Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 6 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất 2024
1C Việt Nam
(03.12.2024)

6 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất 2024

Trong hoạt động kinh doanh, việc lập biên bản thanh lý hợp đồng là một quy trình quan trọng, nhằm xác nhận các bên đã hoàn thành nghĩa vụ và không phát sinh thêm các tranh chấp pháp lý về sau. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, 1C Việt Nam sẽ giới thiệu đến quý doanh nghiệp một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng trong bài viết dưới đây.

1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận việc chấm dứt thỏa thuận giữa hai bên đã được quy định trong hợp đồng, đồng thời nghiệm thu các hạng mục, nghĩa vụ thanh toán và xuất hóa đơn theo quy định. Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chỉ được chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành theo đúng thỏa thuận giữa hai bên.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc chấm dứt đơn phương.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ do đối tượng của hợp đồng không còn.
  • Chủ thể giao kết hợp đồng chết hoặc pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại.
  • Hợp đồng kết thúc do thay đổi hoàn cảnh.
  • Một số trường hợp khác.

Thông thường, các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự với mục đích chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, việc ký biên bản thanh lý hợp đồng cũng sẽ giúp hạn chế những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

biên bản thanh lý hợp đồng
Sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng nhằm hạn chế những mâu thuẫn về pháp lý sau này

>>>> XEM THÊM: 

2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng cập nhật mới nhất

Dưới đây là một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng của từng loại hợp đồng cụ thể, quý doanh nghiệp có thể dựa vào đó để soạn thảo biên bản thanh lý phù hợp:

2.1 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thường gặp

Khi các bên thực hiện giao kết, biên bản thanh lý hợp đồng sẽ được lập ra để ghi nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, hai bên cũng sẽ xác xác định các trách nhiệm về tài sản, hậu quả pháp lý do phải thanh lý trước khi hợp đồng hết hiệu lực.

biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu thanh lý hợp đồng thông dụng

>>>>Tải ngay tại đây

2.2 Mẫu biên bản thanh lý chuyển nhượng cổ phần

Khi chuyển nhượng cổ phần, việc xác lập biên bản thanh lý chuyển nhượng cổ phần là điều cần thiết để thể hiện các bên (bên chuyển nhượng cổ phần và bên nhận cổ phần) đã thanh toán tiền cho số lượng cổ phần đã được chuyển giao.

biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản thanh lý chuyển nhượng cổ phần

>>>> Tải ngay tại đây 

2.3 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng vốn góp

Chuyển nhượng vốn góp là một quá trình đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận cao. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cần được trình bày đúng quy định và đáp ứng các yêu cầu về pháp lý để đảm bảo sự minh bạch và công bằng, đồng thời tránh những tranh chấp không đáng có sau này. Dưới đây là mẫu thanh lý chuyển nhượng vốn góp tham khảo:

biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu thanh lý hợp đồng chuyển nhượng vốn góp

>>>> Tải ngay tại đây

2.4 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay tiền

Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng vay tiền dùng để xác nhận những điều khoản liên quan đến số tiền cho vay, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Tài liệu này giúp đảm bảo rằng các bên sẽ không còn tồn đọng các trách nhiệm pháp lý và làm bằng chứng nếu có các vấn đề phát sinh sau này.

 

biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu thanh lý hợp đồng vay tiền 2024

>>>> Tải ngay tại đây

2.5 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng môi giới

Trong các giao dịch liên quan đến môi giới như: Môi giới bất động sản, môi giới lao động, môi giới thương mại… các doanh nghiệp thường sử dụng mẫu biên bản thanh lý hợp đồng môi giới để thể rõ những quy định về việc thanh toán các chi phí liên quan. 

Loại văn bản pháp lý này được lập ra khi các bên tham gia quyết định chấm dứt hoặc hoàn tất hợp đồng môi giới đã ký. Có thể kể đến như: biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà, mẫu thanh lý hợp đồng lao động, mẫu thanh lý hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ,...

biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng môi giới

>>>> Tải ngay tại đây

2.6 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tiếng Anh

Biên bản thanh lý hợp đồng bằng tiếng Anh là một dạng văn bản được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, để soạn thảo được bản thanh lý hợp đồng đúng ngữ cảnh và văn phong thì đòi hỏi người lập mất nhiều thời gian, cũng như phải có trình độ ngoại ngữ tốt.

biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng song ngữ

>>>> Tải ngay tại đây

3. Giá trị pháp lý của biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Điều 28 quy định về các trường hợp bắt buộc phải thanh lý hợp đồng như sau:

  • Hợp đồng kinh tế được hoàn tất
  • Thời gian hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài
  • Hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện hoặc chấm dứt
  • Hợp đồng không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.

Đến nay, Pháp lệnh hợp đồng kinh 1989 đã hết hiệu lực và thuật ngữ thanh lý hợp đồng cũng không còn được ghi nhận tại các văn pháp pháp luật hiện hành, thay vào đó là quy định về chấm dứt hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, điều 422 quy định hợp đồng sẽ chỉ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng đã được hoàn tất dựa trên thỏa thuận của các bên.
  • Cá nhân tham gia ký kết hợp đồng chết, hoặc pháp nhân tham gia ký kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng đó phải do cá nhân hoặc pháp nhân đó thực hiện.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc cá nhân đơn phương chấm dứt thực hiện.
  • Hợp đồng không được thực hiện cho đối tượng của hợp đồng không còn.
  • Hợp đồng kết thúc theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
  • Một số trường hợp khác.

Có thể thấy, việc biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng phổ biến nhằm xác nhận các bên đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo các quy định được nêu trong hợp đồng. Đồng thời, các bên sẽ được hưởng các quyền tương ứng, không còn ràng buộc và tránh các tranh chấp pháp lý sau này.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các nghĩa vụ chưa được thực hiện đầy đủ vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng. Các bên sẽ thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Dân sự.

biên bản thanh lý hợp đồng
Các bên liên quan có thể lập thanh lý hợp đồng ngay cả khi nghĩa vụ chưa được hoàn thành

>>>> XEM NGAY: 

4. Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng có bắt buộc không?

Trong mọi lĩnh vực khác nhau, việc lập biên bản thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên liên quan, sao cho không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, nếu các bên tham gia ký kết không muốn lập biên bản thanh lý hợp đồng, họ có thể bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:

  • Trong trường hợp các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ và không phát sinh bất kỳ tranh chấp nào, hợp đồng sẽ tự động thanh lý.
  • Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ thì hợp đồng sẽ tự thanh lý…
biên bản thanh lý hợp đồng
Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng là loại tài liệu mang tính pháp lý quan trọng, giúp xác nhận các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận, cũng như là bằng chứng pháp lý để bảo vệ quyền lợi các bên trong trường hợp có tranh chấp phát sinh. Với những thông tin chi tiết 1C Việt Nam đã chia sẻ trên đây, hy vọng quý doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan hơn để tiến hành chấm dứt hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình. Nếu còn gì thắc mắc về các biên bản thanh lý hợp đồng hoặc các giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, hãy liên hệ ngay với 1C Việt Nam để được hỗ trợ. 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay