Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỗi giai đoạn có một phương thức sản xuất riêng để tạo ra của cải vật chất phù hợp với từng hoàn cảnh. Vậy phương thức sản xuất là gì? Có những phương thức sản xuất phổ biến nào? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Phương thức sản xuất là cách thức khai thác của con người nhằm tạo ra của cải vật chất cần thiết đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đây là cách con người tạo ra vật chất trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau trong quá trình phát triển.
Phương thức sản xuất là sự kết hợp giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo triết học,mối quan hệ này có sự ràng buộc tác động qua lại để hình thành nên quá trình sản xuất. Vậy để hiểu rõ hơn về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.
Lực lượng sản xuất (LLSX) bao gồm sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất là công cụ lao động, giúp cho việc sản xuất của con người trở nên hiệu quả hơn và tạo ra của cải vật chất cần thiết cho đời sống.
Cụ thể kết cấu của LLSX bao gồm:
Trong phương thức sản xuất tiên tiến trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng và là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
>>>> ĐỌC THÊM: Kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch hiệu quả
Quan hệ sản xuất (QHSX) là mối liên hệ giữa con người với con người trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất. QHSX gồm các yếu tố như:
Các mối quan hệ này có tác dụng phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội. Việc này thường được đưa ra trong hình thức luật lệ và quan hệ giai cấp trong xã hội.
Quan hệ sản xuất là một hình thức xã hội do con người tạo ra. Tuy nhiên, quan hệ này được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất và không hoàn toàn bị chi phối bởi con người. Do đó, quan hệ sản xuất có thể được coi là vật chất dưới hình thức xã hội.
>>>> XEM NGAY:
LLSX quyết định QHSX
Sự phát triển không ngừng của vật chất bắt nguồn từ sự biến đổi và tiến bộ của lực lượng sản xuất mà đại diện là công cụ lao động. Trình độ của lực lượng sản xuất là chỉ số phản ánh sự tiến bộ trong quá trình phát triển của nó. Lực lượng sản xuất được thể hiện qua khả năng vượt qua các rào cản tự nhiên của con người theo từng giai đoạn lịch sử, thể hiện qua công cụ, kỹ năng lao động và kinh nghiệm tích lũy của con người.
Trong quá trình lịch sử của nhân loại, trình độ lao động đã tiến bộ từ cá nhân hoá đến xã hội hóa. Tuy nhiên, khi sự tiến bộ này đạt đến mức độ nhất định, quan hệ sản xuất có thể không còn phù hợp nữa và có thể hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự hạn chế này có thể khơi dậy sự phát triển của một quan hệ sản xuất mới, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một phương thức sản xuất mới thay thế cho cách thức cũ.
>>>> ĐỌC THÊM: 5 whys là gì? Cách ứng dụng phương pháp 5 why tìm ra gốc rễ vấn đề
QHSX tác động trở lại LLSX
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất (LLSX), sẽ thúc đẩy trình độ này phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Khi đó, quan hệ sản xuất mới phù hợp với LLSX sẽ được hình thành để thay thế quan hệ sản xuất cũ. Từ đó, QHSX sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
>>>> XEM NGAY: Kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch hiệu quả
Phương thức sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội con người. Đây là yếu tố có tính quyết định và động lực cho sự phát triển của xã hội. Dưới đây là 4 ý nghĩa quan trọng của phương thức sản xuất đến xã hội con người:
Phương thức sản xuất lưu kho (MTS) là chiến lược dựa trên dự báo nhu cầu tiêu dùng của thị trường và người dùng, trong đó doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu dự báo.
Tuy nhiên, phương thức sản xuất lưu kho không được khuyến khích sử dụng cho các doanh nghiệp hoặc sản phẩm mà nhu cầu khó có thể đoán trước. Tồn kho nhiều mà không xác định được nhu cầu có thể dẫn đến hàng không bán được và dòng tiền không thể quay vòng, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
>>>> XEM THÊM: Tìm hiểu quy trình sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay
Sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO) là một chiến lược kinh doanh dựa trên nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Phương thức này đặc biệt hữu ích đối với khách hàng yêu cầu tùy chỉnh các thông số kỹ thuật mong muốn cho sản phẩm của mình. Sản xuất theo đơn đặt hàng phù hợp với các sản phẩm có thể được tùy chỉnh nhiều.
Đây là phương thức kết hợp giữa MTS và MTO, trong đó công ty dự trữ các bộ phận cơ bản dựa trên yêu cầu thị trường và mang đến sản phẩm hoàn chỉnh khi khách hàng đặt hàng. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là khả năng tùy chỉnh sản phẩm nhanh chóng theo nhu cầu của khách hàng.
Sản xuất cấu hình theo đơn đặt hàng (MTO) là quá trình mà doanh nghiệp xác định các tiêu chuẩn của sản phẩm trước khi tiến hành cấu hình sản phẩm khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng.
Sản xuất thiết kế theo đơn đặt hàng (ETO) là doanh nghiệp sẽ hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Khách hàng sẽ có thể yêu cầu doanh nghiệp thiết kế các kỹ thuật đặc biệt và tùy chỉnh các tính năng sản phẩm. Các điều khoản này cần được đưa vào hợp đồng mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua 7 phương thức sản xuất chính như sau:
Đây là phương thức sản xuất sơ khai nhất trong lịch sử nhân loại. Ở giai đoạn này, trình độ lực lượng sản xuất còn rất thấp kém, con người chủ yếu lao động theo hình thức tập thể và dựa vào những công cụ thô sơ. Với phương thức sản xuất công xã nguyên thủy, sản xuất chủ yếu xoay quanh hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp sơ khai, với sự hỗ trợ của các công cụ đá từ thời kỳ đồ đá.
Đây là phương thức sản xuất tồn tại trong xã hội không có sự phân chia giai cấp rõ rệt, đồng thời không hình thành quyền tư hữu. Tuy nhiên, đã xuất hiện mầm mống của sự đối kháng giai cấp và bóc lột lao động giữa các tầng lớp trong xã hội.
Lực lượng sản xuất lúc này chủ yếu bao gồm những người nông dân sử dụng kỹ thuật canh tác thủ công, cùng với việc xây dựng các công trình lớn và hệ thống kho bãi phục vụ lợi ích cộng đồng.
Phương thức này dựa trên sự bóc lột trực tiếp sức lao động của nô lệ. Chủ nô sở hữu hoàn toàn nô lệ và biến họ thành công cụ sản xuất. Khác với phương thức châu Á, ở đây hình thức chiếm hữu mang tính chất cá nhân rõ rệt.
Lực lượng sản xuất trong thời kỳ này bao gồm hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi, với việc sử dụng gia súc làm sức kéo và sự phát triển của hệ thống thương mại.
Đây là giai đoạn mà tư liệu sản xuất, đặc biệt là ruộng đất, nằm trong tay tầng lớp phong kiến. Nông dân bị bóc lột thông qua chế độ địa tô và lao động thủ công lạc hậu, dẫn đến năng suất sản xuất rất thấp.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện thay thế cho chế độ phong kiến, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật và lực lượng sản xuất. Trong xã hội tư bản, tư liệu sản xuất thuộc về giai cấp tư bản, và giai cấp công nhân bị bóc lột thông qua việc thuê mướn lao động. Tuy nhiên, phương thức này thể hiện sự tiến bộ đáng kể khi năng suất lao động tăng cao và quá trình sản xuất được xã hội hóa trên quy mô lớn.
Phương thức sản xuất này dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Người lao động được giải phóng và liên kết hỗ trợ lẫn nhau trong một nền sản xuất cơ khí hóa hiện đại, quy mô lớn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, đồng thời loại bỏ dần các rào cản trong quá trình này.
Ở giai đoạn này, lực lượng sản xuất đạt đến trình độ phát triển cao, vượt trội hơn hẳn so với xã hội tư bản. Mục tiêu của phương thức này là thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, loại bỏ hoàn toàn chế độ người bóc lột người và hình thành chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
Trong bài viết trên, 1C Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm "phương thức sản xuất là gì" và các phương thức sản xuất phổ biến hiện nay trong hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng và tổng quan hơn về phương thức sản xuất, từ đó, doanh nghiệp sẽ hoạch định và lập kế hoạch sản xuất phù hợp.
>>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY: