính được phản ánh, bao gồm: tiền lãi vay phải trả; chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo. Trong đó, chi phí lãi vay là một chỉ tiêu riêng, được mã hóa là 23. |
25 |
Chi phí bán hàng |
Phản ánh tổng chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo liên quan đến việc bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ. |
26 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
Phản ánh tổng chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp. |
30 |
Lợi nhuận thuần |
Phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, bao gồm lợi nhuận hoặc lỗ. |
31 |
Thu nhập khác |
Phản ánh các khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo. |
32 |
Chi phí khác |
Ghi nhận tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. |
40 |
Lợi nhuận khác |
Hạch toán tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ kế toán. |
50 |
Tổng lợi nhuận kế toán trước khi trừ thuế |
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trong kỳ báo cáo. |
51 |
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành |
Thể hiện chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ báo cáo. |
52 |
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại |
Báo cáo chi phí hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ |
60 |
Lợi nhuận sau trừ thuế thu nhập doanh nghiệp |
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi đã trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. |
70 |
Lãi cơ bản trên cổ phiếu |
Báo cáo lãi cơ bản trên cổ phiếu, không bao gồm tác động của các công cụ trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. |
71 |
Lãi suy giảm trên cổ phiếu |
Phản ánh khoản lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu phổ thông, sau khi đã tính đến tác động của các công cụ trong tương lai có khả năng làm giảm giá trị cổ phiếu. |
Để đảm bảo tính trung thực, khách quan của báo cáo, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh cũng như trình bày báo cáo phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất
Thông tin trình bày khi lập báo cáo kết quả kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh là một loại báo cáo tài chính quan trọng, giúp các CEO và các bên liên quan hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, phân loại báo cáo này đối với hoạt động quản trị sẽ sở hữu vai quan trọng như sau:
>>>> TÌM HIỂU NGAY: [Download] Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho VNĐ và ngoại tệ
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp, được nhiều nhà quản lý quan tâm khi cần sử dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh sử dụng nguồn số liệu thời kỳ để phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Báo cáo này được lập dựa trên phương pháp tổng hợp cân đối, sử dụng nguồn số liệu từ các sổ kế toán, trong đó có các tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí. Ngoài ra, số phát sinh của các tài khoản loại 5 đến loại 8 cũng được sử dụng để lập báo cáo kết quả kinh doanh.
Bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào, khi đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều cần đạt được 3 mục tiêu sau:
Phân tích ngang dọc báo cáo kết quả kinh doanh là một công việc quan trọng đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư,....cho phép đánh giá chuẩn xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là 3 bước cần thực hiện để nhà quản trị phân tích ngang dọc báo cáo kết quả kinh doanh:
Bước đầu tiên là phân nhóm doanh thu và chi phí thành các nhóm nhỏ hơn để thuận tiện cho việc theo dõi biến động. Ví dụ, doanh thu có thể được phân thành doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính,... Chi phí có thể được phân thành chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,...
Sau khi phân nhóm, cần tính toán tỷ trọng của từng chi phí trong tổng chi phí, từng doanh thu trong tổng doanh thu. Tỷ trọng này sẽ giúp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng, cần so sánh các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với cùng kỳ của năm trước hoặc báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất để đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu này. Khi tìm cách nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh, cần chú ý sự biến động của các chỉ tiêu có thể phản ánh những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là tổng hợp các mẫu báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết cùng hướng dẫn lập báo cáo đúng chuẩn. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý tài chính như 1C:Company Management. Giải pháp cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết nhằm giúp các nhà quản trị dễ dàng tự động hóa công tác lập, theo dõi và lưu trữ các báo cáo kết quả kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể quản trị hoạt động tài chính hiệu quả, chính xác và tinh gọn hơn. Liên hệ 1C Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp này cho doanh nghiệp.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: