[Download] Mẫu giấy đề nghị tạm ứng đúng chuẩn chi tiết 2024
Giấy đề nghị tạm ứng là một tài liệu quan trọng liên quan đến hạch toán trong các báo cáo tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết về những mẫu giấy đề nghị tạm ứng phổ biến, thường được sử dụng.
1. Tổng hợp mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất 2024
Mẫu giấy thanh toán tạm ứng là một trong những giấy tờ quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức, được sử dụng để đề nghị tạm ứng tiền cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Dưới đây là tổng hợp 4 mẫu đề nghị tạm ứng tiền mặt mới nhất năm , bao gồm:
1.1. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo thông tư 200
Mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo thông tư 200 được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Mẫu giấy tạm ứng trên được sử dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức hành chính sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động kinh tế, tài chính và các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định Thông tư 200/2014/TT-BTC để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Download ngay mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo thông tư 200 tại đây.
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo thông tư 133 là mẫu giấy được sử dụng để làm căn cứ để xét duyệt, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán,... trừ doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, doanh nghiệp Nhà nước, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã. Mẫu tạm ứng này được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn.
Tải miễn phí mẫu đề nghị tạm ứng theo thông tư 133 tại đây.
1.3. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng lương
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng lương là mẫu giấy tờ được sử dụng trong doanh nghiệp để tạm ứng tiền lương cho các nhân viên trước khi nhận lương chính thức. Mẫu giấy tạm ứng lương thường được lập bởi nhân viên và gửi cho bộ phận kế toán để xin cấp chi phí theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Download nhanh chóng, miễn phí phiếu đề nghị tạm ứng lương tại đây.
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là bảng kê khai của người nhận về các khoản tiền đã nhận và đã sử dụng. Đây là căn cứ để thanh toán tiền, ghi sổ kế toán sau khi nhận mẫu giấy tạm ứng và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng sử dụng mẫu giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng là người lao động đang làm việc, công tác tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, được giao nhiệm vụ và được cấp khoản tiền tạm ứng để chi tiêu cho công việc đó. Người nhận có thể là cá nhân hoặc tập thể. Mục đích là làm cơ sở cho việc xét duyệt, lập phiếu chi tiền và xuất quỹ cho các khoản tạm ứng.
Mẫu giấy giúp nhân viên đề nghị tạm ứng là chứng từ dùng để thanh toán các khoản tiền tạm ứng cho người lao động trong các trường hợp đi công tác và mua hàng hóa, vật tư. Cụ thể:
Trong trường hợp đi công tác, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm: quyết định cử đi công tác, dự toán chi phí công tác, lịch trình công tác, phiếu báo giá vé máy bay (đối tượng được thanh toán vé máy bay), đề nghị tạm ứng tiền. Phòng Tài chính - Kế toán lập phiếu chi tiền cho người đề nghị thanh toán sau khi được duyệt. Thủ quỹ chi tiền và người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ.
Trong trường hợp mua hàng hóa, vật tư, người mua hàng cần chuẩn bị hồ sơ gồm: đề nghị mua hàng hóa, vật tư, bảng báo giá hoặc hợp đồng. Người đề nghị thanh toán sẽ nhận được phiếu chi tiền từ phòng Tài chính - Kế toán sau khi được duyệt. Thủ quỹ chi tiền cho người nhận tiền và người tạm ứng tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ vào phiếu chi tiền.
3. Nội dung thông tin quan trọng trong giấy đề nghị thanh toán
Giấy đề nghị tạm ứng là một loại giấy tờ quan trọng, được sử dụng để xin cấp một khoản tiền trước để thực hiện một công việc nào đó. Khi sử dụng mẫu file có sẵn hay viết phiếu đề nghị tạm ứng, người viết cần lưu ý những thông tin sau:
Ghi rõ tên đơn vị và tên bộ phận liên quan.
Người xin tạm ứng: Điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị tạm ứng và gửi tới giám đốc doanh nghiệp, người có quyền xét duyệt tạm ứng.
Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền cần tạm ứng (viết bằng số và bằng chữ).
Lý do tạm ứng: Trình bày cụ thể mục đích sử dụng số tiền tạm ứng, ví dụ: công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách, v.v.
Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Sau khi hoàn tất, giấy đề nghị tạm ứng sẽ được chuyển tới kế toán trưởng để xem xét và đề xuất giám đốc duyệt chi. Dựa trên quyết định của giám đốc, kế toán sẽ lập phiếu chi kèm theo giấy xin tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ để thực hiện xuất quỹ.
Tạm ứng là khoản tiền được doanh nghiệp cho phép người lao động sử dụng trước khi thanh toán cho nhà cung cấp hoặc chi tiêu cho các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản tạm ứng cũng có thể bị một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, gây thất thoát ngân quỹ của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
Quy định chặt chẽ về việc cấp tạm ứng: Người nhận tạm ứng phải được sự phê duyệt của trưởng bộ phận, kế toán trưởng và ban giám đốc. Doanh nghiệp cần có quy định rõ ràng về mức tiền tạm ứng, mục đích, thời hạn thanh toán tạm ứng.
Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tạm ứng: Doanh nghiệp cần có quy định nghiêm ngặt đảm bảo khoản tạm ứng được sử dụng đúng mục đích, đúng hạn. Ngoài ra, công ty cũng cần có quy định xử phạt đối với các trường hợp sử dụng tạm ứng không đúng quy định.
Hoàn thiện hệ thống quản lý tạm ứng: Doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống quản lý tạm ứng chuyên nghiệp để kiểm soát chặt chẽ việc cấp, sử dụng và thanh toán tạm ứng. Hệ thống đó cần đảm bảo các tính năng như quản lý hồ sơ tạm ứng, theo dõi việc sử dụng tạm ứng, lập báo cáo thống kê.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: Khi phát hiện có trường hợp nhận tạm ứng để trục lợi, doanh nghiệp cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Các hình thức xử lý có thể bao gồm cảnh cáo, kỷ luật, sa thải, bồi thường thiệt hại, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Doanh nghiệp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân viên về ý thức chấp hành quy định về cách sử dụng khoản tiền tạm ứng trong quá trình việc. Bên cạnh đó, tổ chức cần xây dựng văn hóa công ty lành mạnh, đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên.
>>>> XEM NGAY: Mẫu phiếu chi đầy đủ và mới nhất theo quy định | Cập nhật 2024
5. Quy trình làm thủ tục thanh toán tạm ứng
Quy trình tạo lập phiếu tạm ứng được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Lập giấy đề nghị tạm ứng: Người nhận tạm ứng lập giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu số 04-TT được quy định bởi Thông tư 133/2016/TT-BTC. Giấy đề nghị phải nêu rõ mục đích, số tiền tạm ứng, thời gian tạm ứng và các giấy tờ chứng minh chi tiêu.
Bước 2. Ký duyệt giấy đề nghị tạm ứng: Được trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận ký duyệt Sau đó sẽ nộp giấy đề nghị cho bộ phận kế toán kiểm tra.
Bước 3. Trình lên ban giám đốc: Giấy đề nghị tạm ứng sau khi được bộ phận kế toán ký duyệt sẽ trình lên ban giám đốc. Ban giám đốc sẽ phê duyệt hoặc không phê duyệt giấy đề nghị.
Bước 4. Lập phiếu chi: Nếu giấy đề nghị được ban giám đốc phê duyệt, bộ phận kế toán sẽ lập phiếu chi để chi tiền tạm ứng. Phiếu chi phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ quỹ.
Bước 5. Chi tiền tạm ứng: Thủ quỹ sẽ chi tiền và người nhận tạm ứng phải ký nhận tiền và thủ quỹ phải đóng dấu "đã thanh toán".
Bước 6. Lưu trữ chứng từ: Bộ phận kế toán sẽ lưu trữ phiếu chi và giấy đề nghị tạm ứng để theo dõi khi thanh toán tiền.
Bước 7. Lập giấy thanh toán: Nhân viên sẽ lập giấy thanh toán tạm ứng và chuẩn bị các giấy tờ chứng minh chi tiêu nộp cho trưởng bộ phận duyệt.
Bước 8. Kiểm tra giấy thanh toán tạm ứng: Kế toán viên sẽ kiểm tra về tính xác thực của chi phí, giấy tờ chứng minh và số dư tạm ứng. Nếu chưa chính xác thì kế toán viên sẽ chuyển lại để điều chỉnh.
Bước 9. Phê duyệt giấy thanh toán tạm ứng: Khi các giấy tờ đã được xác thực tính chính xác, kế toán trưởng sẽ kiểm tra và ký duyệt, sau đó chuyển cho ban giám đốc phê duyệt.
Bước 10. Lập phiếu thu, phiếu chi: Kế toán viên sẽ lập phiếu thu, phiếu chi để quyết toán cho người nhận tạm ứng. Phiếu thu, phiếu chi phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ quỹ.
Bước 11. Quyết toán tạm ứng: Tùy theo số tiền thừa hay thiếu, thủ quỹ sẽ chuẩn bị cho người nhận tạm ứng nộp số tiền còn lại hoặc nhận số tiền còn thiếu. Thủ quỹ cần ký tên và đóng dấu "đã thanh toán" cho phiếu chi, phiếu thu rồi giao lại cho bộ phận kế toán kiểm tra trước khi lưu.
Tổng kết lại, mẫu giấy đề nghị tạm ứng là một trong những văn bản quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Biểu mẫu này được sử dụng để làm căn cứ xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những nội dung hữu ích về quản lý doanh nghiệp.