Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức [XEM NGAY] Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp 2024
1C Việt Nam
(14.04.2024)

[XEM NGAY] Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp 2024

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức và cũng như mở ra nhiều cơ hội mới. Việc hiểu rõ và áp dụng các loại hình sản xuất hiện đại là chìa khóa để nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và duy trì sự cạnh tranh. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm được những xu hướng quan trọng và chiến lược phát triển kinh doanh đối với từng loại hình sản xuất áp dụng cho doanh nghiệp trong năm 2024.
>>>> XEM THÊM: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp với 8 bước đơn giản, chi tiết

1. Loại hình sản xuất đơn chiếc 

1.1. Đặc điểm sản xuất đơn chiếc 

Loại hình sản xuất đơn chiếc là hình thức sản xuất đơn lẻ từng sản phẩm, thường là các sản phẩm có tính chất đặc biệt hoặc cần sự tinh chỉnh chi tiết. Đặc điểm nổi bật là sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, từ đó có những ưu và nhược điểm đặc trưng riêng biệt. 

Ưu điểm:

  • Loại hình này cho phép sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, đồng thời số lượng sản phẩm cùng một loại thường rất ít hoặc thậm chí chỉ có một đơn vị sản phẩm.
  • Sản xuất đơn chiếc có tính linh hoạt cao, nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thị trường bằng cách tạo ra sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của khách hàng. 
  • Kiểm soát được chất lượng hiệu quả hơn so với quy trình sản xuất hàng loạt.

Nhược điểm:

  • Sản xuất hàng đơn chiếc đòi hỏi người lao động có tay nghề cao để đảm bảo chất lượng thành phẩm.
  • Phân loại sản phẩm nhiều chủng loại trong khi số lượng sản phẩm cùng một loại khá ít, đây là một thách thức trong quản lý sản xuất.
  • Quy trình công nghệ không yêu cầu sự tỉ mỉ, thường tập trung nguyên công, tất cả các công việc thực hiện trên một máy nên máy được bố trí là máy đa năng.
các loại hình sản xuất
Loại hình sản xuất đơn chiếc thường là các sản phẩm có tính chất đặc biệt

1.2. Ví dụ về sản xuất đơn chiếc 

Sản xuất đơn chiếc thường áp dụng trong các lĩnh vực như đóng tàu thuyền, xây dựng công trình kiến trúc và chế tạo khuôn dập. 

Ví dụ về sản xuất đơn chiếc, một doanh nghiệp đóng tàu thuyền có thể tạo ra từng chiếc tàu cá có thiết kế độc đáo dựa trên yêu cầu cụ thể của khách hàng. Với mỗi sản phẩm là một kiệt tác độc đáo, phản ánh sự chăm chỉ và chất lượng cao từ người lao động có tay nghề cao.

các loại hình sản xuất
Sản xuất đơn chiếc thường áp dụng trong các lĩnh vực như đóng tàu thuyền

2. Loại hình sản xuất hàng loạt 

2.1. Đặc điểm sản xuất hàng loạt 

Sản xuất hàng loạt, hay còn gọi là mass production, là một trong các loại hình sản xuất hàng hóa được thực hiện với quy mô lớn, sử dụng quy trình lặp lại và dây chuyền lắp ráp. Với việc áp dụng các thành phần tiêu chuẩn và kỹ thuật dây chuyền, loại hình này mang lại cả ưu và nhược điểm độc đáo.

Ưu điểm:

  • Quá trình sản xuất được giám sát nghiêm ngặt, mang lại độ chính xác cao vì máy móc được đặt trước với các thông số cụ thể.
  • Sản xuất hàng loạt dẫn đến chi phí thấp hơn do quy trình sản xuất dây chuyền lắp ráp tự động yêu cầu ít công nhân hơn.
  • Tạo ra mức hiệu quả cao vì sản phẩm có thể được lắp ráp với tốc độ nhanh hơn thông qua tự động hóa.
  • Việc lắp ráp nhanh chóng hỗ trợ việc phân phối và tiếp thị nhanh chóng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi nhiều vốn và yêu cầu sự đầu tư đáng kể về thời gian và nguồn lực để xây dựng một dây chuyền lắp ráp tự động.
  • Nếu có sai sót trong thiết kế sản xuất, có thể cần đầu tư thời gian và tiền bạc lớn để điều chỉnh, xây dựng lại quy trình sản xuất hàng loạt.
  • Mặc dù không đòi hỏi sự can thiệp của lao động nhưng vẫn cần sự quản lý và giám sát từ người quản lý, đòi hỏi chuyên môn cao hơn.
  • So với loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt kém linh hoạt, và việc điều chỉnh quy trình có thể cần thiết do những lý do khác ngoài sự cố kỹ thuật.
các loại hình sản xuất
Sản xuất hàng loạt sử dụng quy trình lặp lại và dây chuyền lắp ráp

2.2. Ví dụ về sản xuất hàng loạt 

Sản xuất hàng loạt áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp cơ khí, dệt may, điện tử chuyên dụng, và sản xuất đồ gỗ nội thất. 

Một ví dụ điển hình là công ty ô tô Ford Motor Company do Henry Ford sáng lập. Vào năm 1913, Ford tiên phong áp dụng dây chuyền lắp ráp chuyển động để sản xuất ô tô Ford Model T. Quá trình này giúp giảm thời gian sản xuất và giảm chi phí, đưa ô tô trở thành một sản phẩm phổ biến có thể mua được cho đại đa số người dân.

ví dụ các loại hình sản xuất
Dây chuyền lắp ráp chuyển động sản xuất ô tô Ford Model T

>>>> XEM THÊM: Sản suất tinh gọn (lean manufacturing) là gì? Nguyên tắc áp dụng

3. Loại hình sản xuất theo yêu cầu 

3.1. Đặc điểm sản xuất theo yêu cầu

Sản xuất theo yêu cầu là một trong các loại hình sản xuất không liên tục, nơi công việc sản xuất chỉ diễn ra khi có yêu cầu đặt hàng từ phía khách hàng. Mô hình này mang lại lợi ích lớn về lợi nhuận, tránh được tồn kho, dư nguyên liệu và nhân công. Dưới đây là các ưu và nhược điểm của loại hình sản xuất này.

Ưu điểm:

  • Sản xuất theo đơn hàng giúp tối ưu hóa chi phí, tránh tồn kho dư thừa và sử dụng nguyên liệu cũng như nhân công một cách hiệu quả.
  • Việc sản xuất sản phẩm hiếm có khi có đơn đặt hàng cụ thể giúp tăng thêm danh tiếng và giá trị của sản phẩm, đặc biệt là trong trường hợp sản phẩm xa xỉ và độc đáo.

Nhược điểm:

  • Cần sự phối hợp cao độ từ hệ thống quản trị doanh nghiệp sản xuất để đảm bảo rằng quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
  • Hệ thống quản lý phức tạp, có khả năng lập kế hoạch và dự báo dựa trên tính khả dụng của dây chuyền sản xuất và nguyên vật liệu là quan trọng.
  • Vì giá trị sản phẩm thường cao, thông tin khách hàng trở nên quan trọng và cần được quản lý với mức độ bảo mật cao.
các loại hình sản xuất
Sản xuất theo yêu cầu chỉ diễn ra khi có yêu cầu đặt hàng từ phía khách hàng

3.2. Ví dụ sản xuất theo yêu cầu 

Sản xuất theo đơn hàng thường được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất đặc biệt, có giá trị cao như công nghiệp siêu xe. 

Một ví dụ điển hình là siêu xe Hybrid Lamborghini Revuelto, chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng, và hiện đã cháy hàng cho đến năm 2025. Việc sản xuất khi có đơn đặt hàng không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn tăng thêm giá trị và danh tiếng của sản phẩm. Hệ thống quản lý doanh nghiệp sản xuất, như hệ thống mini ERP của 1C Việt Nam, có thể là lựa chọn tối ưu để quản lý thông tin khách hàng và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

các loại hình sản xuất
Siêu xe Hybrid Lamborghini Revuelto chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng

>>>> XEM THÊM: 4M trong sản xuất là gì? Bật mí phương pháp cải tiến 4M hiệu quả

4. Loại hình sản xuất để lưu kho 

4.1. Đặc điểm sản xuất để lưu kho 

Sản xuất để lưu kho, hay còn gọi là Make to Stock (MTS), là một phương thức truyền thống mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để sản xuất lượng hàng tồn kho phù hợp với dự báo về nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Đây là một chiến lược có những đặc điểm riêng biệt.

Ưu điểm:

  • Sản xuất để lưu kho giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung cấp hàng hóa sản phẩm cho nhà cung cấp và phân phối, tránh tình trạng thiếu hàng đột xuất và mất thời gian tìm nguồn hàng thay thế.
  • Phương thức này tăng cơ hội bán hàng hóa vì luôn có nguồn hàng trong kho sẵn sàng cung ứng, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn và không bị động trước biến động nhu cầu thị trường.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm chủ yếu đến từ sự dự đoán sai lệch về nhu cầu thị trường. Nếu lượng dự báo không chính xác, hàng tồn kho có thể tăng lên, làm chậm quá trình thanh khoản và vòng quay sản phẩm.
  • Trong những ngành nghề phát triển nhanh, hàng tồn kho dư thừa có thể trở nên lỗi thời nhanh chóng. Phương thức này đòi hỏi sự điều chỉnh thường xuyên, gây chi phí và tăng giá thành.
các loại hình sản xuất
Sản xuất để lưu kho sử dụng để sản xuất lượng hàng tồn kho phù hợp

4.2. Ví dụ về sản xuất lưu kho 

Sản xuất để lưu kho thường được áp dụng trong các ngành nghề có nhu cầu sản phẩm ổn định hoặc có thể dự đoán trước được. 

Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thường lên kế hoạch sản xuất nhiều hơn vào các dịp lễ tết. Các sản phẩm sẽ được sản xuất và lưu kho tạm thời, chờ đến đúng dịp sẽ xuất kho.

ví dụ các loại hình sản
Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo sẽ sản xuất và lưu kho tạm thời

5. Tiêu chí lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp với doanh nghiệp 

Để chọn loại hình sản xuất phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như loại sản phẩm và quy mô thị trường. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ như sản xuất nội thất hoặc quần áo may đo, thường ưa chuộng sản xuất theo yêu cầu do đặc tính độc đáo của từng sản phẩm.

Ngược lại, các công ty có quy mô sản xuất lớn và tài chính mạnh mẽ thường chọn loại hình sản xuất hàng loạt để tối ưu hóa chi phí và giảm giá thành. Điều này đặc biệt phù hợp cho những sản phẩm tiêu chuẩn hóa như bột xà phòng, đồ uống đóng hộp hay kem đánh răng. Mỗi phân xưởng trong hệ thống sản xuất hàng loạt đảm nhận một giai đoạn cụ thể của quy trình sản xuất.

các loại hình sản xuất
Để chọn loại hình sản xuất phù hợp doanh nghiệp cần dựa vào sản phẩm và quy mô thị trường

Quyết định loại hình sản xuất phù hợp không chỉ đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn của sản phẩm mà còn tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao năng suất và đạt được hiệu quả nhanh chóng. Trong bối cảnh chuyển đổi số, áp dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý sản xuất không chỉ giúp giám sát toàn diện mà còn tối ưu hóa chi phí và nguồn lực.

Như vậy, 1C Việt Nam đã giới thiệu chi tiết và đưa ra ví dụ các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp năm 2024. Đối với doanh nghiệp, quyết định loại hình sản xuất phù hợp là chìa khóa quan trọng để nâng cao hiệu suất và đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tối ưu hóa quy trình, phần mềm quản lý 1C:Company Management là lựa chọn xuất sắc nhất. Phần mềm được thiết kế đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất, với nhiều tính năng quản lý quy trình sản xuất toàn diện. Để biết thêm thông tin chi tiết,  hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết. 

>>>> XEM THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay