Hiện nay, việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi số vào trong quy trình sản xuất kinh doanh là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi số diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Trong bài viết này, 1C Việt Nam đã tổng hợp các công nghệ chuyển đổi số nổi bật, giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tham khảo ngay!
Điện toán đám mây (cloud computing) là công nghệ chuyển đổi số chủ chốt được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng thành công trong việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Khi đưa các dữ liệu vào hệ thống lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý dữ liệu chặt chẽ. Hầu hết các nền tảng phân tích dữ liệu sử dụng công nghệ này đều có khả năng xử lý dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc một cách trọn vẹn và chính xác nhất.
Big data và phân tích dữ liệu cũng là một trong các công nghệ chuyển đổi số quan trọng đang được chính phủ nhiều nước và các tập đoàn liên quốc gia sử dụng. Big data cho phép thu thập và phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ để sàng lọc được các thông tin chuyên sâu, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt.
Ví dụ: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ứng dụng Big data và phân tích dữ liệu để giám sát kết quả của các chiến dịch quảng cáo, xác định được xu hướng và hành vi của khách hàng để tiến hành tối ưu hóa quá trình phân bổ chi phí, sản phẩm và khu vực.
>>> XEM THÊM: Big data là gì? Đặc điểm và ứng dụng Big data vào doanh nghiệp
Internet vạn vật (Internet of Thing: IoT) là hệ thống mạng lưới các thiết bị được kết nối có khả năng giao lưu và chia sẻ dữ liệu với nhau thông qua Internet. Công nghệ IoT giúp cải thiện việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ các chức năng khác nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như vận chuyển hàng hóa, kiểm soát kho hàng,...
Ví dụ: Amazon là doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ IoT vào quản lý chuỗi cung ứng. Amazon sử dụng cảm biến IoT để theo dõi vị trí các sản phẩm trong kho, đo nhiệt độ và độ ẩm… của các container vận chuyển. Các dữ liệu này giúp Amazon tối ưu hoạt động kho hàng và đảm bảo rằng các sản phẩm của mình đều được vận chuyển đến đúng nơi trong tình trạng tốt nhất.
Trí tuệ nhân tạo là một trong các công cụ chuyển đổi số vô cùng nổi bật trong suốt những năm qua. Công nghệ này cho phép máy tính mô phỏng trí thông minh của con người, tự động thực hiện các nhiệm vụ như: đưa ra quyết định và giải pháp nhanh chóng, chính xác. Các doanh nghiệp đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hiệu suất và cải thiện hiệu quả của các hoạt động kinh doanh hoặc hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Ví dụ: Phần mềm Chat GPT, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi nội dung sang hình ảnh mô phỏng một cách dễ dàng với các từ khóa và câu lệnh đơn giản, giúp tối ưu chi phí thuê nhân viên và cải thiện hiệu quả các các chiến dịch quảng cáo.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Al viết tắt là gì? Ưu và nhược điểm khi sử dụng Al vào đời sống
Học máy (Machine Learning) là công nghệ được phát triển từ trí tuệ AI, bao gồm việc sử dụng các thuật toán và mô hình thống kê đơn giản, cho phép máy tính học hỏi và cải thiện năng suất đối với một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Machine Learning để hỗ trợ một số chức năng như: xử lý dữ liệu, đưa ra quyết định phát triển các chính sách và chương trình mới, dự đoán xu hướng trong tương lai, dự đoán kết quả tăng trưởng doanh thu,...
Ví dụ: Nền tảng Twitter nhận thấy người dùng có xu hướng bỏ qua tấm ảnh nếu thấy hình thumbnail hiển thị không hấp dẫn. Do đó Twitter đã tích hợp Machine Learning để cắt ảnh của người dùng và cho phép họ xem trước ảnh với độ phân giải thấp. Từ đó tăng tương tác giữa các người dùng với nhau và gia tăng sự gắn bó của khách hàng với nền tảng.
Trong các công nghệ chuyển đổi số nổi bật, Robot tự động hóa đã và đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào trong quy trình sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng Rô-bốt để tự động hóa các công việc đơn giản như nhập và phân tích các loại dữ liệu, hỗ trợ bảo trì cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ các nhóm ứng phó khẩn cấp. Sử dụng rô-bốt tự động hóa giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu suất và hiệu quả các hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin và dịch vụ một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Vinfast ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong quy trình sản xuất bằng việc sử dụng hàng nghìn cánh tay Rô-bốt công nghiệp. Sự đồng bộ kết nối giữa các máy móc tự động, thiết bị tự động hóa, Rô-bốt và con người giúp kiểm soát và hỗ trợ điều khiển công việc từ xa một cách vô cùng hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại đồng thời làm tăng chất lượng và năng suất sản xuất.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Chuyển đổi số trong Logistics: Thực trạng và công nghệ áp dụng
Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán, cung cấp tính năng lưu giữ hồ sơ an toàn. Doanh nghiệp sử dụng Blockchain để hỗ trợ nhiều hoạt động như cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, quản lý tài sản chung của công ty hoặc giám sát và quản lý hoạt động mua sắm,... Sử dụng Blockchain giúp doanh nghiệp cải thiện tính minh bạch và khả năng giải trình trong các hoạt động của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng truy cập thông tin và dịch vụ một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Tại Việt Nam, Blockchain đang dần trở thành công nghệ cột trụ trong quy trình sản xuất của nhiều doanh nghiệp với nhiều các tính năng hấp dẫn như: lưu trữ văn bằng trong giáo dục; thư tín dụng, bảo lãnh hợp đồng, thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng… Một số doanh nghiệp ứng dụng thành công Blockchain trong kinh doanh phải kể đến như: Masan Group, Bảo Việt, AIA, ngân hàng BIDV,…
Thực tế ảo (Virtual Reality: VR) là công nghệ cho phép người dùng được trải nghiệm và tương tác với các sản phẩm/dịch vụ chân thực thông qua công nghệ mô phỏng kỹ thuật số. Doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ AR để hỗ trợ nhiều chức năng như đào tạo, mô phỏng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Hiện nay, doanh nghiệp và các tổ chức lớn có thể sử dụng thực tế ảo trong công tác đào tạo nhân viên và những người ứng phó tuyến đầu, để mô phỏng lại các tình huống khẩn cấp hoặc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm nhập vai. Do đó, người tiêu dùng có thể tìm hiểu được về các chương trình và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: VinFast đã đưa công nghệ AR/VR vào hệ thống showroom Vin3S nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng trên dòng xe ô tô hiện đại. Tại showroom Vin3S, khách hàng chỉ cần kết nối điện thoại thông minh với mô hình trên sa bàn. Các hình ảnh 3D minh họa và thông tin chi tiết về dòng xe ô tô VinFast sẽ hiện lên trước mắt. Khi đó, khách hàng sẽ được bước vào không gian ảo để khám phá từng dòng xe. Đặc biệt, với ô tô điện VF e34 sắp ra mắt, showroom Vin3S cung cấp trải nghiệm thực tế ảo VR để khách hàng khám phá nội thất, ngoại thất và hệ thống trạm sạc của xe.
Trong số các công nghệ chuyển đổi số hiện nay, công nghệ di động là yếu tố chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho người dùng khi di chuyển hoặc kết nối với nhân viên cũng như các bên liên quan trong thời gian thực tế. Doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ này để hỗ trợ nhiều hoạt động, bao gồm: cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, quản lý tài sản công, giao tiếp và cộng tác giữa các thành viên trong tổ chức.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ chi tiết các công nghệ chuyển đổi số nổi bật trong tương lai. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt thích ứng linh hoạt trong bối cảnh phát triển công nghệ hiện nay, 1C Việt Nam đã phát triển nhiều giải pháp chuyển đổi số từ cốt lõi, trong đó có phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management. Đây là giải pháp công nghệ chuyển đổi số thông minh với tính năng tự động hóa văn bản, tài liệu và điều hành công việc mạnh mẽ, giúp nâng cao hiệu quả quản trị, tiết kiệm thời gian. Liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp.
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: